Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giới thiệu:
Hình dưới đây là công thức phân tử của một số hợp chất chứa carbon, gồm hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
- GV đặt câu hỏi mở đầu:
Dựa vào thành phần nguyên tố, ta có nhận biết được các hợp chất hữu cơ không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS cho ý kiến, các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét.
Gợi ý đáp án:
Dựa vào thành phần nguyên tố, ta có thể nhận biết được các hợp chất hữu cơ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực và thực phẩm (gạo, thịt, cá, rau, quả,…), trong các loại đồ dùng (quần, áo, giấy, mực,…) và ngay trong cơ thể chúng ta. Vậy hợp chất hữu cơ là gì? Chúng gồm những loại nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được các câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu các hình 20.1 và 20.2:
Hình 20.1. Một số sản phẩm chứa hợp chất hữu cơ
Hình 20.2. Một số sản phẩm, nguyên liệu chứa hợp chất vô cơ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời CH1 SGK trang 90: Quan sát các hình 20.1, 20.2, em hãy cho biết các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố nào. - GV yêu cầu HS cá nhân nghiên cứu tìm hiểu thông tin trang 90 – 91 SGK và trả lời: + Hợp chất hữu cơ là gì? + Hóa học hữu cơ là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH1 SGK trang 90, câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời CH1 SGK trang 90: Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố carbon (C). - GV mời 2 – 3 HS trình bày khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ. | 1. Hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ - Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như các oxide của carbon, muối carbonate,… - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức phân tử, công thức cấu tạo
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS tìm hiểu nội dung kiến thức SGK trang 91 – 92, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện các nhiệm vụ sau: + Hãy giới thiệu một số công thức phân tử của hợp chất hữu cơ và cho biết ý nghĩa của công thức phân tử. + Hãy cho biết ý nghĩa, các loại của công thức cấu tạo. - GV yêu cầu HS: Nêu hóa trị của H, C, O trong hợp chất hữu cơ. (I, IV, II) - GV giới thiệu: Mỗi liên kết giữa hai nguyên tử được kí hiệu bằng một nét gạch (-) để biểu diễn một đơn vị hóa trị. - GV lấy ví dụ: Công thức cấu tạo của methylic alcohol và ethylic alcohol được biểu diễn như sau:
- GV chia lớp thành các nhóm 4, phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung SGK trang 92 và hoàn thành phiếu học tập. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số loại mạch carbon: + Mạch hở, không phân nhánh Ví dụ:
+ Mạch hở, phân nhánh (có nhánh) Ví dụ: + Mạch vòng Ví dụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, suy nghĩ và thực hiện các nhiệm vụ GV giao, hoàn thành phiếu học tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nhiệm vụ GV giao. - Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả hoàn thành phiếu bài tập: 1. (1) trật tự sắp xếp giữa các nguyên tử khác nhau. (2) liên kết cộng hóa trị. (3) bằng. (4) liên kết đơn. (5) liên kết bội. 2. - Các công thức phân tử: (a) và (d). - Các công thức cấu tạo: (b), (c), (e) và (f). 3. Viết các công thức cấu tạo đầy đủ ở bài 2 dưới dạng thu gọn: CH3–CH2–CH2–CH3 (b) (c) CH3 – CH2 – OH (e) CH3 – O – CH3 (f) 4. a. Hợp chất (b) và (c) có cùng công thức phân tử là C4H10. b. Hợp chất (e) và (f) có cùng công thức phân tử là C2H6O. - Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV chữa bài, nhận xét, chuẩn kiến thức về công thức phân tử và công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ. | 2. Công thức phân tử, công thức cấu tạo - Công thức phân tử là công thức cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. Ví dụ: CH4, C2H6O, C3H9N,… - Công thức cấu tạo là công thức biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử, cho biết trật tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử. - Công thức cấu tạo gồm công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn (không biểu diễn liên kết giữa H và C, H và O,…).
|
PHIẾU HỌC TẬP 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm. - Mỗi công thức phân tử có thể có một hoặc nhiều công thức cấu tạo do …(1)…. - Liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ hầu hết là …(2)… Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất …(3)… tổng số cặp electron chung (electron góp chung). - Liên kết giữa 2 nguyên tử carbon có thể là …(4)… (C–C) hoặc …(5)… (bao gồm liên kết đôi C=C và liên kết ba CC). 2. Em hãy cho biết trong các công thức phân tử từ (a) đến (f) dưới đây, công thức nào là công thức phân tử và công thức nào là công thức cấu tạo?
3. Hãy viết các công thức cấu tạo đầy đủ ở bài 2 dưới dạng thu gọn. 4. So sánh công thức phân tử của: a. Hợp chất (b) và (c). b. Hợp chất (e) và (f). |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức mục 3 SGK trang 93 và thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào thành phần nguyên tố, chất hữu cơ được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào? Cho ví dụ từng loại. - GV yêu cầu HS vận dụng làm bài tập sau: Hãy sắp xếp các chất: C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3ONa vào các cột thích hợp trong bảng sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK, suy nghĩ cách thực hiện các nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời 1 – 2 HS trình bày đáp án bài tập vận dụng:
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, chuẩn kiến thức về phân loại hợp chất hữu cơ | 3. Phân loại hợp chất hữu cơ - Dựa vào thành phần nguyên tố, chất hữu cơ thường được chia thành hai loại: + Dẫn xuất hydrocarbon là hợp chất hữu cơ chỉ gồm hai nguyên tố carbon và hydrocarbon. Ví dụ: C3H8, C4H10, CH4,… + Dẫn xuất của hydrocarbon là hợp chất hữu cơ gồm carbon và nguyên tố khác (O, Cl, N,…) Ví dụ: CH3COOH, C2H5OH, CCl4.
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
Câu 2. Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ?
Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu 4. Dãy các chất nào sau đây đều là hydrocarbon?
Câu 5. Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?
Câu 6. Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào?
Câu 7. Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là
Câu 8. Có các công thức cấu tạo sau:
Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất?
Nhiệm vụ 2: Trả lời Luyện tập 1 – 3 SGK trang 90 – 93:
Công thức cấu tạo đầy đủ của acetone
Hãy viết công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn của acetone.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và Luyện tập 1 – 3 SGK trang 90 – 93.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu trắc nghiệm, GV mời một HS trình bày đáp án:
1. A | 2. C | 3. D | 4. B | 5. C | 6. D | 7. B | 8. A |
- GV mời đại diện 3 HS lên bảng lớp lần lượt trình bày kết quả Luyện tập 1 – 3 SGK trang 90 – 93:
1.
Các chất là hợp chất hữu cơ là: saccharose (C12H22O11), propane (C3H8), chloroform (CHCl3.
- Công thức phân tử của acetone: C3H6O.
- Công thức cấu tạo thu gọn của acetone: CH3–CO–CH3.
Hydrocarbon | Dẫn xuất hydrocarbon |
C3H4, C4H6 | CH2O, C2H5OH, CH3COOH, CH3Cl, CHCl3, C3H7O2N |
- Các HS khác chú ý lắng nghe, đối chiếu đáp án để nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi 1 bài tập GV mời 1 – 2 HS trình bày truớc lớp:
Acetic acid (CH3COOH) có trong thành phần của các loại giấm |
Urea (CO(NH2)2) là một loại phân đạm |
Nhựa PE (polyethylene) được sản xuất từ ethylene (C2H4) |
Xăng sinh học E5 chứa ethanol (C2H5OH) |
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS làm tốt.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành các bài tập trong SBT.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 21: Alkane.