Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint lịch sử 10 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn lịch sử 10 sách cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)

Xem video về mẫu Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)

KHỞI ĐỘNG

  • HS quan sát Hình 12.1 SGK tr.12.1 và trả lời câu hỏi:
  • Em hãy trình bày một vài hiểu biết của mình về một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc – Trống đồng Ngọc Lũ.

BÀI 12: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC

  1. Cơ sở hình thành

1.1. Điều kiện tự nhiên

HS quan sát Lược đồ 12 đọc thông tin mục 1.1 SGK tr.83, 84 và trả lời câu hỏi:

Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

  • Vị trí địa lí:
    • Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
    • Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay; phía đông giáp biển.
  • Thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.
  • Vị trí địa lí:
    • Hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ.

=> Tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng.

Khí hậu:

  • Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
  • Lượng ánh sáng Mặt trời lớn và lượng mưa nhiều.

=> Thuận lợi để cư dân đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng.

  • Tài nguyên khoáng sản: phong phú như sắt, đồng, chì, thiếc,…

Cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

CÁC GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU KHÁC:

1.2. Cơ sở xã hội

  • HS quan sát quan sát Hình 12.2, 3 và đọc thông tin mục 1.2 SGK tr.84 và trả lời câu hỏi:
  • Hãy nêu cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa.

à Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội:

- Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ:  

Cư dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Đắp đê, trị thủy.

Khai hoang mở rộng địa bàn cư trú.

=> Thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

  1. Những thành tựu tiêu biểu

2.1. Đời sống vật chất

  • HS quan sát Hình 12.4 đọc đoạn tư liệu, thông tin mục 2.1 SGK tr.85 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Ăn

Mặc

Đi lại

- Nguồn lương thực, thực phẩm: gạo nếp, gạo tẻ; các loại rau, củ, quả; gia súc, gia cầm,thủy sản.

- Biết dùng gia vị, làm bánh, nấu rượu.Trong bữa ăn có mâm, bát, muôi,...

- Nam: đóng khố, đi chân đất; Nữ: mặc váy, đi chân đất.

- Vào lễ hội: trang phục có thêm đồ trang sức như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ.

- Nhà sàn có mái cong hình thuyền hay mái tròn, hình mui làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Phương thức di chuyển trên sông chủ yếu chủ yếu là dùng thuyền, bè.

2.1. Đời sống vật chất

HS quan sát hình ảnh dưới đây, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Hãy cho biết cư dân Văn Lang - Âu Lạc sử dụng muôi đồng, thạp đồng, nhà san để làm gì?

Muôi đồng: chứng tỏ người Việt đã ăn cơm, biết sử dụng nhiều vật dụng gắp thức ăn.

Thạp đồng: dùng để đựng lúa, chứng tỏ hạt lúa rất thiêng liêng nên cư dân đã trang trí thạp đồng rất công phu.

Nhà sàn: cư dân làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.

CÁC TÀI LIỆU Lịch sử 11 CHẤT LƯỢNG:

2.2. Đời sống tinh thần

  • HS đọc đoạn tư liệu, thông tin mục 2.2 SGK tr.85, 86 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Điêu khắc, luyện kim,

kĩ thuật làm gốm

Âm nhạc,

ca múa

Tín ngưỡng

Lễ hội, phong tục

- Điêu khắc, luyện kim,  kĩ thuật làm gốm đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao.

- Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm phản ánh sinh động cuộc sống của người Việt cổ.

- Âm nhạc, ca múa có tầm quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng,..

- Các hoạt động múa giao duyên nam nữ.

- Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức: thờ thần Mặt trời, thần núi, thần sông; thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; thực hành nghi lễ nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

- Lễ hội: cư dân thường đua thuyền, đấu vật.

- Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.

2.2. Đời sống tinh thần

  • HS quan sát hình ảnh:
  • Chim bay theo thuyền Đông Sơn là hình ảnh dạt dào cảm xúc được khắc hoạ trên thạp đồng Đào Thịnh.
  • Những hoạt động quan sát được: nhảy múa, chèo thuyền, giao long, chim bay, người đóng khố, váy, mũ lông chim,..

à Hình ảnh, hoa văn cho thấy sự hồn hậu, chất phác, hoà mình cùng thiên nhiên, thích ứng với tự nhiên một cách văn minh.

HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1:

  • Nhóm 1: Nêu một số câu ca dao, truyền thuyết nào nói về tục trầu cau.
  • Nhóm 2: Theo em, những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố nào?
  • Nhóm 3: Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay?

Một số câu ca dao, truyền thuyết nào nói về trầu cau:

  • Yêu nhau cau sáu bổ ba.
  • Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười.
  • Miếng trầu là đầu cầu chuyện.
  • Sự tích trầu cau,...

Những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố: điều kiện tự nhiên - khí hậu, sông nước, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, tinh thần cố kết cộng đồng,...

Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc: trầu cau vẫn giữ trong phong tục cưới xin; làm bánh chưng, bánh giầy tưởng nhớ tổ tiên; phong tục coi trọng người chết (chôn cất,...).

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

2.3. Tổ chức xã hội và nhà nước

HS quan sát sơ đồ 12.1, đọc đoạn tư liệu và thông tin trong mục 2.3 SGK tr.86 và trả lời câu hỏi:

  • Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? Nêu phạm vi của nhà nước Văn Lang.
  • Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào ngày nay?

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang.

Phạm vi của nhà nước Văn Lang: ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay.

Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc Việt Trì (Phú Thọ) ngày nay.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  • Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
  • Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

2.3. Tổ chức xã hội và nhà nước

Vua Hùng

(Lạc hầu giúp việc)

Bộ

(Lạc tướng cai quản)

Chiềng, chạ

(Bồ chính phụ trách)

Con trai vua gọi là

Quan lang

Con gái vua gọi là

Mỵ Nương

Xã hội bao gồm:

Người quyền quý, dân tự do và nô tì.

2.2. Đời sống tinh thần

Nhà nước Văn Lang đã được hình thành từ trung ương đến địa phương nhưng sơ khai, tổ chức đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức quan).

Nhà nước chưa có quân đội, chưa có luật pháp, nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước.

Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

HS quan sát Sơ đồ 12.2, Hình 12.6, đọc đoạn dữ liệu và trả lời câu hỏi:

Nêu chức năng của kinh đô Âu Lạc.

Vì sao thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí?

  • Chức năng của kinh đô: Thời Âu Lạc, người Việt tiếp tục đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. An Dương Vương đã cho xây thành Cổ Loa “dài đến ngàn trượng, cao và xoáy trôn ốc” để phòng vệ.
  • Thời Âu Lạc thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước nên tư liệu chủ yếu là vũ khí, thành Cổ Loa cũng là quân thành; kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc cao hơn thời Văn Lang.

Hãy nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.

  • Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt.
  • Lãnh thổ mở rộng hơn trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Âu Việt và Lạc Việt, nên nước được chia thành nhiều bộ hơn.
  • Cư dân Âu Lạc biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần.
  • Xây dựng thành Cổ Loa, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc

LUYỆN TẬP

Câu 1. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  1. Nhà sàn
  2. Nhà trệt
  3. Nhà tranh vách đất
  4. Nhà lợp ngói

Câu 2. Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nữ giới:

  1. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
  2. Mặc áo và váy xòe.
  3. Mặc váy, áo xẻ giữa, đeo trang sức.
  4. Mặc áo và váy xòe, đeo trang sức.

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

  1. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
  2. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
  3. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
  4. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

Câu 4. Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc:

  1. Thành Vạn An.
  2. Thành Tống Bình.
  3. Thành Long Biên.
  4. Thành Cổ Loa.

Câu 5. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành chủ yếu trên phạm vi:

  1. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  2. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  3. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  4. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

VẬN DỤNG

Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về Khu du tích đền Hùng và Khu di tích thành Cổ Loa.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại nội dung kiến thức bài học.
  • Học và chuẩn bị bài 13 – Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
Giáo án Powerpoint lịch sử 10 cánh diều (cả năm)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giáo án lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay