Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói”, HS thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động; giới thiệu ý nghĩa chủ đề 1.
- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
- HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” và lắng nghe GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề.
- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
d.Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Trước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có biểu cảm, phản ứng khác nhau, trong đó có cả biểu cảm, phản ứng thể hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng.
- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói”, HS thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động.
- Sau khi kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi có phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng không?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo các nhóm, chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 4 nhóm chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” trước lớp.
- GV yêu cầu 1 – 2 HS trả lời câu hỏi sau khi kết thúc trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi là biểu hiện của tâm lí căng thẳng.
- GV giới thiệu ý nghĩa chủ đề: Để có thể thành công trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải vượt qua nhiều căng thẳng, áp lực. Làm thế nào để vượt qua những căng thẳng, áp lực của cuộc sống, duy trì được cảm xúc, hứng thú cũng như động lực trong các hoạt động của cá nhân? Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống sẽ giúp các em đối diện và vượt qua những căng thẳng, áp lực; cách tự tạo động lực cho mình để có thể thích nghi với cuộc sống và học tập, làm việc hiệu quả.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu tranh minh họa Chủ đề 1 – Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc mục Định hướng nội dung SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1:
+ Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân đối với sự thay đổi đó.
+ Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
+ Ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
+ Tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
+ Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống.
+ Tự đánh giá.
- GV giới thiệu nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề Tuần 1 – Tiết 2:
+ Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân đối với sự thay đổi đó.
+ Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó.
- Chia sẻ những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống.
- Trao đổi về những biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống.
- Chỉ ra khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV nêu yêu cầu cho các nhóm thực hiện: Chia sẻ về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống. - GV cung cấp cho HS một số hình ảnh liên quan đến những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm đôi, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi người đều đã xảy ra những thay đổi theo những mức độ khác nhau. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó. a. Chia sẻ về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống - Thay đổi môi trường sống, học tập: chuyển nhà, chuyển trường,… - Thay đổi hoàn cảnh, điều kiện của gia đình: thay đổi thành viên trong gia đình, gia đình bị mất nhà, của cải vì lũ quét,… - Thay đổi sức khỏe, tinh thần, cơ thể: ốm đau, bệnh tật, tai nạn; bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm,… - Thay đổi kết quả trong học tập, trường học: kết quả học tập, thi cử không như mong muốn; bị bạn bè xa lánh,… | ||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI XẢY RA TRONG CUỘC SỐNG
| |||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống sau:
- GV khuyến khích HS sắm vai, thể hiện biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống. - GV cho HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Kể về một tình huống em đã biết hoặc của bản thân em về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, sắm vai, trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi của nhân vật trong tình huống. - HS liên hệ bản thân, chia sẻ về tình huống bản thân đã biết hoặc của bản thân về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm trao đổi trước lớp biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp về một tình huống em đã biết hoặc của bản thân em về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong mỗi tình huống, chúng ta cần rèn luyện có sự thích nghi để giải quyết các sự thay đổi trong cuộc sống. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật A trong tình huống: - Chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới. - Tìm hiểu ngôi trường mà A sắp học qua trang thông tin điện tử của trường. - Sau một tuần, A đã có những người bạn mới. - A đã quen với cách dạy của các thầy cô.
| ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống. - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Phỏng vấn”. - GV phổ biến luật chơi: + Người phỏng vấn lần lượt hỏi người được phỏng vấn về khả năng thích nghi với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống. + Người được phỏng vấn trả lời theo mẫu câu, ví dụ: Khi chuyển sang trường mới, tớ đã…………… Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ trong nhóm về khả năng thích nghi với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phỏng vấn”, HS chia sẻ về khả năng thích nghi với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống: + Khi chuyển sang trường mới, tớ đã có những người bạn mới, biết được tên cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn và quen cách dạy của các thầy cô giáo. + Khi chuyển sang nhà mới, tớ đã làm quen được các bạn hàng xóm mới và cùng các bạn đến trường mỗi ngày. + Khi bố tớ tạm nghỉ việc, tớ động viên bố cố gắng tìm công việc mới, chơi với bố mỗi tối khi học bài xong. + Khi tớ bị ốm, tớ cố gắng nghỉ ngơi, uống thuốc đúng giờ để mau khỏe lại cho bố mẹ đỡ vất vả và lại được đến trường học mỗi ngày. +…. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết qua thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống - Khả năng thích nghi với sự thay đổi trong một số tình huống của mỗi người khác nhau. Có người thay đổi theo hướng tích cực, có người thay đổi theo hướng tiêu cực. - Điều quan trọng là cần bình tĩnh, chủ động chia sẻ cùng người thân để tìm cách thích nghi phù hợp nhất với những thay đổi đó trong cuộc sống.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống
- Chia sẻ những căng thẳng và áp lực mà em thường gặp.
- Mô tả những biểu biện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- Xác định nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- Chia sẻ những tình huống mà bản thân đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về những căng thẳng, áp lực mà em thường gặp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cả lớp xem hình ảnh, video về một số căng thẳng, áp lực chúng ta có thể thường gặp trong cuộc sống: Học sinh căng thẳng vì sợ thầy cô phê bình Học sinh căng thẳng, lo lắng trước kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia Học sinh áp lực, lo âu vì bị bạn bè trêu chọc https://www.youtube.com/watch?v=zl8YCTFLboA https://www.youtube.com/watch?v=UAF9ZoUxmTc https://www.youtube.com/watch?v=I6b8Q9hhobA (GV cho HS xem video tùy vào thời gian thực tế giảng dạy). - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS như sau: Chia sẻ về những căng thẳng, áp lực mà em thường gặp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video, thảo luận trong nhóm về những căng thẳng, áp lực mà bản thân thường gặp. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện diện các nhóm chia sẻ về những căng thẳng, áp lực mà bản thân thường gặp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Mọi người đều có những áp lực, căng thẳng cá nhân của riêng mình trong cuộc sống. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống a. Chia sẻ về những căng thẳng, áp lực mà em thường gặp - Căng thẳng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Căng thẳng trước kì thi quan trọng. - Áp lực khi thường xuyên bị bạn trêu chọc. - Áp lực vì điểm số trước các kì thi. -…..
| ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Mô tả những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Căng thẳng thường là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Mô tả những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống: Buồn bực, lo lắng khi nghĩ đến việc học Muốn ở một mình, không gặp gỡ ai Mất ngủ, đau đầu, không tập trung Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh kết hợp vận dụng thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống có thể khó nhận ra hoặc dễ nhận ra tùy vào mức độ của sự căng thẳng đó. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Mô tả những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống - Luôn có cảm giác buồn bực, lo lắng. - Mất dần hứng thú với những điều mình đam mê trước đây. - Thích ở một mình, không thích gặp nhiều bạn bè. - Nhìn mọi việc một cách tiêu cực, bi quan. - Mất ngủ, đau đầu, tim loạn nhịp. - Tính khí nóng nảy, hay nổi cáu. - Mất tập trung, hay quên, vụng về, ăn uống giảm, ngủ không ngon, rối loạn tiêu hóa. -…. | ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Xác định nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video Kì vọng của cha mẹ - gánh nặng của học sinh. https://www.youtube.com/watch?v=Fgs-HWs_8Cg - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Xác định nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo 2 nội dung: + Nguyên nhân khách quan. + Nguyên nhân chủ quan. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 HS (2 HS nêu nguyên nhân khách quan, 2 HS nêu nguyên nhân chủ quan) xác định nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Xác định được nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống giúp chúng ta có thể ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | c. Xác định nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống - Nguyên nhân khách quan: + Sự thay đổi môi trường sống và học tập. + Sự kì vọng của gia đình, thầy cô. + Gặp biến cố trong cuộc sống. + Yêu cầu của các chương trình học tập. - Nguyên nhân chủ quan: + Sự kì vọng của chính bản thân về mục tiêu mong muốn. + Sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt không hợp lí. + Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối. + Mặc cảm, dồn ép bản thân vào một vấn đề. | ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 4: Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm cụ thể cho các nhóm như sau: Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống theo bảng mẫu:
- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh, video về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng mẫu. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống theo bảng mẫu. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta vượt qua được những trở ngại, áp lực xảy ra trong cuộc sống, giảm thiểu được các tác hại và phòng tránh tốt sự căng thẳng, áp lực mới có thể tiếp tục xảy ra. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | d. Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống Bảng mẫu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4. | ||||||||||||||||||
HỈNH ẢNH, VIDEO VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP VÀ ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG
https://www.youtube.com/watch?v=6JE2F5gy7Cw Cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống
| |||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 5: Chia sẻ những tình huống em đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu thảo luận cặp đôi. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Chia sẻ những tình huống em đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ về những tình huống bản thân đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp về những tình huống bản thân đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV lấy ví dụ một số tình huống nhân vật đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 5). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những tình huống em đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống sẽ gúp em giảm thiểu được các tác hại và phòng tránh tốt sự căng thẳng, áp lực mới có thể tiếp tục xảy ra. | e. Chia sẻ những tình huống em đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống - Mô tả hoàn cảnh, thời gian, địa điểm xảy ra tình huống. - Cách em ứng phó với những căng thẳng, áp lực trong tình huống đó. - Cảm xúc em vượt qua khi căng thẳng, áp lực. | ||||||||||||||||||
Ví dụ một số tình huống nhân vật đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống Tình huống 1: Hải chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, Hải đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi!”. Cuối cùng, Hải đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Tình huống 2: Tuấn vốn là học sinh giỏi, là niềm tự hào của bố mẹ. Khi biết kết quả kiểm tra của mình không tốt, Tuần rất buồn và luôn tự trách bản thân đã không cẩn thận. Bạn thấy căng thẳng vì sợ bố mẹ biết chuyện sẽ thất vọng về mình. Bình tĩnh lại, Tuấn nghĩ ai cũng có thể mắc sai lầm, vẫn còn có những bải kiểm tra tiếp theo, chỉ cần mình cố gắng thì sẽ có kết quả tốt. Nghĩ vậy, Tuần thấy bình tĩnh hơn, bạn nói thật với bố mẹ về kết quả bài kiểm tra của mình và lập kế hoạch học tập cho học kì mới với quyết tâm đạt kết quả tốt hơn. |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết nội dung bài học về những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó; cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- GV lần lượt đọc câu hỏi:
..............
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác