Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài 1. THẦN THOẠI VÀ SỬ THI
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..
Số tiết: ... tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,…) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau.
- Nhận biết và sửa được lỗi dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa; có thói quen cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác, đạt hiệu quả giao tiếp.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; một hiện tượng trong cuộc sống hoặc một vấn đề đặt ra từ một hay một số tác phẩm văn học.
- Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp; tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hóa trên thế giới.
- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,…) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực nhận biết, phân tích một số đặc điểm của sử thi.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em hãy nêu các thể loại văn học dân gian mà em đã học được đã biết.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thần thoại và sử thi. Đây là 2 thể loại tự sự của văn học dân gian.
Hoạt động 1: Khám phá Tri thức ngữ văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày kiến thức về thần thoại và sử thi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1. Thần thoại và sử thi - Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa,… phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội. - Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những sự kiện lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. 2. Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lờ người kể chuyện và lời nhân vật - Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. - Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ. - Cốt truyện của thần thoại và sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại. - Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên. - Trong thần thoại và sử thi, lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện. |
- GV yêu cầu HS: Đọc trước văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và văn bản Chiến thắng Mtao Mxây, phân tích đặc điểm của thần thoại và sử thi trong hai văn bản đó.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ĐỌC VĂN BẢN
TIẾT…VĂN BẢN 2. CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Sử thi Ê-đê)
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,… và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiến thắng Mtao Mxây;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh liên quan đến bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em hãy nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các văn bản liên quan đến các vị thần.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu những thông tin chung về sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Sử thi Đăm Săn (Bài ca chàng Đăm Săn – Klei khan Đăm Săn) - Là bộ sử thi anh hùng của người Ê-đê, dài 2077 câu, gồm 7 chương. - Thể hiện đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. 2. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây - Thuộc chương IV của sử thi Đăm Săn. - Đoạn trích kể chuyện tù trưởng Mtao Mxây lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng đi vắng đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đánh Mtao Mxây để cứu vợ về. - Bố cục: 3 phần: + Trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây + Cảnh Đăm Săm cùng tôi tớ ra về sau chiến thắng + Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: + Nêu cử chỉ, hành động, thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây trong trận chiến. + Chỉ ra chi tiết thần kì trong đoạn cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Sau khi Đăm Săn đánh bại Mtao Mxây, tôi tớ của Mtao Mxây có đi theo Đăm Săn không? Họ có thái độ như thế nào? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi: + Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng như thế nào? Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê? + Nhận xét về cách miêu tả hình dáng và vẻ đẹp sức mạnh của Đăm Săn. Gợi ý: Tác dụng của lối nói quá và cách ví von. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết qủa - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây - Đăm Săn khiêu chiến: + Thách đấu: Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta + Đe dọa: Ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổi đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra + Sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường: § đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là § đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là - Mtao Mxây đáp lại: run sợ, sợ Đăm Săn đâm lén, tần ngần, do dự, mỗi bước mỗi đắn do. - Diễn biến cuộc chiến:
è Cuộc giao chiến cho thấy: + Bản lĩnh, tài năng của Đăm Săn + Sư kém cỏi, huênh hoang của Mtao Mxây - Sự giúp đỡ của Hơ Nhị và ông Trời à biểu tượng cho sự tiếp sức, ủng hộ của cộng đồng đối với người anh hùng của mình. 2. Cảnh Đăm Săn cùng tôi tớ ra về sau chiến thắng - Đăm Săn đến từng nhà kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình. Số lần gọi: 3 lần (số 3 đại diện cho số nhiều, không tính xuể). - Ba lần đối đáp: + Lần 1: Đăm Săn gõ vào 1 nhà. + Lần 2: Đăm Săn gõ vào tất cả các nhà. + Lần 3: Đăm Săn gõ vào mỗi nhà trong làng. à Cả 3 lần, dân làng đều ủng hộ, đi theo Đăm Săn. Mỗi người ra về đông và vui như đi hội. è Ý nghĩa: + Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng. + Thể hiện sự yêu mến, tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân anh hùng. 3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng - Đăm Săn vui, vừa ra lệnh vừa mời mọc: “Hỡi anh em trong nhà! Xin mời tất cả mọi người đến với...” - Quang cảnh: đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả ngà. - Hình ảnh Đăm Săn: + Miêu tả hình dáng: tóc, ngực, tai, mắt, bắp đùi. + Miêu tả vẻ đẹp sức mạnh: như voi đực, hơi thở ầm ầm như sấm. + Miêu tả ăn uống: ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán. + Uy danh: tiếng tăm lừng lẫy. à Vẻ đẹp của Đăm Săn được kết tinh từ sức mạnh, vẻ đẹp và phẩm chất của cộng đồng Ê-đê. * Nghệ thuật: - Trường đoạn dài, câu cảm thán, hô ngữ, kiểu so sánh trùng điệp, liệt kê sự vui sướng, tấp nập, giàu có. à Niềm vui, tự hào của cộng đồng được thể hiện qua nhân vật tôi tớ và qua ngôn ngữ kể chuyện. à Kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, đoàn kết è Khát vọng của cộng đồng gửi gắm vào người anh hùng. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi. - Sử dụng hiệu quả lối miêu tả song hành, thủ pháp so sánh trùng điệp, phóng đại, đối lập, tăng tiến,… 2. Nội dung – Ý Nghĩa - Ý nghĩa: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của cộng đồng, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi. |
- GV yêu cầu HS: Hãy viết một đoạn văn (8 – 10 dòng) miêu tả lại trận chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.
- GV gợi ý HS xem lại bảng so sánh Đăm Săn và Mtao Mxây giữa các hiệp, lưu ý hình thức một đoạn văn.
- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp, sau đó chữa bài.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
Phiếu học tập:
Hiệp | Đăm Săn | Mtao Mxây |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
|
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác