Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: NỘI DUNG CƠ BẢN MỘT SỐ LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH VIỆT NAM (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích và trình bày được những nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật công an nhân dân.
  • Tích cực chủ động, thực hiện được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quốc phòng và an ninh.
  • Có định hướng nghề nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, phấn đấu được ở lại phục vụ Quân đội, Công an lâu dài cũng như đăng kí thi vào các học viện, nhà trường, Quân đội và Công an.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển bản thân, thực hiện trách nhiệm của công dân.
  • Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Giấy A0, A4.
  • Tranh ảnh theo Hình 2.1, 2.2 trong SGK và các loại tranh ảnh, tư liệu liên quan đến quốc phòng và an ninh; văn bản Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và hướng HS tìm hiểu về nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và anh ninh, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về nhiệm vụ Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để nắm được những nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật công an nhân dân, từ đó tích cực chủ động, thực hiện được trách nhiệm của công dân và có định hướng nghề nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. NỘI DUNG CƠ BẢN MỘT SỐ LUẬT QUỐC PHÒNG AN NINH

Hoạt động 1: Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được mục tiêu, quyền và trách nhiệm của mình trong học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS: Luật Quốc phòng và an ninh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, bao gồm 8 chương, 47 điều.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.11, thảo luận và hoàn thành bảng mẫu theo gợi ý vào giấy khổ lớn.

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH

Mục tiêu

Đối tượng học

Nội dung học

Phát triển bản thân

 

 

 

 

- GV chốt kiến thức về Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh:

+ Luật Giáo dục QPAN quy định nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về Giáo dục quốc phòng và an ninh.

+ Học sinh có trách nhiệm học tốt môn Giáo dục quốc phòng và an ninh để có hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống cách mạng của dân tộc; nghệ thuật quân sự Việt Nam; kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh

- HS hoàn thành bảng mẫu theo gợi ý.

(Đính kèm kết quả bảng mẫu phía dưới)

 

 

 

 

 

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH

Mục tiêu

Đối tượng học

Nội dung học

Phát triển bản thân

Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (Điều 4).

Công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh (trích Điều 7)

Một số điều hiểu biết chung về Luật QPAN; Điều lệnh đội ngũ; Kĩ thuật chiến đấu bộ binh; Chiến thuật bộ binh ; Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự, kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.

Giáo dục QPAN trong trường THPT, TCCN, trung cấp nghề: là môn học chính khóa; bảo đảm cho HS có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về nghệ thuật phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự ; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc (trích Điều 11)

Hoạt động 2: Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí, nghĩa vụ, trách nhiệm của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát tranh ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS: Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008, năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, bao gồm 07 chương, 51 điều.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát Hình 2.1 – Một số nhiệm vụ của Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam SGK tr.12, 13, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát Hình 2.1 và cho biết vị trí, chức năng của sĩ quan.

+ Hãy nêu nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan đối với Tổ quốc.

- GV chốt kiến thức về Luật Sĩ quan quân đội nhân dân:

+ Quy định về vị trí, chức năng, nguyên tắc lãnh đạo, chỉ huy, tiêu chuẩn chung, quân hàm, chức vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm và quản lí nhà nước nhà nước về sĩ quan.

+ Sĩ quan là lực lượng nòng cốt trong quân đội; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia ; bảo đảm cho đơn vị sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kì hoàn cảnh, điều kiện nào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

- Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (gọi là tắt là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng (Điều 1).

- Vị trí, chức năng của sĩ quan:

+ Hình a: là nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của sĩ quan, thể hiện chức năng cho quân đội, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giành thắng lợi trong mọi điều kiện.

+ Hình b: là nhiệm vụ bộ giúp nhân dân vùng biển gia cố, kè bờ nhà cửa chống bão, thể hiện việc sĩ quan lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham gia phòng, chống bão lũ.

+ Hình c: là nhiệm vụ bộ đội giúp nhân dân thu hoạch lúa sau bão, thể hiện sĩ quan tham gia thực hiện công tác dân vận.

+ Hình d: là bộ đội hải quân phối hợp với dân quân tự về tuần tra bờ biển, thể hiện việc luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc của sĩ quan nói riêng, quân đội nói riêng.

à Vị trí, chức năng của sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao (Điều 2).

- Sĩ quan có nghĩa vụ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước (trích Điều 26).

- Trách nhiệm của sĩ quan: chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình; lãnh đạo, chỉ huy, quản lí, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức năng được giao ; bảo đảm cho đơn vị sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kì mọi hoàn cảnh, điều kiện nào (trích Điều 27).

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Hoạt động 3: Luật Công an nhân dân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí, chức năng của Công an nhân dân và nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát tranh ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS: Luật Công an nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2018và có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, bao gồm 07 chương, 46 điều.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết Công an nhân dân là gì?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát Hình 2.2 – Một số nhiệm vụ của Công an nhân dân Việt Nam SGK 13, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát Hình 2.2 và cho biết vị trí, chức năng của Công an nhân dân.

+ Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân là gì?

- GV giới thiệu cho HS: Hệ thống cấp hàm sĩ quan Công an nhân dân gồm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

- GV chốt kiến thức về Luật Công an nhân dân:

+ Quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

+ Là lược nòng cốt trong công tác an ninh bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ; tận tụy phục vụ nhân dân.

- GV hướng dẫn HS tự đọc mục Em có biết SGK tr.14 để biết thêm một số luật khác liên quan đến lĩnh vực QPAN.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Luật Công an nhân dân

- Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Vị trí, chức năng của công an nhân dân:

+ Hình a: là cán bộ chiến sĩ, công an nhân dân giúp nhân dân gia cố bờ bao chống tràn, thể hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội cho nhân dân.

+ Hình b: là lực lượng PCCC đang thực hiện nhiệm vụ, thể hiện công tác PCCC, nhằm hạn chế, ngăn chặn hậu quả đáng tiếc về người và tài sản do cháy nổ, hỏa hoạn. Góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, ổn định trật tự, xã hội cho nhân dân.

+ Hình c: là lực lượng công an nhân dân tổ chức phối hợp chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối các Hội nghị Thượng đỉnh trong và ngoài nước diễn ra tại VN, thể hiện VN là đất nước thực sự an toàn, thân thiện.

+ Hình d: là lực lượng cảnh vệ thực hiện tình huống bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự kiện lớn của đất nước, thể hiện việc bảo đảm an ninh quốc gia trong mọi tình huống, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước ta.

à Vị trí, chức năng của công an nhân dân: thực hiện QLNN về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (trích Điều 15).

- Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân với Đảng và Nhà nước; trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sang chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép với nhân dân (trích Điều 31).

  1. PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH SĨ QUAN QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN

Hoạt động 4: Tiêu chuẩn trở thành Sĩ quan Quân đội và Công an nhân dân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được điều kiện tuyển chọn đào tạo Sĩ quan Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam; có hướng phấn đấu trở thành Sĩ quan Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn tình huống về bạn Hoàng Phú Thịnh SGK tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: Điều gì đã khiến Hoàng Phú Thịnh quyết tâm trở thành sĩ quan?

- GV hướng dẫn HS:

+ Hoàng Phú Thịnh muốn trở thành sĩ quan để cống hiến cho Tổ quốc là như thế nào?

+ Những biểu hiện cụ thể là gì?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để trở thành Sĩ quan Quân đội hoặc Công an nhân dân em sẽ làm những gì?

- GV giới thiệu kiên thức cho HS: Ngoài ra, nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ trong quân đội gồm

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội.

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.

+ Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tốt nghiệp tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. Tiêu chuẩn trở thành Sĩ quan Quân đội và Công an nhân dân

Để trở thành Sĩ quan Quân đội hoặc Công an nhân dân, cần rèn luyện theo những tiêu chuẩn trở thành Sĩ quan Quân đội và Công an nhân dân:

- Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi đời.

- Có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự.

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học về Luật Giáo dục QPAN, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân VN, Luật Công an nhân dân vào thực hành các nhiệm vụ cụ thể.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1,2, 3 phần Luyện tập SGK tr.15.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1:

HS tự xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực khi học tập các nội dung:

- Chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và Nhà nước.

- Truyền thống đánh giặc của dân tộc.

- Kĩ năng và điều lệ đội ngũ, kĩ thuật chiến đấu bộ binh,...

Câu 2:

HS nêu cảm nghĩ của mình về sĩ quan Hoàng Phú Thịnh dựa vào các ý chính:

- Sĩ quan có nhận thức rõ vị trí , chức năng của mình không?

- Sĩ quan thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình như thế nào?

- Anh có xứng đáng là một người Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam không? Em học tập được những gì từ anh?

Câu 3:

- HS sưu tầm các câu chuyện thông qua thực tiễn tại địa phương, báo, đài, internet,.. tập trung vào:

+ Ngăn chặn và phát hiện tội phạm.

+ Bảo đảm trật tự nơi công cộng, an toàn giao thông.

+ Xử phạt hành chính.

+ Tuần tra, bám nắm địa bàn,...

- HS rút ra những điều mình tâm đắc nhất ở câu chuyện, định hướng về trách nhiệm của mình trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, nhà trường và xã hội.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về Luật Giáo dục QPAN, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân VN, Luật Công an nhân dân vào thực tiễn cuộc sống.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1,2, 3 phần Vận dụng SGK tr.15.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1:

HS chú ý các nội dung:

- Nhận thức về vị trí, chức năng của người sĩ quan như thế nào?

- Phấn đấu để có những tiêu chuẩn, phẩm chất như thế nào?

- Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm ra sao?

Câu 2:

Nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc:

- Nâng cao nhận thức về công tác quốc phòng và an ninh.

- Học tập, tìm hiểu các luật và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về công tác quốc phòng và an ninh.

- Nêu cao cảnh giác, nhận thức đúng đắn âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

- Không để kẻ xấu lôi kéo, kích động.

- Tuyên truyền về công tác phòng chống và an ninh đến mọi người.

- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, công an và các nghĩa vụ khác để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3:

HS đọc Luật nghĩa vụ quân sự và Luật Công an nhân dân để hiểu về bậc hàm của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án quốc phòng 10, giáo án quốc phòng an ninh 10 kết nối, giáo án quốc phòng 10 sách mới kntt, giáo án sách kết nối 10 QPAN

Giáo án lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay