Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1.
- GV nêu yêu cầu: Hãy mô tả công việc của những người thợ trong Hình 1.1
- GV cho HS quan sát thêm tranh, ảnh về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Nghề điện tử điện lạnh
Kĩ sư xây dựng
Quá trình sản xuất dây chuyền ngành công nghệ giày da
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như đi tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của nghề nghiệp, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp,... chúng ta cùng vào Bài 1 – Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Hoạt động 1. Nghề nghiệp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm nghề nghiệp Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 5, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Nghề nghiệp là gì? - GV lưu ý với HS: Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ và xã hội, một số nghề nghiệp cũ sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi, một số nghề nghiệp mới xuất hiện. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 SGK trang 6. - GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin trong hình kết hợp với những điều GV lưu ý, cho biết: Trong các nghề trong Hình 1.2, nghề nào ít biến đổi, nghề nào sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi và nghề nào mới xuất hiện? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi quan sát Hình 1.2: Trong các nghề ở Hình 1.2: + Bác sĩ y khoa là nghề ít biến đổi. + Thợ sửa chữa xe đạp là nghề sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi. + Nhà lập trình các ứng dụng là nghề mới xuất hiện. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Nghề nghiệp 1. Khái niệm nghề nghiệp - Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người.
|
Nhiệm vụ 2: Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các hình sau. - GV yêu cầu HS dựa vào các hình trên và các thông tin trong SGK trang 6, trả lời câu hỏi: Hãy nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh họa cụ thể. - GV tổ chức cho HS xem video để biết thêm về tầm quan trọng của các nghề trong xã hội, đồng thời lưu ý cho HS mỗi nghề đều có vai trò, ý nghĩa riêng, không nên phán xét, coi thường bất kì nghề nào. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện từng yêu cầu. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2 Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội - Nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với con người và xã hội: + Đối với con người: giúp tạo nguồn tài chính đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống. + Đối với xã hội: giúp tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển xã hội. - Ví dụ: Tầm quan trọng của nghề trồng trọt đối với con người và xã hội + Đối với người nông dân: giúp người nông dân có thu nhập từ việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, ổn định cuộc sống. + Đối với xã hội: giúp tạo ra nông sản phục vụ việc xuất khẩu, góp phần phát triển xã hội.
|
Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau. - GV yêu cầu HS dựa vào hình và các thông tin trong SGK trang 7 để trả lời câu hỏi: Chọn nghề nghiệp phù hợp mang lại những lợi ích gì đối với bản thân và gia đình? Lấy ví dụ minh họa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người - Việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân và gia đình: + Đối với bản thân: giúp người lao động luôn vui vẻ, hạnh phúc khi được làm công việc yêu thích của mình; giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống, tập trung đầu tư, phát triển nghề nghiệp trong tương lai. + Với gia đình: người lao động có nguồn thu nhập ổn định để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình. - Ví dụ: Những người yêu thích chế tạo máy móc có thể chọn ngành kĩ sư cơ khí. Khi được làm việc trong lĩnh vực mình yêu thích, người lao động có cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, đạt được thành công trong tương lai ⇒ tăng thu nhập để chăm lo cho bản thân và gia đình. |
Hoạt động 2. Đặc điểm và yêu cầu chung của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
- HS quan sát hình, đọc các trường hợp trong SGK trang 7 – 8 và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt kiến thức cho HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS dựa vào các hình trên và thông tin trong SGK trang 7 – 8 để trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - GV nhận xét và chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại vào vở. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Đặc điểm và yêu cầu chung của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ 1. Đặc điểm - Sản phẩm lao động: từ đơn giản như cuốc, xẻng, dao, kéo,… đến phức tạp như máy tính, điện thoại, tivi, ô tô, máy bay,… - Đối tượng lao động: sử dụng công cụ lao động đa dạng, vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất,…) và vật liệu đã qua chế biến (sắt, thép, cao su, chất dẻo,…). - Môi trường lao động: có bụi, khói, tiếng ồn, điện từ trường, phóng xạ, khí độc,…
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và thông tin trong SGK trang 8 để trả lời câu hỏi: Hãy nêu những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - GV đặt câu hỏi vận dụng: Vì sao người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ phải nghiêm chỉnh chấp hành kỉ luật lao động, làm việc đúng quy trình kĩ thuật, đúng quy định về an toàn lao động? - GV nhận xét và chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại vào vở. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Yêu cầu * Năng lực - Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. - Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo. - Có năng lực tự học, sử dụng ngoại ngữ. - Có sức khỏe tốt. * Phẩm chất - Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động. - Cần cù, chăm chỉ, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc. - Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp. - Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ phải nghiêm chỉnh chấp hành kỉ luật lao động, làm việc đúng quy trình kĩ thuật, đúng quy định về an toàn lao động vì đây là ngành nghề yêu cầu sự tỉ mỉ, môi trường lao động có bụi, khói, tiếng ồn, điện từ trường, phóng xạ, khí độc,… |
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Nghề nghiệp là
Câu 2. Nghề nghiệp luôn có sự biến đổi về số lượng nghề và tính chất công việc của nghề là do
Câu 3. Em muốn thiết kế, thử nghiệm các chương trình và ứng dụng phần mềm, em có thể chọn ngành
Câu 4. Vai trò của nghề nghiệp đối với người lao động là
Câu 5. Lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn có thể giúp em
Câu 6. Sức khỏe người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có thể bị ảnh hưởng bởi
Câu 7. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sử dụng bao nhiêu loại vật liệu?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
A | A | D | A | C | B | B |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi Luyện tập SGK trang 8
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát và đọc thông tin trong Hình 1.3 – 1.6 để trả lời câu hỏi phần Luyện tập trong SGK trang 8: Nêu yêu cầu về phẩm chất và năng lực của mỗi ngành nghề được mô tả trong hình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:
Hình 1.3. Thợ sửa chữa ô tô
Yêu cầu về phẩm chất:
- Tuân thủ quy trình, quy định về an toàn lao động.
- Ngăn nắp, kiên trì và tỉ mỉ.
Yêu cầu về năng lực:
- Hiểu biết chuyên môn về cơ khí, động cơ đốt trong, đo lường,…
- Có khả năng chẩn đoán kĩ thuật và giải quyết vấn đề.
Hình 1.4. Kĩ sư xây dựng
Yêu cầu về phẩm chất:
- Tuân thủ quy định, quy trình.
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
Yêu cầu về năng lực:
- Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, vật liệu, xây dựng, kiến trúc,…
- Có trí tưởng tượng không gian tốt, khả năng sáng tạo.
Hình 1.5. Nhà tư vấn nông, lâm nghiệp và thủy sản
Yêu cầu về phẩm chất:
- Tuân thủ quy trình, quy định.
Yêu cầu về năng lực:
- Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,…
- Kinh nghiệm thực tế và khả năng sáng tạo, kiên trì.
Hình 1.6. Thợ điện
Yêu cầu về phẩm chất:
- Tuân thủ quy trình, quy định, đặc biệt là an toàn điện.
- Làm việc kiên trì, thận trọng và chính xác.
....
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác