Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết

Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ. Bộ giáo án chuyên đề sẽ hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, mở rộng kiến thức, năng lực nâng cao, định hướng tương lai. Thao tác tải về đơn giản. Thầy cô xem mẫu trước dưới đây.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết
Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 1

BÀI 1: TRANG TRÍ VÀ NGUYÊN TẮC TẠO HÌNH TRONG TRANG TRÍ (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được khái niệm của trang trí và vai trò của nghệ thuật trong trang trí đời sông.
  • Biết cách sắp xếp họa tiết, màu theo một số nguyên tắc và tạo được hòa sắc trang trí.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về trang trí và nguyên tắc tạo hình trong trang trí.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận biết được đặc điểm trang trí hình vuông và vận dụng trong thực hành sáng tạo.
  • Lựa chọn được họa tiết, chất liệu để thực hành.
  1. Phẩm chất
  • Có hiểu biết về vai trò của nghệ thuật trong trang trí cuộc sống, từ đó có cảm xúc trong học tập, thực hành.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của SPMT và ứng dụng trong cuộc sống.
  • Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Một số ảnh chụp, bài mẫu trang trí hình vuông, SPMT của HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10.
  • Đồ dùng học tập, giáy màu, bút vẽ, giấy vẽ, bút màu,…
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nghệ thuật trang trí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu về nghệ thuật trang trí và vai trò của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thảo luận về trang trí và vai trò của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống.

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.28, 29 và SPMT do GV chuẩn bị.

- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận nội dung trang trí và nghệ thuật trang trí liên quan đến chủ đề SGK tr.28, 29.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS có kiến thức về trang trí và nhận thức được vai trò của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống.

- Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4HS, quan sát một số hình ảnh trang trí hoa văn trên gối, gạch đất nung thời Lý – Trần, tem, khăn tay, hộp, túi xách, gạch hoa,…Sách CĐHT tr.28, 29 và cho biết: Em hãy nêu vai trò của nghệ thuật trang trí.

 - GV cho HS quan sát thêm một số SPMT trang trí hoa văn: 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.29 để định hướng kiến thức cho HS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát các hình ảnh trong SGK tr.28, 29 và SPMT do GV chuẩn bị.

- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận nội dung trang trí và nghệ thuật trang trí liên quan đến chủ đề SGK tr.28, 29.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời về vai trò của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS đọc phần Ghi nhớ về nghệ thuật trang trí.

 

1. Tìm hiểu về nghệ thuật trang trí

- Vai trò của nghệ thuật trang trí:

+ Giúp cho đời sống và xã hội ngày càng đẹp, hoàn thiện, sinh động hơn.

+ Nâng cao giá trị thẩm mĩ và kinh tế cho đồ vật.

- Nghệ thuật trang trí luôn phát triển đồng hành với sự phát triển của xã hội qua từng thời kì và ở mỗi giai đoạn đều có những nét đặc trưng, phản ánh quan niệm thẩm mĩ, phong tục, tín ngưỡng, truyền thống dân tộc,…được thể hiện qua các công trình nghệ thuật công cộng, thiết kế sách báo, đồ dùng hằng ngày như chén, lọ, bàn ghế, trang phục,…

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về màu sắc và hòa sắc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có kiến thức về màu sắc, hòa sắc nói chung và hòa sắc trong trang trí thực hành.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về màu sắc và nhắc lại những kiến thức đã được học ở cấp học trước.

- HS quan sát các hình ảnh SGK tr.30, 31.

- GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận nội dung liên quan đến màu sắc, hòa sắc trong SGK tr.30, 31.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS nhận thức, có kiến thức về màu sắc và hòa sắc.

- Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về màu tương phản, vòng màu, màu nóng, màu lạnh SGK tr.30 và cho biết: Thế nào là màu cơ bản, màu tương phản, màu nóng và màu lạnh.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.31 về màu sắc để định hướng kiến thức cho HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh độ đậm – nhạt của màu, trang trí hình vuông SGK tr.30, 31 và cho biết: Sắc độ và hòa sắc trong thực hành trang trí là gì?

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.31 về hòa sắc để định hướng kiến thức cho HS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh SGK tr.30, 31.

- HS thảo luận nội dung liên quan đến màu sắc, hòa sắc trong SGK tr.30, 31.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời về màu sắc và hòa sắc.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc phần Ghi nhớ SGK tr.31.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về màu sắc và hòa sắc

Tìm hiểu về màu sắc

- Màu cơ bản: còn gọi là màu gốc. Từ màu gốc có thể pha ra các màu khác nhau.

- Màu tương phản: là những màu đặt cạnh nhau có tính chất khác biệt, làm nổi bật nhau.

- Màu nóng: là những màu có sắc đỏ, cam, vàng.

- Màu lạnh: là những màu có sắc xanh, tím.

- Màu sắc là các mảng màu khác nhau trong thiên nhiên hoặc màu bản thân của từng vật thể. Dưới tác động của ánh sáng, màu sắc có nhiều sắc độ phong phú mà họa sĩ phải quan sát và khám phá.

Tìm hiểu về hòa sắc

- Sắc độ: còn gọi là độ đậm – nhạt của màu sắc. Mỗi màu có thể phát ra nhiều độ đậm – nhạt khác nhau, từ đậm nhất đến nhạt nhất, sao cho hài hòa.

- Hòa sắc trong trang trí thực hành: là sự sắp xếp các mảng màu cạnh nhau nhằm đạt được một tổng hòa chung, thống nhất và hài hòa về sắc độ.

- Hòa sắc là sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hòa về màu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Bố cục trang trí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu hiểu về một số nguyên lí trang trí cơ bản.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số nguyên lí trang trí cơ bản.

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.32, 3.

- HS thảo luận về kiến thức trang trí, một số nguyên lí trong trang trí đã được học ở cấp học trước.

- GV hướng dẫn HS quan sát, gợi ý cho HS nêu những hiểu biết cá nhân về nội dung liên quan đến bài học trong SGK tr.32, 33.

- GV trình bày một số nguyên lí cơ bản trong trang trí hình vuông: nguyên lí đăng đối, đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, tự do.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS hiểu biết về một số nguyên lí cơ bản trong trang trí và trang trí hình vuông.

- Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu bố cục trong trang trí theo nguyên lí đăng đối và đối xứng.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu bố cục trong trang trí theo nguyên lí hàng lối/nhắc lại.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu bố cục trong trang trí theo nguyên lí xen kẽ.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu bố cục trong trang trí theo nguyên lí tự do.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.32, 33.

- HS thảo luận theo nhóm về kiến thức trang trí, một số nguyên lí trong trang trí đã được học ở cấp học trước.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày một số nguyên lí cơ bản trong trang trí hình vuông: nguyên lí đăng đối, đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, tự do.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Bố cục trang trí

- Bố cục theo nguyên lí đăng đối và đối xứng:

+ Là dạng bố cục sắp xếp họa tiết, yếu tố tạo hình đối xứng qua trục ngang, trục dọc hoặc đường chéo.

+ Đăng đối và đối xứng cơ bản giống nhau về cách phân chia họa tiết.

- Bố cục theo nguyên lí hàng lối/nhắc lại:

+ Là dạng bố cục sắp xếp các họa tiết trong một hình (một nhóm hình) nhắc lại, trang trí cùng chiều hoặc ngược chiều, có hình dạng, màu sắc, khoảng cách giống nhau.

+ Họa tiết trong bố cục hàng lối đảm bảo tính liên tục theo một trật tự, có thể mở ra nhiều hướng.

- Bố cục theo nguyên lí xen kẽ:

+ Là dạng bố cục sử dụng một họa tiết sắp xếp xen kẽ với một (hoặc một nhóm) hoạ tiết khác, giúp bố cục thêm phong phú, sinh động.

- Bố cục tự do:

+ Là dạng bố cục sắp xếp hình, mảng chính, phụ, hoa văn, màu sắc không giống nhau; không tuân theo các nguyên tắc đối xứng, hàng lối, nhưng có mối liên hệ với nhau.

+ Hình chính thường có tỉ lệ rõ ràng, có màu sắc chủ đạo. Hình phụ bổ trợ, làm nổi bật hình chính và tạo cảm giác hài hòa.

 

 

Hoạt động 4: Họa tiết trang trí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có kiến thức về họa tiết, cách điệu và vai trò của hoạ tiết trong trang trí.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về họa tiết.

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.34, 35.

- HS thảo luận về họa tiết, cách điệu và ứng dụng kiến thức trong trang trí.

- GV hướng dẫn HS quan sát, nêu những hiểu biết cá nhân về nội dung liên quan đến bài học trong SGK tr.34, 35.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS hiểu biết về họa tiết, cách điệu và vai trò của họa tiết trong trang trí.

- Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn, họa tiết thời Lý – Trần, họa tiết thời Hậu Lê, họa tiết hoa sen và họa tiết hoa phượng SGK tr.34, 35 và cho biết: Em hãy cho biết họa tiết và sự cách điệu được thể hiện trong những SPMT này.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.35 để định hướng kiến thức.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.34, 35.

- HS thảo luận về họa tiết, cách điệu và ứng dụng kiến thức trong trang trí.

- GV hướng dẫn HS quan sát, nêu những hiểu biết cá nhân về nội dung liên quan đến bài học trong SGK tr.34, 35.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời về họa tiết, cách điệu và vai trò của họa tiết trong trang trí.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.35 để định hướng kiến thức.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Họa tiết trang trí

- Họa tiết:

+ Hình vẽ cách điệu từ hoa, lá, người, động vật, hình thể.

+ Có đường nét dứt khoát, cụ thể và được sáng tạo theo lối vẽ đặc trưng, đơn giản hóa của trang trí.

- Cách điệu:

+ Chắt lọc đường nét, hình thể đặc trưng nhất của đối tượng có thật.

+ Được chỉnh sửa, thêm bớt chi tiết, màu sắc và cường điệu hóa để đạt đến mức tượng trưng.

à Họa tiết trang trí (mô típ trang trí) là:

+ Hình vẽ đã được sáng tạo trên cơ sở mẫu thực tế trong thiên nhiên dưới dạng đơn giản hoặc cách điệu hóa.

+ Phản ánh được những nét đặc trưng của sự vật, đối tượng mẫu.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, SÁNG TẠO

Nhiệm vụ 1: Vẽ sao chép hình thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu cách ghi chép mẫu đơn giản từ thiên nhiên.
  2. Nội dung:

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.35.

- GV hướng dẫn hoặc thị phạm để HS quan sát và biết các bước thực hiện.

  1. Sản phẩm học tập: HS hiểu các bước ghi chép mẫu đơn giản từ thiên nhiên.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tham khảo một số SPMT:

- GV hướng dẫn HS lựa chọn mẫu: Lá cây, bông hoa,…có hình đơn giản.

- GV hướng dẫn, kết hợp thị phạm để HS quan sát và biết các bước thực hiện.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.35.

- HS quan sát GV hướng dẫn, thị phạm để biết các bước thực hiện.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nắm được các bước ghi chép mẫu đơn giản từ thiên nhiên.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Vẽ sao chép hình thiên nhiên

- Bước 1: Vẽ phác các vật thể.

- Bước 2: Thể hiện nhịp điệu và sự tương phản của các đường, hình dạng, tông màu, màu sắc, hoa văn, bố cục và hình thức của nó.

- Bước 3: Tẩy các đường nét không cần thiết.

- Bước 4: Vẽ chi tiết các đường nét.

 

Nhiệm vụ 2: Vẽ cách điệu họa tiết

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu cách chắt lọc đường nét và tìm nét đặc trưng một mẫu đơn giản từ thiên nhiên.
  2. Nội dung:

- HS quan sát các hình SGK tr.36, 37.

- GV hướng dẫn, thị phạm để HS quan sát và biết các bước thực hiện.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS hiểu các bước tìm nét đặc trưng một mẫu đơn giản từ thiên nhiên.

- HS biết cách thực hành và chắt lọc đường nét từ những mẫu đơn giản trong thiên nhiên.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tham khảo một số SPMT vẽ cách điệu họa tiết.

- GV hướng dẫn, thị phạm cho HS các bước thực hành.

- GV yêu cầu HS làm bài thực hành: Thực hành vẽ họa tiết trang trí.

- GV lưu ý HS:

+ Vẽ hoạ tiết từ mẫu thật ngoài thiên nhiên.

+ Chất liệu: giấy, chì, màu nước, màu bột, màu acrylic,…

+ Khuôn khổ: tự chọn.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình SGK tr.36, 37.

- HS lắng nghe, quan sát GV hướng dẫn, thị phạm các bước thực hiện.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nắm được các bước tìm nét đặc trưng một mẫu đơn giản từ thiên nhiên.

- HS thực hành vẽ họa tiết trang trí.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Vẽ cách điệu họa tiết

- Bước 1: phác khung tổng thể.

- Bước 2: giản lược mảng hình và chia lại bố cục hình.

- Bước 3: cách điệu mảng, nét.

- Bước 4: phối màu.

 

  1. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét, phân tích được sản phẩm của cá nhân và bạn.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát SPMT.

- HS thảo luận theo gợi ý SGK tr.37.

  1. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày theo hình thức nhóm.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung:

+ Em lựa chọn mẫu nào để thực hiện? Vì sao?

+ Hình dáng và đặc trưng mẫu em đã chọn để thực hiện là gì?

+ Thứ tự các bước vẽ cách điệu.

+ Hình thức cách điệu.

+ Phương pháp phối màu.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo gợi ý SGK tr.37.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng được họa tiết đã cách điệu để trang trí một đồ vật cá nhân yêu thích.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS lựa chọn đồ vật cá nhân và cách ứng dụng họa tiết trên đồ vật đó.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn màu vẽ phù hợp với thực tế tại địa phương.

  1. Sản phẩm học tập: SPMT trang trí cách điệu do HS thực hiện.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh sản phẩm trang trí SGK tr.37.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS lựa chọn đồ vật cá nhân và cách ứng dụng họa tiết trên đồ vật đó.

- GV thị phạm, hướng dẫn HS quan sát để biết các bước thực hiện.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn màu vẽ phù hợp với thực tế tại địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS thực hiện SPMT trang trí cách điệu tại nhà và báo cáo GV vào chuyên đề sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- HS ôn lại kiến thức đã học trong Bài 1.

- Xem và chuẩn bị trước nội dung Bài 2 – Thực hành trang trí hình vuông.

Tải giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT chi tiết

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án word chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối tri thức cả năm, Giáo án word chuyên đề mĩ thuật 10 KNTT, Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối tri thức

Giáo án lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay