Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 - Công nghệ trồng trọt sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn hoạt động trải nghiệm 10 sách kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)

Xem video về mẫu Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)

KHỞI ĐỘNG

Cùng theo dõi video sau đây và nêu cảm nhận của mình về thông điệp mà đoạn clip truyền tải.

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Tuần 2 - Tiết 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Rèn luyện tính cách và tư duy tích cực trong cuộc sống hằng ngày

Điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực

Thể hiện quan điểm sống của bản thân

Hoạt động 1: Xác định tính cách của bản thân

Xác định một số nét nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác.

Gợi ý:

Một số từ miêu tả nét nét tính cách của bản thân

Em hãy xác định những tính cách nào là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Em xác định tính cách của bản thân như thế nào?

CÁC GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 10 KNTT KHÁC:

Gợi ý:

Căn cứ vào hành vi, thói quen, cách ứng xử,… của bản thân trong cuộc sống hằng ngày

Căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội của bản thân

Lắng nghe nhận xét của người thân thiết, gần gũi về mình

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

Đọc ví dụ SGK trang 15 và trả lời câu hỏi:

  • Tư duy có ảnh hưởng như thế nào đến cách giao tiếp, ứng xử?
  • Em hãy nêu thêm ví dụ cho thấy tư duy có ảnh hưởng đến cách giao tiếp, ứng xử.
  • Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy tích cực thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.

Ví dụ cho thấy tư duy có ảnh hưởng đến cách giao tiếp, ứng xử:

Tư duy tích cực

Bị điểm kém vì không học bài và thuộc bài → chân thành nhận lỗi với bố mẹ, hứa cố gắng chăm chỉ để cải thiện tình hình học tập.

Tư duy tiêu cực

Bạn không cho chép bài trong giờ kiểm tra → không chơi với bạn nữa.

Hoạt động nhóm

Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và thực hiện yêu cầu:

  • Nêu cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
  • Bình tĩnh, không nóng vội
  • Đặt mình vào vị trí của người khác
  • Thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông,

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quan điểm sống

Chia học sinh thành các nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Thế nào là quan điểm sống?

Quan điểm sống của cá nhân sẽ ảnh hưởng, chi phối lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó như thế nào? Cho ví dụ

Quan điểm sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, về mục đích sống, về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, về lối sống, cách sống.

Quan điểm sống của cá nhân rất quan trọng, nó sẽ định hướng, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.

Hãy nêu một số quan điểm sống của em

Cho một số quan điểm sống sau:

“Có chí thì nên” – Tục ngữ Việt Nam.

“Thất bại là mẹ của thành công” - Khuyết danh.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - Tục ngữ Việt Nam.

Chia lớp thành 2 nhóm Ủng hộ và Phản đối, tranh biện về 3 quan điểm sống nêu trên.

CÁC TÀI LIỆU TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 CHẤT LƯỢNG:

LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân

Em hãy lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu về tính cách của bản thân.

Gợi ý

Điểm mạnh của bản thân

Việc cần làm để phát huy

Thời gian thực hiện

Từ...đến....

Ví dụ: chăm chỉ

ü Chăm chỉ học tập.

ü Chăm chỉ làm việc lớp, việc trường, việc nhà.

ü ......

 

Ví dụ 1: nhút nhát

 

 

 

 

§  Tăng cường giao tiếp với bạn bè và mọi người.

§  Tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

 

Ví dụ 2:

Hiếu thắng 

 

 

 

§  Lắng nghe nhu cầu, mong muốn của người khác.

§  Suy nghĩ, cân nhắc xem nhu cầu, mong muốn của họ có chính đáng không.

§  Tìm cách dung hòa giữa nhu cầu, mong muốn chính đáng của mình với nhu cầu, mong muốn chính đáng của họ.

 

Em hãy:

  • Rèn luyện tính cách theo kế hoạch đã xây dựng.
  • Chia sẻ kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.

KẾT LUẬN

Việc thay đổi những nét tính cách còn hạn chế của bản thân không phải là điều dễ dàng và thay đổi được ngay mà đòi hỏi phải có thời gian. Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết tâm, kiên trì rèn hằng ngày và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người thân thì sẽ thành công.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Hoạt động 5. Điều chỉnh tư duy của bản thân theo hưởng tích cực

Đề xuất cách ứng xử thể hiện tư duy tích cực trong tình huống:

  • Tình huống 1: Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn.
  • Tình huống 2: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.

Tình huống 1

Tuấn nên nghĩ là Tùng có việc bất khả kháng nên mới không đến dự sinh nhật của mình được. Tuấn sẽ không giận hay trách bạn mà khi gặp bạn sẽ hỏi thăm xem Tùng gặp phải chuyện gì.

Tình huống 2

Mai nên nghĩ là do bố mẹ lo lắng cho sự an toàn của mình. Vì vậy, Mai có thể giải thích cho yên tâm hoặc vui vẻ nghe lời bố mẹ ở nhà, không đi chơi nữa.

Trong tuần, tháng vừa rồi em có tư duy, suy nghĩ tiêu cực về hành vi, việc làm của ai đó như thế nào?

Hãy kể 1-2 suy nghĩ tiêu cực em từng có?

Em hãy tự điều chỉnh tư duy, suy nghĩ tiêu cực của bản thân theo mẫu sau:

Hành vi, việc làm

Tư duy, suy nghĩ tiêu cực đã có

Tư duy, suy nghĩ tích cực sau khi điều chỉnh

1

 

 

2

 

 

3

 

 

HS xem video

Kết luận

Điều chỉnh suy nghĩ (tư duy) theo hướng tích cực là rất cần thiết giúp chúng ta hạn chế cảm xúc tiêu cực; có hành động, ứng xử phù hợp; không làm tổn thương người khác và gây hại cho sức khỏe, học tập và công việc của  bản thân.

VẬN DỤNG

Hoạt động 6: Rèn luyện tính cách và tư duy tích cực trong cuộc sống hằng ngày

Hướng dẫn

  • Rèn luyện theo kế hoạch đã xây dựng để thay đổi, khắc phục những nét tính cách còn hạn chế của bản thân.
  • Rèn luyện cách suy nghĩ (tư duy) của bản thân theo hương tích cực trong cuộc sống hằng ngày.
  • Kiên trì rèn luyện hằng ngày và nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ khi gặp khó khăn.
  • Ghi lại kết quả em đã đạt được, những khó khăn em đã gặp phải trong quá trình em rèn luyện và những biện pháp em đã làm để vượt qua khó khăn.

Hoạt động 7: Thể hiện quan điểm sống của bản thân

  • Nêu quan điểm của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay và liên hệ bản thân.
  • Chia sẻ quan điểm sống của em với bạn bè và những người xung quanh.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hoàn thành bài tập phần vận dụng (Hoạt động 6, 7)
  • Đọc trước bài sau - Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân
Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức (cả năm)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay