Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 1. TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Củng cố khắc sâu kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực nhận diện nội dung của câu, đoạn văn.
- Năng lực nhận diện các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn.
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS hát bài “Để Mị nói cho mà nghe”.
- GV yêu cầu HS chú ý đoạn “Để Mị nói cho mà nghe. Tết năm nay Mị vẫn còn trẻ. Xuân đương tới rồi nên Mị cũng muốn đi chơi. Này là mình đi theo giấc mơ…”, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Đoạn văn này có nội dung gì? Nội dung của nó có thống nhất không?”.
- GV dẫn vào bài học: Các câu trong một đoạn văn đều phải phục vụ hướng tới chủ đề của đoạn văn, tạo nên sự thống nhất, liên kết, mạch lạc. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Dựa vào ví dụ trong bài hát “Để Mị nói cho mà nghe” vừa xong, em hãy cho biết các câu trong một đoạn văn cần như thế nào? + Theo em, liên kết câu và đoạn văn đảm bảo về nội dung đã đủ chưa? Còn cần yếu tố nào nữa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kêt chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. - Về nội dung: + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề); + Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gích). - Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: + Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối). |
- NV1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 11 đến câu 15: Do tình cờ, trước khi vào Sơn Đoòng, tôi đang nghĩ về một mẫu người trong cuộc tiếp xúc Đông Tây suốt mấy trăm năm qua. Ấy là mẫu những nhà khai sáng xuyên qua những rào cản cố hữu của đời này. Họ là những trí thức có tình yêu con người vô sở cầu, vô bờ bến. Nhờ họ mà sự tăm tối ở chốn này được đẩy lùi, sự dã man ở nơi kia được giảm thiểu. Đường biên quốc gia không cản được chân họ, giới hạn quê hương không nhốt được lòng họ và đời họ. Họ thuộc về nhân loại khổ đau. Họ thuộc về nhân loại tiến bộ. Với xứ mình, tôi đang nghĩ ddeesn những người như Alexdre de Rhodes, nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã có công hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam. Nghĩ đến Victor Tardieu, nhà họa sĩ Pháp đã sáng lập nên trường Mĩ thuật Đông Dương, đào tạo và chăm chút những lứa họa sĩ đầu tiên cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Và nhất là Yersin, nhà y học, nhà thám hiểm gốc Thụy Sĩ, người đã tìm ra vaccine phòng dịch hạch, đã lập nên viện Pasteur Nha Trang, đã khám phá ra mảnh đất Đà Lạt và được dân ta coi là một vị bồ tát. Ông đã sống phần đời cuối, rồi chết, đều ở Việt Nam, mảnh đất ông xem là quê hương thứ hai của mình. Tôi cứ nghĩ, không có những con người như thế, cuộc đời vốn nham nhở này sẽ ra sao? (Chu Văn Sơn, Sơn Đoòng, Tự tình cùng Cái Đẹp, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr119) Câu 1. Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 2. Từ “vô sở cầu” trong đoạn trích có ý nghĩa là gì? Câu 3. Mệnh đề “giới hạn quê hương không nhốt được lòng họ và đời họ” được dùng để chỉ đặc điểm nào của những nhà khai sáng được nêu trong đoạn trích? Câu 4. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích. |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chốt đáp án.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Nội dung của đoạn trích nói về những nhà khai sáng ở Việt Nam thế kỷ XX.
Câu 2. Từ “vô sở cầu” trong đoạn trích có nghĩa là không mong cầu, sở nguyện điều gì.
Câu 3. Mệnh đề “giới hạn quê hương không nhốt được lòng họ và đời họ” được dùng để chỉ đặc điểm của những nhà khai sáng được nêu trong đoạn trích: Theo đuổi sự nhân văn mang tính nhân loại.
Câu 4. Các phép liên kết có trong đoạn trích:
- Phép thế:
+ “Ấy” trong câu (2) thay thế cho “một mẫu người trong cuộc tiếp xúc Đông Tây suốt mấy trăm năm qua” ở câu (1).
+ “Họ” trong câu (3), (4), (5), (6), (7) thay thế cho “mẫu những nhà khai sáng xuyên qua những rào cản cố hữu của đời này” ở câu (2).
+ “những con người như thế” ở câu cuối thay thế cho “một mẫu người trong cuộc tiếp xúc Đông Tây”, “mẫu những nhà khai sáng xuyên qua những rào cản cố hữu của đời này”, thay thế cho Alexdre de Rohdes, Victor Taudieu, Yersin.
- Phép lặp:
+ Lặp từ “mẫu”
+ Lặp từ “họ”
- Phép đồng nghĩa: “giới hạn quê hương không nhốt được lòng họ và đời họ” ở câu (5) đồng nghĩa “nhân loại” trong câu (6) và câu (7).
- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước (từ “và” ở câu (10) để tạo sự liên kết với câu (9) đứng trước nó).
- NV2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Cho đoạn văn sau: Cắm bơi một mình trong đêm (1). Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường (2). Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm (3). Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng (4). Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng (5). Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta (6). Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng (7). (Theo Trần Ngọc Thêm) Đoạn trích trên có thể gọi là đoạn văn hoàn chỉnh được chưa? Vì sao? Câu 2. Đọc các đoạn văn sau: a. Hôm sau, vua ra cửa Đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng ruớc vào trong thành. (Trích Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ) b. Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay (...). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng. Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. (Trích Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử) c. Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Rồi hai anh em lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho em ở riêng. Người anh chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng đều cho làm rẽ, ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, lại cho là đần độn, không đi lại với em nữa. (Cây khế - Truyện cổ tích) 1. Cho biết các câu trong đoạn được liên kết với nhau nhờ những phương tiện liên kết nào - thuộc những phép liên kết nào? Chỉ ra tác dụng của từng phương tiện liên kết đã được dùng? 2. Câu cuối trong đoạn a, đã là một câu hoàn chỉnh chưa? Nếu tách riêng ra khỏi đoạn, nó có hợp lí và được chấp nhận không? |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Đoạn trích trên có 7 câu.
- Xét về hình thức: các câu có liên kết.
- Xét về nội dung: các câu không có sự liên kết, lan man, không rõ chủ đề.
à Như vậy, về hình thức các câu có vẻ liên kết nhưng nội dung thông báo khác nhau, được đứng cạnh nhau một cách thiếu lô-gic, thiếu sự thống nhất về đề tài, chủ đề, nội dung tản mạn. Đó không phải là đoạn văn hoàn chỉnh.
Câu 2.
Đoạn a: Sử dụng phép liên kết và phương tiện liên kết sau:
- Phép lặp từ: “Vua”, ngoài tác dụng liên kết còn tập trung được sự chú ý của người đọc vào nhân vật được nói đến.
- Câu cuối: nếu tách riêng ra ngoài thì không chuẩn về cấu tạo ngữ pháp, chưa diễn đạt được ý trọn vẹn nhưng ở trong đoạn văn này do có mối liên hệ với các câu trước về ý nên nó vẫn thể hiện được một nội dung rõ ràng, thậm chí còn làm tăng mối liên kết giữa các câu bởi sự ngắn gọn và làm nổi bật được hành động của nhân vật được nói đến. (Có thể hiểu là rút gọn)
Đoạn b: Sử dụng phương tiện liên kết là cụm từ “văn học dân gian” - thuộc phép lặp. Tác dụng: Làm cho các câu liên kết với nhau về đề tài, tập trung vào đối tượng được nói đến.
Đoạn c: Sử dụng các phương tiện liên kết là các từ ngữ thuộc các phép liên kết sau:
- Phép nối:
+ “Rồi”: chỉ ra trình tự trước sau của các sự việc
+ “Nhưng, còn”: chỉ ra sự đối chiếu, tương phản về ý nghĩa giữa các câu được liên kết. Từ đó hướng người đọc chú ý vào sự đối sánh giữa các nhân vật.
- Phép thế: “Họ, thấy thế”: Làm cho cách diễn đạt ngắn gọn hơn, không bị lặp.
- Phép lặp: “Người anh”, “người em”, “hai anh em”: tập trung được sự chú ý của người đọc vào các nhân vật được nói đến.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác