Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ G: HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
GIỚI THIỆU NHÓM NGHỀ THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH
BÀI 1: NHÓM NGHỀ THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
+ Theo em, những hình ảnh này nói về ngành nghề gì?
+ Vì sao ngành nghề này đang được nhiều bạn trẻ yêu thích, lựa chọn?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
+ Những hình ảnh này nói về nghề thiết kế và lập trình.
+ Nghề thiết kế và lập trình đang được nhiều bạn trẻ yêu thích tin học lựa chọn vì:
- GV dẫn dắt vào bài học: Định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai là việc rất quan trọng đối với mỗi học sinh cấp THPT. Dựa trên khả năng, cá tính, sở thích và nguyện vọng của bản thân kết hợp với đặc điểm ngành nghề, cơ hội được đào tạo và việc làm, mỗi em sẽ định hướng và lựa chọn cho bản thân ngành nghề trong tương lai. Đối với bộ môn Tin học, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số thông tin cơ bản của nhóm nghề thiết kế và lập trình về các công việc chính, yêu cầu chính về kiến thức và kĩ năng, các ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo, cũng như hu cầu nhân lực hiện tại và tương lai. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Nhóm nghề thiết kế và lập trình.
Hoạt động 1: Mô tả nhóm nghề thiết kế và lập trình
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã nghe nói cụm từ lập trình viên chưa? Em hãy trình bày những hiểu biết, suy nghĩ cảm nhận của em về lập trình viên.
- GV giới thiệu kiến thức: Phát triển phần mềm là của nhóm nghề thiết kế và lập trình, đó là quá trình tạo ra sản phẩm phần mềm máy tính để đáp ứng nhu cầu của một cộng đồng người dùng. - GV hướng dẫn HS đọc mục 1a SGK tr.124 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả sơ lược những công đoạn chính của quá trình tạo ra sản phẩm phần mềm máy tính. - GV lưu ý HS: Khi thực hiện phát triển một phần mềm, số lượng người, sự chuyên biệt hóa công việc phụ thuộc vào quy mô và công nghệ sử dụng của phần mềm đó. + Xây dựng phần mềm nhỏ à một người có thể làm tất cả các công đoạn. + Xây dựng các hệ thống phần mềm lớn à mỗi công đoạn của phát triển phần mềm sẽ do một nhóm chuyên biệt thực hiện. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nêu các tính huống điển hình cần thiết phải có nguồn nhân lực phát triển phần mềm. + Lấy ví dụ cụ thể. - GV mở rộng, liên hệ thực tế: Hiện nay nước ta có khoảng 26 nghìn chuyên viên phần mềm, trong khi hằng năm có 40 nghìn sinh viên vào các khoa công nghệ thông tin ở cấp đại học và cao đẳng. Số lượng chuyên viên phần mềm chỉ tăng trưởng tối đa 20%/năm, nghĩa là trong vài năm gần đây, có hàng chục nghìn sinh viên đại học và cao đẳng ngành CNTT không có việc làm trong công nghiệp phần mềm. Trong khi đó, có một số không nhỏ chuyên viên đang làm việc trong lĩnh vực phần mềm lại không xuất thân từ các ngành khoa học máy tính hay công nghệ thông tin; họ có thể được đào tạo chuyên ngành toán lý thuyết, toán ứng dụng, vật lý, xây dựng, kinh tế...
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục 1b SGK tr.126 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu các lĩnh vực thiết kế và lập trình các sản phẩm phần mềm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Mô tả nhóm nghề thiết kế và lập trình - Một vài hiểu biết, suy nghĩ, cảm nhận ban đầu về lập trình viên: + Là người viết ra các chương trình máy tính. Theo thuật ngữ máy tính, lập trình viên có thể là một chuyên gia trong một lĩnh vực của chương trình máy tính hoặc là một người không chuyên, viết mã cho các loại phần mềm. + Một lập trình viên cũng được gọi là: · Nhà phát triển phần mềm (Software Developer) · Lập trình viên máy tính (Computer Programmer) · Lập trình viên phần mềm (Software Coder) hay gọi tắt là Coder. · Kỹ sư phần mềm (Software Engineer). + Một số ngành học tại các trường đại học ở Việt Nam đào tạo lập trình viên là: Khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, truyền thông và mạng máy tính. + Ở Việt Nam, lập trình viên đều có mức lương khá cao so với mức lương của các ngành khác. a. Vài nét sơ lược về phát triển phần mềm - Mô tả sơ lược những công đoạn chính của quá trình tạo ra sản phẩm phần mềm máy tính: + Phân tích hệ thống: phân tích nhu cầu cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng. + Thiết kế phần mềm: chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm. + Lập trình: chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh được thực hiện trên máy tính để máy tính thực hiện theo đúng thiết kế. + Kiểm thử phần mềm: thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng. - Tình huống điển hình cần thiết phải có nguồn nhân lực phát triển phần mềm và ví dụ cụ thể: + Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh. Ví dụ: Tổng công ty may áp dụng phần mềm 3D giúp thiết kế, may mẫu và duyệt mẫu trên phần phần mềm 3D. Phần mềm giúp tiết kiệm được công may mẫuthời gian may mẫu và chi phí vận chuyển mẫu. + Tổ chức, doanh nghiệp phải cập nhật theo xu hướng mới để tồn tại và phát triển. Ví dụ: Đại dịch Covid 19 bùng nổ, các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hình thức làm việc tại nhà, họp hành và giao việc đều chuyển đổi sang online. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phần mềm hoặc cập nhật mới để thích ứng với điều kiện. b. Thiết kế và lập trình các sản phẩm phần mềm (đình kèm bảng bên dưới hoạt động) |
Các lĩnh vực thiết kế và lập trình các sản phẩm phần mềm
Lĩnh vực thiết kế và lập trình các sản phẩm phần mềm | Đặc điểm |
Phát triển phần mềm ứng dụng web | - Là lĩnh vực có tốc độ phát truển nhanh. - Phát triển ứng dụng trên nền tảng web cho máy tính và thiết bị di động. - Các ứng dụng web được triển khai trên lĩnh vực: chính phủ điện tử, quản trị doanh nghiệp điện tử,.... |
Phát triển thương mại điện tử | - Là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm nhỏ lẻ, cá nhân. - Chất lượng ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh là yếu tố quyết định giá trị cạnh tranh. |
Thiết kế và lập trình trò chơi | - Lập trình trò chơi (lập trình game) ở nước ta hiện nay đã phát triển sản xuất game thuần Việt. - Tăng trưởng về nhu cầu nhân lực ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất game: thiết kế đồ họa, lập trình, âm thanh,... |
Hoạt động 2: Đặc điểm lao động, yêu cầu đối với nhóm nghề thiết kế và lập trình
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 2 nhón, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm lao động của nhóm nghề thiết kế và lập trình. + Nhóm 2: Tìm hiểu về yêu cầu đối với nhóm nghề thiết kế và lập trình. - GV liên hệ thực tế: + Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hút ứng viên nhóm nghề thiết kế và lập trình về cả số lượng và chất lượng. + Năm 2021, cần 500 000 nhân sự, thiếu khoảng 190 000 nhân sự. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Đặc điểm lao động, yêu cầu đối với nhóm nghề thiết kế và lập trình - Đặc điểm lao động của nhóm nghề thiết kế và lập trình: + Người lao động có nhiều lựa chọn việc làm: · Làm việc cho khối cơ quan nhà nước. · Làm việc cho khối doanh nhân tư nhân. · Làm cho các công ty chuyên về IT,... + Phát triển phần mềm không chỉ là tổ chức gia công phần mềm trong nước mà còn là sản xuất, kinh doanh của nhiều tổ chức liên doanh với nước ngoài hay hoàn toàn là của nước ngoài. + Người lao động có thể làm việc với máy tính, tại văn phòng cty hoặc làm việc độc lập tại nhà. - Yêu cầu đối với nhóm nghề thiết kế và lập trình: + Kiên trì và đam mê: cần thực hành và trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp để phát triển được kĩ năng, đáp ứng công việc. + Tư duy logic và chính xác: trong lập trình, một lỗi sai nhỏ có thể dẫn tới chương trình không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác. + Khả năng tự học và sáng tạo: cần chủ động cập nhật kiến thức và kĩ năng mới, tìm tòi các giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề; cần sự thông minh, tinh tế, sáng tạo. + Khả năng đọc hiểu tiếng Anh: cần đọc hiểu được tiếng Anh chuyên ngành. |
-----Đang cập nhật -------
Hoạt động 3: Đào tạo và việc làm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: + Trong giai đoạn từ 2015 – 2020, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành có số lượng tuyển sinh cao nhất hằng năm. + Hiện nay, cả nước có khoảng 200 khoa đào tạo CNTT bậc cao đẳng, đại học. + SV được trang bị các kiến thức về: · Khoa học cơ bản của ngành CNTT. · Kiến thức chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm. · Các phương pháp, kĩ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lí dự án phần mềm. + SV ra trường có thể làm việc trong các vị trí: · Người phân tích thiết kế hệ thống phần mềm. · Lập trình viên. · Kiểm thử viên phần mềm. · Nhà quản trị hệ thống CNTT. · Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về CNTT. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3a, 3b, 3c SGK tr.128, 129 và trả lời câu hỏi: Theo em, những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình có thể làm ở những cơ quan, tổ chức nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 3. Đào tạo và viêc làm Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình có thể làm ở những cơ quan, tổ chức: a. Công ty phần mềm Các công ty phần mềm với quy mô, sản phẩm phần mềm khác nhau, phục vụ lĩnh vực ngân hàng, viễn thông,... b. Các cơ quan nhà nước - Hệ thống quản lí hành chính cho các cấp chính quyền đòi hỏi nhân lực thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì. - Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ. c. Các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng - Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao à Mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình. |
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Theo em, hiện nay để trở thành một lập trình viên, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Để trở thành một lập trình viên, cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng:
+ Học kỹ năng mềm: giúp tư duy và tương tác với nhau, để hiểu, truyền đạt và trình bày những ý tưởng của bản thân, thuyết phục người khác,...
+ Biết cách tự học: Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng.
+ Học tiếng Anh chuyên ngành: Các tài liệu liên quan đến nghề lập trình chủ yếu cũng đều được viết bằng tiếng Anh. Để tra cứu thông tin, tài liệu và học từ những tài liệu nước ngoài một cách dễ dàng cần học và biết tiếng Anh chuyên ngành.
+ Học và nâng cao kĩ thuật chuyên môn: Nghề lập trình là một ngành kỹ thuật, cần phải trang bị những kiến thức về kỹ thuật, chuyên môn mà một lập trình viên nhất định phải có.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy tìm hiểu thông tin và cho biết lập trình viên cần học những môn gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Lập trình viên cần học những môn:
+ Giới thiệu về lập trình.
+ Lập trình PHP.
+ Lập trình Java.
+ Lập trình ngôn ngữ C#.
+ Lập trình ứng dụng Android và iOS.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn