Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức 2024 (file word)

Tải giáo án dạy thêm ngữ văn 9 bộ sách mới kết nối tri thức mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

ÔN TẬP VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và Truyện kì mạn lục.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chuyện người con gái Nam XươngTừ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một câu chuyện có yếu tố kì ảo.
  1. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng và đồng cảm với số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu bài tập.
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1.   KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Nếu được thay đổi kết truyện Chuyện người con gái Nam Xương em có muốn thay đổi điều gì không? Tại sao em lại có ý kiến như vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: HS có thể tự do phát biểu ý kiến có nên thay đổi kết cục của chuyện hay không? Và nêu ý kiến của bản thân.
  • GV dẫn dắt vào bài: Viết về đề tài phụ nữ trong văn học trung đại luôn là một điểm sáng được nhiều tác giả tập trung khai thác. Thân phận của Vũ Nương là đại diện cho rất nhiều số phận của người phụ nữ lúc bấy giờ: đau khổ, tuyệt vọng và không có lối thoát. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương để làm rõ hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nhân đạo của tác phẩm.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
  2. Nội dung: Ôn tập kiển thức về tác giả và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại kiến thức về truyện truyền kì?

+ Nhắc lại khái niệm điển tích điển cố?

+ Tổng hợp lại kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?

+ Nhắc lại cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

  1. Nhắc lại kiến thức 

1. Tri thức ngữ văn

- Truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.   Trong quá trình sáng tác tác giả sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. 

- Trong mỗi truyện truyền kì yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt => thể hiện quan điểm quan niệm của tác giả.

- Cốt truyện

+ Có khi mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc. 

+ Cốt truyện của truyện truyền kì được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính có quan hệ nhân quả.

- Nhân vật

+ Đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái. + Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên. 

- Không gian và thời gian

+ Không gian: pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên, cõi âm; các hình thức không gian này không tồn tại tách biệt mà liên thông với nhau. Thời gian cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo. 

+ Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị hiện thực của truyện truyền kì.

+ Thời gian kì ảo thường được sử dụng khi nói về cõi tiên, cõi âm – nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn.

- Ngôn ngữ

+ Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Điển tích, điển cố

+ Điển tích là câu chuyện trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau.

+ Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau.

2. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

  • Tên: Nguyễn Dữ.
  • Năm sinh – năm mất: Chưa rõ.

- Quê quán: Hải Dương.

+ Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

b. Tác phẩm

  • Cốt truyện của Chuyện người con gái Nam Xương mô phỏng cốt truyện dân gian lưu truyền rộng rãi trong nhân dân về một người con gái tên Vũ Thị Thiết – quê ở huyện Nam Xương.  Cuộc đời và bi kịch của nàng đã trở thành cảm hứng để Nguyễn Dữ viết nên tác phẩm.
  •  Cốt truyện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có nhân và quả => Cốt truyện theo diễn biến thời gian, sự việc và nhân quả.
  • Không gian và thời gian: Pha trộn giữa cõi trần và cõi tiên. Nó không tách biệt mà có sự liên thông với nhau.
  • Nhân vật: đa dạng bao gồm có: người trần và thần tiên. 
  • Ngôn ngữ: Sử dụng nhiều điển tích điển cố ngôn ngữ mang màu sắc chuẩn mực.

c. Nhân vật

Nhân vật Vũ Nương

  • Trước khi chồng đi lính

+ Tên thật là Vũ Thị Thiết người huyện Nam Xương. Là người con gái xinh đẹp, thùy mị nết na và giữ gìn khuôn phép.

+ Trương Sinh đi lính nàng chỉ một lòng mong chồng bình an trở về.

  • Vũ Nương hiện lên là một người vợ hiền biết cảm thông trước những vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng. Đồng thời cũng là người con dâu hiếu thảo đồng cảm chia sẻ với nỗi niềm mà người mẹ phải chịu.
  • Khi chồng đi lính

+ Vũ Nương ở lại tần tảo chăm con, chăm sóc mẹ chồng. Mẹ mất hết lòng ma chay, cúng lễ.

+ Là người vợ thủy chung luôn yêu thương chồng con tha thiết.

  • Hình ảnh ấy tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam: đoan trang, thủy chung và đảm đang, tiết hạnh.
  • Khi bị chồng nghi oan

+ Vũ Nương đã nhiều lần phân trần với chồng nhưng không được. Nàng cam chịu số phận và hoàn cảnh gieo mình xuống sông. 

+ Lời than của Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông thể hiện sự thất vọng tột cùng nhưng cũng vô cùng quyết liệt. Đó là lời thề đầy ai oán, phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. 

  • Ngôn ngữ trong truyện Truyền kì rất chuẩn mực, giàu ý nghĩa đều là các điển tính điển cố thể hiện sự uyên bác và sức gợi cảm cao.

*Nhân vật Trương Sinh

+ Trương Sinh là con nhà giàu, thất học, là người đa nghi, có tính ghen tuông.

+ Gia trưởng, độc đoán.

  • Trương Sinh hiện đại diện cho những người đàn ông trong xã hội phong kiến. 
  • Sự độc đoán, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh cũng là nguyên nhân đẩy Vũ Nương vào tận cùng của bi kịch. 
  1. Tổng kết
  • Nội dung
  • Giá trị hiện thực:

+ Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ.

+ Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ.

+ Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc.

  • Giá trị nhân đạo:

+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

+ Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình.

  • Nghệ thuật

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. 

+  Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ.

+ Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

b. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Trường THCS:……………

Lớp:………………………..

Họ và tên:………………….

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Câu 1: Truyện truyền kì là gì?

A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết.

B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo.

C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên.

Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?

A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.

B. Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và yếu tố hoang đường.

C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra.

D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.

Câu 3: Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?

A. Trương Sinh và Phan Lang.

B. Phan Lang và Linh Phi.

C. Vũ Nương và Trương Sinh.

D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh.

Câu 4: Câu văn nào khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?

A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B. Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.

D. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.

Câu 5: Nhân vật Vũ Nương có số phận và phẩm chất giống với một nhân vật mà em đã học trong chương trình THCS, đó là:

A. Âu Cơ.

B. Thị Mầu.

C. Thị Kính.

D. Chị Dậu.

Câu 6: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?

A. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp.

B. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con.

C. Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được.

D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Câu 7: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?

A. Mặt đất.

B. Mặt trăng.

C. Ông trời.

D. Thiên nhiên.

Câu 8: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương?

A. Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

B.Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi.

C. Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình.

D. Do Vũ Nương quá yếu ớt nên tự tử.

Câu 9: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?

A. Phê phán Vũ Nương không nghĩ đến con mà quyết định tự tử.

B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

C. Thể hiện sự đa cảm của tác giả.

D. Thể hiện sự yếu đuối của người phụ nữ không thể minh oan cho mình.

Câu 10: Chi tiết Vũ Nương nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan thể hiện điều gì?

A. Nàng muốn về gặp Trương Sinh.

B. Nàng là người có lòng tự trọng, khát khao được minh oan.

C. Nàng muốn trở lại trần gian làm người.

D. Nàng muốn Trương Sinh cứu mình.

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức, GA lớp 9 kết nối tri thức môn dạy thêm ngữ văn 9, giáo án dạy thêm ngữ văn 9 KNTT

Giáo án lớp 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay