Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS:
+ HS đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa ở vòng trong, nửa còn lại ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc/hàng ngang phù hợp với không gian lớp học.
+ Yêu cầu từng cặp HS quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra 2 điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/đưa ra lời khen cho người đối diện.
Ví dụ: GV quay sang khen 1 HS đứng gần: Mỗi khi em cười nhìn rất xinh và duyên dáng.
+ Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là 1 phút; sau mỗi phút như vậy, GV đề nghị HS vòng ngoài đứng yên, HS vòng trong di chuyển sang trái một bước để gặp một “đối tác” mới và tiếp tục khen nhau.
- Sau khi kết thúc trò chơi, GV yêu cầu cả lớp đứng lại để chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm:
+ Người được khen cảm thấy thế nào?
+ Người khen cảm thấy thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tham gia trò chơi lần lượt từ các vòng ngoài đến vòng trong.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các em vừa tham gia vào trò chơi “Vòng tròn khen nhau”. Khen ngợi không chỉ là nghệ thuật giao tiếp mà còn đem lại niềm vui cho người khác và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lời khen luôn mang đến những ý nghĩa tích cực và tốt đẹp nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống nói chung và môi trường học đường nói riêng, vẫn tồn tại những dấu hiệu bắt nạt học đường (bắt nạt, chê bai,…. bạn học). Bắt nạt học đường hiện nay đang là vấn nạn nghiêm trọng và đáng lên án trong môi trường học đường. Vậy, các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường như thế nào? Cần xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Phòng chống bắt nạt học đường.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, video về bắt nạt học đường. https://www.youtube.com/watch?v=SHwPZQxSlTE - GV dẫn dắt: Để không trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường, các em cần tìm hiểu một số hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các cặp đôi như sau: Thảo luận và chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết. - GV cung cấp thêm một số tư liệu liên quan đến các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường (Đính kèm phía dưới hoạt động 1). - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: + Em đã từng tham gia vào hoạt động phòng chống bắt nạt học đường nào? + Nêu tên hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và chia sẻ một số cảm xúc của em sau khi tham gia hoạt động đó. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong chia sẻ về hoạt động đã hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em đã từng tham gia trên thực tế. Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để không trở thành nạn nhân và có thể bảo vệ những bạn học sinh là nạn nhân của bắt nạt học đường, chúng ta cần tìm hiểu một số hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường - Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường. - Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường”. - Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường. - Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”. - Tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường. - Các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể, tiết sinh hoạt về phòng chống bắt nạt học đường. - Dùng mạng xã hội ngăn bạo lực học đường. -…..
| ||||
TƯ LIỆU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẶT NẠT HỌC ĐƯỜNG
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đã xây dựng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt hoạt đường theo các nội dung chính sau: + Mục tiêu. + Thời gian, địa điểm tổ chức. + Các phương tiện cần thiết. + Nội dung hoạt động. + Phân công nhiệm vụ. - GV cung cấp một số hình ảnh về một số nội dung hoạt động trong kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận theo nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh kể hoạch tổ chức hoạth động phòng chống bắt nạt học đường (nếu còn thiếu). - GV nhận xét, đánh giá, và kết luận: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường sẽ giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân và góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tìm hiểu xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường a. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Mẫu Kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. | ||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRONG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
MẪU KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
| |||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV hướng dẫn từng thành viên trong mỗi nhóm tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo nhiệm vụ cụ thể được phân công. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo nhiệm vụ cụ thể được phân công. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực, đòi hỏi sự đồng lòng tham gia của tất cả các em. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường HS tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo nhiệm vụ cụ thể được phân công.
| ||||||||||||||
Hoạt động 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường
- Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn 6 nhóm báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo mẫu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS các nhóm đánh giá kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 6 nhóm lần lượt báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV yêu cầu các nhóm đánh giá, nhận xét chéo nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về thái độ, sự tích cực tham gia của HS. - GV khuyến khích, khen ngợi những HS tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường a. Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường - Số lượng học sinh tham gia. - Các hoạt động đã thực hiện. - Mức độ tíchcực tham gia. |
Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS các nhóm đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo gợi ý. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS các nhóm đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 6 nhóm lần lượt đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. - GV yêu cầu các nhóm đánh giá, nhận xét chéo nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về kết quả đạt được của HS. - GV khuyến khích, khen ngợi những HS đạt được kết quả tốt, hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch. - GV nêu thông điệp, kết luận hoạt động giáo dục theo chủ đề: Bắt nạt học đường là vấn nạn nguy hiểm cần được loại bỏ khỏi trường học. Nâng cao hiểu biết về bắt nạt học đường và tham gia hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là cách mỗi học sinh thể hiện trách nhiệm của mình trong xây dựng trường học an toàn. | b. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường - So sánh kết quả đạt được với mục tiêu. - Rút ra bài học kinh nghiệm.
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- GV lần lượt đọc câu hỏi:
Câu 1: Đâu không phải là một trong các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là:
Câu 2: Hình ảnh dưới đây nói về hoạt động phòng chống bắt nạt học đường nào?
A. Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”. B. Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường. C. Sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Nói không với bạo lực học đường”. D. Sinh hoạt lớp với chủ đề “Tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường”. |
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự tham gia của học sinh trong các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?
Câu 4: Câu tục ngữ nói có nội dung khuyên chúng ta không nên bắt nạt bạn lời lẽ, hàng động xấu và biết cách tôn trọng bạn bè là:
Câu 5: Tại sao cần phải tổ chức các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, trả lời nhanh các câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
....
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác