Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: ÔN TẬP CHƯƠNG 4
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sử dụng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử để giải thích một số quá trình liên quan trong thực tiễn.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài học: Ở chương 4, chúng ta đã được học một số nội dung liên quan đến phản ứng oxi hóa – khử: khái niệm và xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất; khái niệm và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử; lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng eclectron và mô tả được một số phản ứng oxi hóa – khử trong cuộc sống. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống hóa lại những nội dung kiến thức này và cùng đi luyện tập một số bài tập. Chúng ta cùng vào Bài 16: Ôn tập chương 4.
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tự quan sát Sơ đồ phản ứng oxi hóa – khử SGK tr.78. - GV yêu cầu HS: Hoàn thành vào vở những nội dung còn thiếu của sơ đồ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | Hệ thống hóa kiến thức - Phản ứng oxi hóa – khử: + Chất nhường electron là chất khử. + Chất nhận electron là chất oxi hóa. + Quá trình oxi hóa là quá trình nguyên tử nhường electron. + Quá trình khử là quá trình nguyên tử nhận electron. - Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử: + Nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận. + Các bước lập phương trình hóa học: · Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử. · Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử. · Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử, chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận. · Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Từ đó, tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế. |
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Làm bài tập 1-7 SGK.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1. Đáp án A. Chất oxi hóa là chất nhận eclectron.
Câu 2. Đáp án A. Mỗi nguyên tử Fe đã nhường 2 electron.
Câu 3. Đáp án A. Chất oxi hóa là H2O.
Câu 4. Đáp án D. Xảy ra quá trình oxi hóa NaBr.
Câu 5. Tất cả các phản ứng trong các quá trình a), b), c), d) đều là phản ứng oxi hóa – khử.
FeO + CO → Fe + CO2
2ZnO + C → Zn + CO.
Ở quá trình đốt cháy ethanol, HS tính số oxi hóa của nguyên tử C dựa vào công thức phân tử C2H6O2.
Câu 6. Xét phương trình hóa học:
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
V: 1 → 1,25
Vkk = 100/21. VO2 = 100/21.1,25 = 5,95 (L).
Cần trộn 1 thể tích khí ammonia với 5,95 thể tích không khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
Câu 7.
2Cu + O2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + 2H2O (1)
Chất oxi hóa là O2, chất khử là Cu.
Phương pháp | Tỉ lệ mol H2SO4 : CuSO4 | Nhiệt độ | Phát sinh khí gây ô nhiễm |
(1) | 1 : 1 | Thường |
|
(2) | 2 : 1 | Đun nóng | SO2 |
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV giao nhiêm vụ cho HS và yêu cầu HS thực hiện tại nhà, báo cáo kết quả và tiết học sau.
+ Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,52g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,47 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84g chất rắn.
+ Bài tập 2: Quặng pyryte có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid.
Xét phản ứng đốt cháy:
FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn