Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video (0:20 – 1:20) về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- GV gợi mở: Các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị hỏng.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng phương pháp nào? Mô tả một phương pháp bảo quản thực phẩm đó.
- GV cho HS quan sát thêm tranh, ảnh về một số cách bảo quản thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp muối chua
Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy khô
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng cách sử dụng tủ lạnh hoặc ướp muối.
+ Cách bảo quản thực phẩm gia đình em thường làm là: Phân loại thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây, thức ăn đã nấu chín,… rồi đựng vào các túi khác nhau. Sau đó, gia đình em sẽ để thực phẩm tươi sống vào ngăn đá, các loại thực phẩm khác vào ngăn mát của tủ lạnh.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như đi tìm hiểu thêm về các cách bảo quản thực phẩm, phương pháp chế biến đối với mỗi loại thực phẩm khác nhau,... chúng ta cùng vào Bài 2 – Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Hoạt động 1. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm trước chế biến
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1. - GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 11 - 12, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Ở nhiệt độ thường, có phải tất cả các loại thực phẩm đều được bảo quản theo cách đóng gói chân không như trong hình không? Vì sao? - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS dựa vào hình và kiến thức đã đọc trong sách, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ các loại thực phẩm khác nhau thì bảo quản khác nhau. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm trước chế biến 1. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường - Ở nhiệt độ thường, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản bằng cách đóng gói chân không vì hàm lượng nước trong các loại thực phẩm là khác nhau, dẫn đến thời gian và phương pháp bảo quản khác nhau. * Cách bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường - Thực phẩm tươi sống có hàm lượng nước cao: nên chế biến ngay sau khi mua về. - Rau, củ, quả tươi: nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất (với rau ăn lá tốt nhất là trong ngày); cà chua, khoai tây, hành tây,… có thời gian bảo quản dài ngày hơn. - Thực phẩm khô: bao gói kín bằng vật liệu cách ẩm, có thể sử dụng thêm chất hút ẩm; thực phẩm giàu chất béo: đóng gói chân không. - Không đặt thực phẩm ở nơi có nhiệt độ cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhất là với các hạt có nhiều dầu. |
Nhiệm vụ 2: Bảo quản lạnh thực phẩm Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các loại thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh. - GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 12, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nhiệt độ thích hợp để bảo quản lạnh các loại thực phẩm. - GV cho HS quan sát hình sau. - GV dẫn dắt đặt câu hỏi: Khi bảo quản lạnh rau (trong hình), người ta thường bỏ phần đã hỏng đi. Vì sao trước khi đưa vào bảo quản lạnh thực phẩm cần tiến hành sơ chế loại bỏ các phần không sử dụng được? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện từng yêu cầu. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Bảo quản lạnh thực phẩm - Các loại rau, củ, quả tươi: bảo quản ở ngăn chuyên dụng có nhiệt độ khoảng 0 – 15oC. - Các loại thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa,…): đặt ở ngăn có nhiệt độ 2 – 8oC. - Vì các phần không sử dụng được thường là phần bị hỏng, chứa nhiều vi khuẩn. Do đó khi cất trữ những thực phẩm này trực tiếp vào tủ lạnh khiến vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác. Thêm vào đó, việc không sơ chế ngay khiến thịt, cá... sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, có mùi ôi, chảy nhớt và hỏng. |
Nhiệm vụ 3: Bảo quản đông lạnh thực phẩm Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau. - GV yêu cầu HS dựa vào hình và các thông tin trong SGK trang 13 để trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nhiệt độ thích hợp để bảo quản đông lạnh các loại thực phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Bảo quản đông lạnh thực phẩm Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ và thời gian trữ động khác nhau, nếu nhiệt độ và thời gian trữ đông không phù hợp, thực phẩm sẽ không còn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng. - Nhiệt độ bảo quản thịt là -20oC, thời gian bảo quản từ 12 - 17 tháng. - Nhiệt độ bảo quản cá là -20oC (đối với cá có nhiều mỡ thì nhiệt độ bảo quản là -30oC hoặc thấp hơn), thời gian bảo quản từ 2 - 9 tháng tùy từng loại.
|
Hoạt động 2. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm
- HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 13 – 15 và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt kiến thức cho HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 14 và cho biết: Vì sao cần lựa chọn phương pháp phù hợp khi chế biến thực phẩm? - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV dẫn dắt, nêu câu hỏi: Để làm chín súp lơ xanh (bông cải xanh) có thể thực hiện bằng hai cách là luộc và hấp. Theo em, cách nào sẽ giữ được nhiều vitamin và màu sắc của súp lơ xanh tốt hơn? - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi trên. - GV nhận xét và chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại vào vở. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm - Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị biến đổi hoặc mất đi do ảnh hưởng của nhiệt độ cao khi đun nấu hoặc chiên (rán) quá lâu. Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp sẽ hạn chế được sự hao hụt chất dinh dưỡng. - Làm chín bằng phương pháp hấp sẽ giữ được nhiều vitamin và màu sắc của súp lơ xanh hơn vì thực phẩm không tiếp xúc trực tiếp với nước nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng. |
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Đặc điểm của nhiệt độ thường là
Câu 2. Khi bảo quản thực phẩm khô ở nhiệt độ thường, không nên
Câu 3. Không nên đặt thực phẩm ở
Câu 4. Ở nhiệt độ -20oC, thịt có thể được bảo quản
Câu 5. Nhược điểm của phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt là
Câu 6. Giá trị dinh dưỡng của protein bị giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu hóa khi thịt được chế biến bằng
Câu 7. Muốn chế biến thực phẩm mà không sử dụng nhiệt, em phải
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
A | D | A | B | C | D | A |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
....
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác