Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết

Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ. Bộ giáo án chuyên đề sẽ hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, mở rộng kiến thức, năng lực nâng cao, định hướng tương lai. Thao tác tải về đơn giản. Thầy cô xem mẫu trước dưới đây.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 1: TÌNH YÊU

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tình yêu.
  • Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, thiết kế áp phích tuyên truyền về những điều cần tránh trong tình yêu.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống liên quan đến tình yêu.
  • Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân
  • Có kĩ năng xử lí đúng đắn trước những vấn đề liên quan đến tình yêu.
  • Ủng hộ tình yêu chân chính, phê phán những biểu hiện cần tránh trong tình yêu.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trác nhiệm trước những vấn đề liên quan tới tình yêu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,…liên quan tới tình yêu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 1010.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Tình yêu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, huy động những hiểu biết của HS về tình yêu để dẫn vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh – ai đúng” – Nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình yêu; HS vận dụng kiến thức hiểu biết, kiến thực thực tế của bản thân để chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm:

- Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình yêu.

- Suy nghĩ, cảm nhận về tình yêu qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình yêu vừa tìm được.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh – ai đúng”Nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình yêu.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV chọn hai đội chơi, mỗi đội 4 – 5 HS.

+ Lần lượt mỗi độ trong từng nhóm sẽ nêu một câu, không trùng lặp.

+ Trong cùng một thời gian, nhóm nào nêu được nhiều câu đúng hơn sẽ thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu tên trò chơi, chia thành hai đội chơi và lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 đội chơi lần lượt nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình yêu:

+ Cô kia cắt cỏ bên sông/ Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây/ Sang đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này: Có lấy anh chăng?

+ Muốn ăn cơm trắng cá kho/ Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò cùng anh.

+ Trên rừng có cây bông kiểng/ Dưới biển có cá hóa long/ Con cá lòng ròng ẩn bóng ăn rong/ Anh đi Lục tỉnh giáp vòng/ Tới đây trời khiến cho lòng thương em.

+ Ăn chanh ngồi gốc cây chanh/ Lấy anh thì lấy, về Thanh không về.

+ Bỏ thì thương, vương thì tội.

+ Chê anh một chai, phải anh hai lọ.

+ Nồi nào úp vung nấy.

+ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

+ Đôi ta thương mãi nhớ lâu/ Như sông nhớ nước, như cành dâu nhớ tằm.

+ ....

- GV yêu cầu đội chơi còn lại lắng nghe đội bạn trả lời, nhận xét câu trả lời có trùng lặp hay không; các HS còn lại tích cực cổ vũ hai đội chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc trong trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tình yêu là món quà kì diệu, tiếp cho con người sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thiện bản thân và hạnh phúc trong cuộc đời. Nhưng yêu ai, yêu khi nào và yêu như thế nào là vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải cân nhắc. Bài học này sẽ giúp các em có nhận thức và hành động đúng về tình yêu. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Tình yêu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính.
  2. Nội dung:

- Thế nào là tình yêu?

+ GV giới thiệu, chiếu một số hình ảnh minh hoạ của tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua, hướng dẫn HS đọc tóm tắt và đoạn trích của tác phẩm trong SGK; HS suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình yêu giữa Thư và Việt An (Tiểu Li) trong đoạn trích.

+ GV nêu câu hỏi: Nêu một số quan niệm về tình yêu mà em biết; HS đưa ra một số định nghĩa về tình yêu và đưa ra một định nghĩa được cho là hợp lí nhất.

+ GV nhận xét, phân tích, kết luận.

- Những biểu hiện của tình yêu chân chính

+ GV hướng dẫn HS đọc trường hợp ở mục b trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời hai câu hỏi trong SGK; HS nêu những biểu hiện của tình yêu chân chính và giải thích, lấy ví dụ minh hoạ cho những biểu hiện đó.

- GV nhận xét, phân tích, kết luận về biểu hiện của tình yêu chân chính.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở:

- Khái niệm tình yêu.

- Những biểu hiện của tình yêu chân chính.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu, chiếu một số hình ảnh minh hoạ của tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), hướng dẫn HS đọc tóm tắt và đoạn trích của tác phẩm trong SGK tr.5, 6.

-  GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình yêu giữa Thư và Việt An (Tiểu Li) trong đoạn trích.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số quan niệm về tình yêu mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc tóm tắt và đoạn trích trong SGK để nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình yêu giữa Thư và Việt An.

- HS thảo luận, đưa ra một số quan niệm về tình yêu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình yêu giữa Thư và Việt An.

+ Một số quan niệm về tình yêu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tình yêu và tình yêu chân chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 HS), đọc trường hợp mục b (câu chuyện giữa T và P) SGK tr.6, 7 và cho biết:

+ T và P đã vượt qua những khó khăn gì để đến được với nhau?

+ Tình yêu giữa T và P có phải là tình yêu chân chính không?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

+ Tình yêu chân chính là gì?

+ Những biểu hiện cơ bản của tình yêu chân chính.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 HS), đọc trường hợp mục b (câu chuyện giữa T và P) SGK tr.6, 7 để tìm hiểu về:

+ Những khó khăn mà T và P đã vượt qua để đến được với nhau.

+ Chứng minh tình yêu giữa T và P là tình yêu chân chính.

- HS rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn và phân tích của GV:

+ Tình yêu chân chính là gì?

+ Những biểu hiện cơ bản của tình yêu chân chính.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi thảo luận về trường hợp b (câu chuyện giữa T và P).

- GV mời đại diện HS trình bày về:

+ Khái niệm tình yêu chân chính.

+ Những biểu hiện của tình yêu chân chính.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tình yêu chân chính và những biểu hiện của tình yêu chân chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính

a) Thế nào là tình yêu

* Trả lời câu hỏi thảo luận

Tình yêu giữa Thư và Việt An vô cùng trong sáng và thiêng liêng. Nó được ví như những hạt sương long lanh, trong vắt dưới ánh nắng ban mai.

* Quan niệm về tình yêu

- Là một dạng tình cảm đặc biệt (quyến luyến, nhớ nhung, bồn chồn,…).

- Nảy sinh trên cơ sở sự hòa hợp về tâm hồn (rung cảm, thấu hiểu, đồng điệu,…).

- Có sự khát khao được gần gũi chia sẻ .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thế nào là tình yêu chân chính

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- T và P đã vượt qua những khó khăn về khuyết tật, khoàng cách địa lí, kinh tế,…để đến được với nhau.

- Tình yêu giữa T và P có đặc điểm : sự chung thủy, đồng cảm, trách nhiệm, sự chân thành, tin cậy.

à Đây là tình yêu chân thành.

* Tình yêu chân chính và biểu hiện của tình yêu chân chính

- Tình yêu chân chính:  là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiên bộ của xã hội.

- Biểu hiện cơ bản của một tình yêu chân chính:

+ Sự chung thuỷ:

·        Là nền tảng quyết định tình yêu đó tiên xa được bao nhiêu.

·        Tại một thời điểm chỉ yêu một người, luôn coi người mình yêu là duy nhất, mọi tâm huyết, tình cảm đều chỉ dành riêng cho người đó, không cho bất cứ một ai khác xen ngang vào mối quan hệ hai người.

+ Sự đồng cảm:

·        Tình yêu cần sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão của nhau.

·        Hoà hợp về tính cách.

·        Quyến luyến, mong muốn được gần gũi, gắn bó bên nhau.

+ Trách nhiệm:

·        Tinh thần trách nhiệm trong tình yêu thể hiện qua sự hi sinh, chăm sóc, lo lắng, giúp đỡ nhau một cách tự nguyện, bảo vệ cho nhau và cùng nhau phấn đấu tạo dựng tương lai.

·        Không làm cho người yêu đau khổ, cùng nhau vượt qua những thử thách, khó khăn.

·        Có ý thức trách nhiệm đối với tương lai, hạnh phúc của nhau.

+ Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía:

·        Trung thực, không lừa dối, giấu giếm nhau điều gì, tạo dựng niềm tin đối với nhau.

·        Tôn trọng sở thích, nhu cầu, quyết định, công việc,... của nhau, không áp đặt, định kiên trong tỉnh yêu.

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số điều cần tránh trong tình yêu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số điều cần tránh trong tình yêu.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện Tâm sự người trong cuộc ; HS đọc truyện, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm với kĩ thuật mảnh ghép để trả lời câu hỏi :

+ Có những điều gì cần tránh trong tình yêu.

+ Nêu ví dụ minh họa.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở một số điều cần tránh trong tình yêu.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc câu chuyện Tâm sự người trong cuộc SGK tr.7, 8, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tâm sự trên đã mắc sai lầm gì trong tình yêu?

+ Tại sao nhân vật chính trong câu chuyện lại quyết định chấm dứt mối tình của mình?

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm (sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, trả lời câu hỏi:

+ Có những điều gì cần tránh trong tình yêu?

+ Nêu ví dụ minh họa.

- GV chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận theo 2 vòng:

+ Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tương ứng với một điều cần tránh trong tình yêu. Cần đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm đều phải giải thích được vì sao cần tránh điều đó trong tình yêu.

+ Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

GV cấu trúc các nhóm thành các nhóm mới sao cho mỗi nhóm mới đều phải có đầy đủ đại diện các nhóm từ vòng 1. Các thành viên ở nhóm mới sẽ đóng vai trò là chuyên gia chia sẻ với các thành viên nhóm khác về câu trả lời của nhóm mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và thực hiện lần lượt các nhiệm vụ:

+ Đọc câu chuyện Tâm sự người trong cuộc và trả lời câu hỏi.

+ Tìm hiểu những điều cần tránh trong tình yêu, lấy ví dụ minh họa.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi sau khi đọc chuyện Tâm sự người trong cuộc.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày một số điều cần tránh trong tình yêu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những điều cần tránh trong tình yêu.

2. Tìm hiểu một số điều cần tránh trong tình yêu

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Các bạn trong tâm sự trên đã mắc sai lầm trong tình yêu: ngộ nhận, ích kỉ.

- Nhân vật chính trong câu chuyện lại quyết định chấm dứt mối tình của mình vì hậu quả do những sai lầm trong tình yêu.

* Một số điều cần tránh trong tình yêu

- Ngộ nhận: thích nhau qua ánh nhìn, cử chỉ quan tâm ân cần hay choáng ngợp trước vẻ ngoài của đối tượng mà chưa chú ý tới sự hoà hợp, đồng điệu vê tâm hồn.

- Vụ lợi: lợi dụng tình cảm của người yêu đề thoả mãn nhu cầu ích kỉ của bản thân,

- Ích kỉ:

+ Chỉ nghĩ đến bản thân mình, không chịu lắng nghe cảm xúc của người yêu, đòi hỏi người yêu làm theo tất cả những gì mà mình mong muốn.

+ Muốn chiếm hữu, kiểm soát, ràng buộc người yêu.

+ Coi người yêu chỉ là công cụ đề lấp đầy khoảng trống trong lòng.

- Yêu nhiều người cùng một thời điểm: người cùng một lúc yêu nhiều người không thể có một tình yêu chân thành, đúng nghĩa.

- Quan hệ tình dục sớm, không an toàn: ở lửa tuổi vị thành niên, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, tâm lí cũng chưa ổn định, chưa có sự chuẩn bị kiên thức về sinh sản, giới tính, tình dục an toàn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.  

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố những tri thức vừa khám phá về tình yêu qua việc bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống liên quan tới tình yêu.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3, 4 phần Luyện tập SGK tr.8, 9; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời cho các bài tập 1, 2, 3, 4.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu yêu cầu cho HS thảo luận: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

  1. Nếu không có sự hoà hợp về tâm hồn và khát khao gần gũi, chia sẻ thì đó không phải là tình yêu đôi lứa.
  2. Không nên quan hệ tình dục khi không có ý định gắn bó cùng nhau lâu dài.
  3. Quan hệ tình dục sớm là điều hoàn toàn bình thường, nhất là trong xã hội hiện đại.
  4. Tuổi học trò mà không yêu thì thật là đáng tiếc!

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu để thực hiện  nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:

  1. Đồng tình, vì đó là bản chất của tình yêu.
  2. Đồng tình, vì nếu quan hệ tình dục khi không xác định gắn bó cùng nhau lâu dài thì sẽ gây tổn thương cho nhau và có thể để lại những hậu quả không tốt.
  3. Không đồng tình, vì trong xã hội hiện đại, hiện tượng quan hệ tình dục sớm có xu hướng ngày càng tăng, nhưng không nên coi đó là “điều hoàn toàn bình thường”, vì những hệ luy không tốt của nó.
  4. Không đồng tình, vì ở lứa tuổi học trò, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Không nên gượng ép vấn đề tình yêu ở tuổi học trò.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhận xét về các hành vi của các nhân vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận xét một hành vi của các nhân vật sau:

  1. Nhóm 1: Cho rằng mình đã gặp được tình yêu “sét đánh”, S liền tỏ tình ngay lập tức với một bạn nữ mới quen qua mạng.
  2. Nhóm 2: K yêu hai người cùng một lúc vì cho rằng làm thế để dự phòng, nhỡ một trong hai người rời bỏ mình thì vẫn còn người yêu thương mình.
  3. Nhóm 3: Mặc dù nhiều bạn chê người yêu của H không xinh, nhà nghèo nhưng H vẫn luôn bảo vệ người yêu mình vì theo H đó là cô gái giàu nghị lực, học giỏi và tốt bụng.
  4. Nhóm 4: Q luôn yêu cầu người yêu phải nghe theo mình mọi việc vì cho rằng, đó mới là sự hoà hợp trong tình yêu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

  1. Không đồng tình với hành vi của S vì sự vội vàng là điểu cần tránh trong tình yêu.
  2. Không đồng tình với K vì việc làm đó là không chung thuỷ trong tình yêu.
  3. Đồng tình với suy nghĩ và việc làm của H vì điều đó thể hiện bản chất tốt đẹp của tình yêu chân chính.
  4. Không đồng tình với việc làm của Q vì đó là sự ích kỉ trong tình yêu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Em xử lí như thế nào nếu là các bạn trong những tình huống sau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm đóng vai và xử lí các tình huống sau:

+ Nhóm 1, 2: Trong lớp, Q rất quý C vì C học giỏi, lại thường giúp đỡ Q. Một lần, Q được C tặng bưu thiệp, trong đó có việt dòng chữ “Tớ yêu cậu!”. Q cũng không rõ tình cảm mình dành cho C có phải là tình yêu không nên rất bối rồi, không biết phải làm thế nào.

+ Nhóm 3, 4: Vội làm quen và yêu một người qua mạng xã hội nhưng khi gặp mặt, B nhận thấy người đó có nhiêu điểm không phù hợp nên đã nói lời chia tay. Tuy nhiên, người đó vẫn tìm mọi cách theo đuổi và đe doạ khiên B rất lo sợ nhưng không biết phải làm gì.

+ Nhóm 5, 6: D và T là đôi bạn gái thân thiết. Gần đây, D thấy T có những biểu hiện rất lạ: quan tâm quá mức tới D (nắm tay, vuốt tóc, ôm, tặng quà, ghen tức khi thấy D nói chuyện thân mật với các bạn nam,...). D rất ngại ngần, không biết nên ứng xử như thế nào với T.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu để đóng vai và xử lí tình huống.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

  1. Vì chưa rõ tình cảm của mình dành cho C có phải là tình yêu không, Q nên thể hiện thái độ bình thường với C, nói rõ với C về tình cảm của mình và mong C hãy giữ mối quan hệ ở mức tình bạn để tập trung cho việc học tập. Nếu sau này, tình bạn đó trở thành tình yêu thì là điều đáng quý. Nếu không, hai người cũng có một tình bạn đẹp.

 

  1. B nên chia sẻ điều đó với người đáng tin cậy (bố mẹ, thầy, cô giáo,...) để nhờ sự trợ giúp. B nên lưu lại những bằng chứng về sự đe doạ của người đó để có cách bảo vệ bản thân. B cũng nên nói với người đó là đã báo công an và để nghị can thiệp.
  2. D nên nói chuyện thẳng thắn, chân thành với T.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4: Em có lời khuyên gì dành cho bạn trong mỗi trường hợp sau

Bước1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc tình huống và đưa ra lời khuyên bằng cách ghi lên giấy nhớ với mỗi tình huống sau:

  1. B rất thích một bạn cùng lớp nhưng bạn lại không thích B nên B cảm thấy rất đau khổ vì điều đó.
  2. Một bạn cùng lớp tỏ tỉnh khiến G cảm thấy rất khó chịu và định công khai chuyện này lên mạng xã hội.
  3. Ð và V yêu nhau nhưng bố mẹ hai bên đều ngăn cấm quyết liệt với lí do các bạn đang học lớp 10, việc yêu đương sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập. Hai bạn lên kế hoạch bỏ học, trốn nhà đi làm thuê ở một nơi thật xa.
  4. P và Q yêu nhau khi đang học lớp 10. Vì mải yêu đương nên cả hai đều học hành sa sút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu để đưa ra lời khuyên dành cho mỗi bạn trong các tình huống.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

  1. Khuyên bạn hãy chia sẻ với người thân thiết, viết nhật kí về những cảm xúc của mình, tìm niềm vui ở việc giao tiếp với bạn bè, đọc truyện, xem phim, làm việc gì đó có ích,... ngoài giờ học. Điều quan trọng là không được sao nhãng việc học tập. Bạn sẽ tìm thấy niềm vui sống và những người đáng yêu, đáng quý khác trong cuộc sống.
  2. Khuyên bạn không nên làm thế. Hãy trân trọng tình cảm của những người yêu mình (nếu họ đúng mực). Trao đổi thẳng thắn với bạn ấy (hoặc nhờ bạn khác nói chuyện với bạn ấy) về tình cảm của mình để bạn hiểu.
  3. Khuyên các bạn không nên làm thế vì sẽ có những hệ lụy không tốt. Nếu bỏ đi thật xa, các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn: không có tiền bạc, người thân, gia đình; phải lao động vất vả; sống chung với nhau sẽ dẫn tới có thai ngoài ý muốn khi tuổi còn quá trẻ. Hãy nghe lời khuyên đúng đắn từ người lớn, học hành nghiêm túc để xây dựng tương lai tốt đẹp.
  4. Khuyên P và Q nên tính toán thời gian hợp lí, không nên vì mải yêu đương mà sao nhãng việc học hành, ảnh hưởng không tốt đến tương lai của cả hai.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ liên quan đến nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.9 cho HS thực hiện ở nhà.
  4. Sản phẩm:

- Bài thuyết trình bày tỏ suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò.

- Áp phích tuyen truyền về một số điều cần tránh trong tình yêu.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện:

- Em hãy viết một bài thuyết trình bày tỏ suy nghĩ về tình yêu học trò.

- Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về một số điều cần tránh trong tình yêu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu; kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm thông tin, hình ảnh; kĩ năng thiết kế để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào tuần học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Tình yêu chân chính.

+ Một số điều cần tránh trong tình yêu.

- Hoàn thành bài thuyết trình bày tỏ suy nghĩ về tình yêu học trò và thiết kế một áp phích tuyên truyền về một số điều cần tránh trong tình yêu.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 2 – Hôn nhân.

 

 

 

Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT chi tiết

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án word chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức cả năm, Giáo án word chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT, Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức

Giáo án lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay