Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK, trả lời câu hỏi: Cho biết mỗi người trong hình làm nghề gì? Em hãy mô tả công việc của những nghề đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời câu hỏi mở đầu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học mới: Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp chúng ta có động lực trong học tập, nghiên cứu sáng tạo để hoàn thiện các phẩm chất kĩ năng của bản thân, đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp sau này. Vậy nghề nghiệp là gì? Nghề nghiệp có tầm quan trọng và ý nghĩa gì? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.
Hoạt động 1: Khái quát về nghề nghiệp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm nghề nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận thực hiện Khám phá mục I SGK trang 5: Dựa vào các thẻ dưới đây, em hãy mô tả nghề nghiệp của một người thân trong gia đình - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung kiến thức mục I.1 và trả lời câu hỏi: + Nghề nghiệp là gì? + Nghề nghiệp thường được hiểu như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc nội dung mục I.1 SGK trang 5, trả lời câu hỏi Khám phá mục này; thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời cho câu hỏi Khám phá; khái niệm nghề nghiệp. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm nghề nghiệp | I. Khái quát về nghề nghiệp Trả lời câu hỏi Khám phá mục I SGK trang 5 + Tên nghề + Nhiệm vụ đang làm + Môi trường làm việc + Quá trình đào tạo + Thu nhập 1. Khái niệm nghề nghiệp - Nghề nghiệp là tập hợp các công việc được xã hội công nhận. - Nghề nghiệp thường được hiểu là một việc làm có tính chất ổn định, gắn bó lâu dài với mỗi người, mang lại thu nhập và những cơ hội để họ phát triển các giá trị bản thân, đóng góp chung cho cộng đồng và xã hội
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung kiến thức mục I.2 SGK trang 6, thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ sau: + Đối với con người, nghề nghiệp mang lại cho chúng ta nguồn thu nhập và môi trường như thế nào? + Đối với xã hội, nghề nghiệp góp phần như thế nào để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc nội dung mục I.2 SGK trang 6, thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 1 – 2 HS trình bày tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, chuẩn kiến thức về tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội | 2. Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội - Đối với con người: nghề nghiệp mang lại nguồn thu nhập ổn định, tạo môi trường để phát triển nhân cách, phát huy năng lực, sở trường, giúp chúng ta thỏa mãn đam mê, khát khao và tạo nên niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. - Đối với xã hội: nghề nghiệp góp phần tạo ra vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế.
|
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu ý nghĩa của việc chọn đúng nghề nghiệp của mỗi người Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung kiến thức mục I.3 SGK trang 6, thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy trình bày ý nghĩa của việc chọn đúng nghề nghiệp của mỗi người theo các ý sau: + Đối với cá nhân: Lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp sẽ mang lại những lợi ích gì cho sự phát triển nghề nghiệp của chúng ta sau này? + Đối với gia đình: Chọn đúng nghề đem lại lợi ích gì? + Đối với xã hội: Mỗi cá nhân tìm được việc làm phù hợp đem lại những tích cực gì cho xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc nội dung mục I.3 SGK trang 6, thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 1 – 2 HS ý nghĩa của việc chọn đúng nghề nghiệp của mỗi người. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, chuẩn kiến thức về ý nghĩa của việc chọn đúng nghề nghiệp của mỗi người | 3. Ý nghĩa của việc chọn đúng nghề nghiệp của mỗi người Ý nghĩa đối với cá nhân - Có động lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo - Là nền tảng để có được sự thành công trong công việc - Nhanh chóng thích ứng và phát triển nghề nghiệp Ý nghĩa đối với gia đình - Nhanh chóng có được cơ hội việc làm, tạo ra thu nhập - Cá nhân xây dựng được kế hoạch gia đình tương lai một cách chắc chắn qua nghề nghiệp ổn định Ý nghĩa đối với xã hội - Giúp cá nhân tạo ra chỗ đứng vững chắc trong nghề nghiệp, thu nhập ổn định, tránh các tệ nạn xã hội - Giảm tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành - Đảm bảo công tác quy hoạch và phát triển thị trường lao động. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem video về ngành tự động hóa (0.15s – 1.43s). - GV yêu cầu HS kết hợp với quan sát Hình 1.2, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Khám phá mục II SGK trang 7: Em hãy quan sát Hình 1.2 và cho biết đặc điểm nghề nghiệp của những người trong hình - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung kiến thức mục II.1 và thực hiện nhiệm vụ: Phân tích những đặc điểm sau của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ: + Sản phẩm lao động + Đối tượng lao động + Môi trường làm việc Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát video, Hình 1.2, tìm hiểu nội dung mục II.1 SGK trang 7 – 8 và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá mục này; thực hiện các nhiệm vụ được giao - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời cho các nhiệm vụ - Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, khái quát về đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ | II. Đặc điểm, yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ Trả lời câu hỏi Khám phá mục 2 SGK trang 7 Đặc điểm nghề nghiệp của những người trong hình: + Thợ cơ khí: Sử dụng công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt, chế tạo, vận hành máy móc hoặc sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hư hỏng trên máy móc. + Kĩ sư tự động hóa: Nghiên cứu, vận hành, theo dõi các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động, phát hiện và sửa chữa cũng như khắc phục những sai sót của hệ thống một cách kịp thời. 1. Đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ Sản phẩm lao động Trực tiếp tạo ra các sản phẩm cơ khí, kĩ thuật, các ứng dụng, phần mềm sử dụng cho các thiết bị điện tử Đối tượng lao động Vận dụng các nguyên lí vật lí, kĩ thuật, khoa học công nghệ vào quá trình thiết kế, bảo trì, sáng tạo những ứng dụng, phần mềm, những thiết bị máy móc trong hệ thống cơ khí Môi trường làm việc - Năng động, hiện đại, luôn biến đổi và đầy thử thách - Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao - Áp lực công việc lớn
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS cá nhân nghiên cứu nội dung mục II.2 SGK trang 8 rồi thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ? - GV cho HS đọc thêm về nghề lập trình viên trong hộp Kết nối nghề nghiệp SGK trang 9 và xem thêm video về nghề lập trình viên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tìm hiểu nội dung mục II.2 SGK trang 8 – 9 và thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 1 – 2 HS trình bày các yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, khái quát về yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ | 2. Yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ a) Năng lực - Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ; có khả năng sử dụng các phương tiện, thiết bị đúng cách và hiệu quả - Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm - Có năng lực tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; có khả năng học tập ngoại ngữ, tin học - Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện của các tổ chức công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất. b) Phẩm chất - Có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quy trình làm việc; có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo trong an toàn lao động - Cần cù, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc và nhiệm vụ được giao - Có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập phát triển nghề nghiệp, chuyên môn |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Yêu cầu chung về phẩm chất của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là
.....
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác