Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chú bộ đội trong những ngày tháng chống dịch cùng nhân dân - Họa sĩ Lê Sa Long
+ Em hãy cho biết các chú bộ đội đang thực hiện hoạt động gì?
+ Vẻ đẹp hình ảnh bộ đội được thể hiện như thế nào qua bức tranh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Các cú bộ đội đang giúp bác sĩ vận chuyển lương thực, thực phẩm để hỗ trợ cho người dân trong khu vực dịch bệnh.
+ Bức tranh được thể hiện bằng màu sắc đặc trưng của người lính – màu xanh lá đậm với những cử chỉ, hoạt động ý nghĩa, giúp đỡ người dân trong những ngày tháng chống dịch. Qua đó, thể hiện sự tin yêu của họa sĩ cũng như tấm lòng biết ơn của người dân dành cho người bộ đội cụ Hồ.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ xưa đến nay, lực lượng quân đội luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hình ảnh người lính cụ Hồ không chỉ xuất hiện trong những tác phẩm văn học, trong những lời hát mà còn được khắc họa chân thực trong những nét vẽ mĩ thuật. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng vào bài học mới, Bài 7: Hình tượng bộ đội trong sáng tạo mĩ thuật.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh– SGK tr.30, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận về: + Nhiệm vụ, hoạt động và trang thiết bị của bộ đội trong các hình ảnh. + Vẻ đẹp hình ảnh bộ đội qua quân phục, màu sắc, hình dáng, tư thế, động tác được thể hiện như thế nào? - GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh ảnh – SGK tr.31 và tiếp tục đặt thêm câu hỏi: + Nêu nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Chiến Lũy của họa sĩ Lê Anh Vân và tác phẩm Hà Nội của họa sĩ Nguyễn Nghĩa Duyện? + Hình thức thể hiện (bố cục, hình khối, màu sắc,...) trong tác phẩm như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát Hình – SGK tr.30-31, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời: * Hình - SGK tr.30: + Hình 1: Thực hành nằm bắn súng trong bộ quân phục dành cho bộ đội rèn luyện. + Hình 2: Chiến sĩ đang đứng canh giữ biển đảo trong bộ trang phục hải quân. + Hình 3: Các chú bộ đội đang tích cực giúp dân làm đường trong bộ quân phục màu xanh. + Hình 4: Bộ đội đang đi kiểm tra kĩ thuật máy bay trước giờ cất cánh. => Tất cả hình ảnh cho thấy vẻ đẹp dũng cảm, gan góc, mạnh mẽ khi thực hiện nhiệm vụ, rèn luyện nghiêm túc của những người lĩnh cụ Hồ. Không những thế, bộ đội còn là những tấm gương giàu tình thương, chịu khó, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người dân ở bất cứ hoàn cảnh nào. * Hình - SGK tr.31: Hình 6: + Bức tranh Chiến Lũy của họa sĩ Lê Anh Vân miêu tả hình ảnh giữa dãy bàn gãy đổ, cùng bánh xe bò, tấm bình phong ngổn ngang, hình ảnh bốn người chiến sĩ đầu đội mũ ca-lô, người áo trấn thủ, người vận sơ-vin hiện lên trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. + Tác giả sử dụng khối, bố cục táo bạo, không nhiều màu sắc phản ánh mạnh mẽ tinh thần lạc quan, chất lãng mạn, trữ tình cùng nét phóng khoáng, sự yêu đời của người lính Hà Nội mà họa sĩ gửi gắm khi tái hiện lại một giai đoạn chiến tranh ác liệt, cùng những hy sinh, mất mát, đau thương. Hình 7: + Bức khắc gỗ Hà Nội 1946 với 3 người lính quắc thước, ken vai nâng đỡ tháp Rùa trên vai mình, sau tháp Rùa là núi sông hùng vĩ. Tấm áo trấn thủ của chiến binh đứng đầu, với những nét khắc dọc, kết nối với sóng hồ Gươm nét ngang, như ken chiến lũy bảo vệ non sông. + Tranh sơn khắc không chỉ có nền đen truyền thống tương phản làm tôn hình tượng nhân vật trung tâm mà có sự hoán vị của hai tông màu đen và sáng. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát và nhận thức - Thông qua nhiều hình thức sáng tác (tượng, tranh vẽ, tranh in,...), những tác phẩm mĩ thuật đã tập trung khắc hoạ chân dung, hoạt động của bộ đội như: chiến đấu, học tập, huấn luyện, sinh hoạt,... để phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, quả cảm của cán bộ, chiến sĩ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. - Đặc điểm chung về cách tạo hình bộ đội là luôn khắc hoạ hình ảnh rắn rỏi, bút pháp thô khoẻ, mộc mạc. |
Hoạt động 2: Luyện tập và sáng tạo
- GV hướng dẫn HS các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật đề tài bộ đội.
- HS thực hành vẽ hoặc xé dán thể hiện sản phẩm mĩ thuật đề tài bộ đội mà mình yêu thích.
....
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác