Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn lịch sử lớp 10 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được cơ sở hình thành về điều kiện tự nhiên, dân cư, điều kiện kinh tế và điều kiện chính trị - xã hội của văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Nêu được những thành tự tiêu biểu và ý nghĩa của những thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu các nền văn minh cổ đại phương Đông
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số hình ảnh, tranh vẽ và video clip có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

CÁC GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 CTST KHÁC:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Những hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến nền văn minh nào?

+ Nêu một vài hiểu biết của em về nền văn minh này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Những hình ảnh này (chữ tượng hình, xác ướp, tượng Nhân sư và quần thể kim tự tháp) gợi liên tưởng đến nền văn minh Ai Cập cổ đại.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Người Ai Cập cổ đại gọi quê hương mình là Kê-mét (đất đen), dải đất hai bên bờ sông Nin. Nơi đó, trong hơn ba thiên niên kỉ tồn tại, họ đã ghi tên mình vào lịch sử nhân loại với tư cách là chủ nhân một trong những nền văn minh cổ xưa và rực rỡ nhất của nhân loại. Để tìm hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành của văn minh Ai Cập cổ đại, cũng như nắm được những thành tự tiêu biểu và ý nghĩa của những thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại, chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và dân cư

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được điều kiện tự nhiên và dân cư hình thành văn minh Ai Cập cổ đại.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát Lược đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Lược đồ Hình 6.1 – Lược đồ Ai Cập cổ đại SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định vị trí địa lí hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại. 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sông Nin đã đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?

- GV mở rộng kiến thức:  Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Khi di chuyển ngược dòng nước, họ tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:  Em hiểu như thế nào về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt: Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin?

- GV mở rộng kiến thức: Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Mùa khô là mùa cạn và mùa mưa nước dâng cao. Vào mùa khô, khi nước cạn, cát sa mạc (vùng Mem-phít, nơi có nhiều kim tự tháp là vùng cát sa mạc) và đất phù sa pha cát bị gió cuốn lên thành một “đồng cát bụi”, hai bên bờ có một lớp phù sa màu mỡ, rất mềm và xốp, dễ canh tác. Khi mùa mưa đến và cũng là mùa hè, cây cối thay nhau đâm hoa kết trái, là mùa thu hoạch lúa chín trông như “một vườn hoa”. Vì thế mà Hê-rô-đốt miêu tả rất hình ảnh rằng Sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi và Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy cho biết cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và dân cư

- Vị trị địa lí hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại:

+ Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sông Nin.

+ Địa hình chia làm hai khu vực: cao nguyên thượng Ai Cập ở phía nam với nhiều đồi núi và cát; đồng bằng Hạ Ai Cập ở phía bắc, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải; phía đông và phía tây giáp sa mạc (có 90% diện tích là sa mạc).

+ Có nhiều khoáng sản như đá quý, vàng, đồng.

- Những thuận lợi mà sông Nin đem lại cho Ai Cập cổ đại:

+ Sông Nin dài khoảng 6 650km, chảy từ Trung Phi đến Bắc Phi, trong đó có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập.

+ Hằng năm, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Về nhận định của định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt: Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin vì

+ Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, sông Nin bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp (lúa mì).

+ Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.

à Sông Nin mang đến sự sống cho Ai Cập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Lời dặn của Hê-rô-dốt cách đây hơn 2.000 năm vẫn còn nguyên giá trị.

- Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại:

+ Các bộ lạc Li-bi.

+ Các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin.

à Sự hỗn hợp chủng tộc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và nắm được một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 6.2 – Tranh mô phỏng cảnh lao động của người Ai Cập cổ đại, đọc thông tin mục 2 SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại.

 

- GV hướng dẫn HS mô tả Hình 6.2: Người đàn ông đang cày ruộng nhờ sức kéo của một con bò (một tay cầm cày, một tay cầm roi điều khiển con bò), người đàn bà theo sau đang gieo hạt (một tay đang gieo, một tay đựng hạt trong lòng bàn tay đang giơ lên), bên dưới vẽ hai hàng cây chà là và ô liu. Bức tranh còn thể hiện hai bảng chữ tượng hình. Những điều này chứng tỏ người Ai Cập cổ đại đã biết làm nông nghiệp từ rất sớm, biết dùng cày và sức kéo trâu bò để cày ruộng, gieo hạt cây trồng,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu điều kiện kinh tế

- Đời sống kinh kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin:

+ Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.

+ Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.

+ Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.

+ Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện chính trị - xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 3 SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời Nhà nước Ai Cập.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do: kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, sớm tạo ra của cải dư thừa và nhu cầu chinh phục các dòng sông, phát triển kinh tế, phát triển thiên văn học.

+ Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm. Từ thiên niên kỉ IV, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập. Khoảng năm 3 000 TCN, vua Namer đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.3 – Tháp cơ cấu xã hội Ai Cập cổ đại SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại.

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.30.

+ Pha-ra-ông – nghĩa ban đầu là nhà, về sau dùng để chỉ cung điện (kẻ ngự trị trong cung điện.

+ Vương miện của Pha-ra-ông được chế tác từ đồng đỏ.

+ Vương miện của Thượng Ai Cập có màu trắng.

+ Vượng miện của Hạ Ai Cập có màu đỏ.

à Biểu tượng của Vương quốc thống nhất.

 

Phiến đá Na-mơ, khắc tên vua Na-mơ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhận xét về xã hội Ai Cập cổ đại.

- GV giới thiệu về mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế ở đây: Là nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng. Vua là con của các thần, có toàn quyền (pha-ra-ông là con của thần Ra - thần Mặt Trời).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu điều kiện chính trị - xã hội

- Nhà nước Ai Cập ra đời vào thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, tổ chức sản xuất và quản lí xã hội. Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó được thống nhất.

- Xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại:

+ Đứng đầu là Pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh.

+ Giúp việc cho Ph-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội.

+ Xã hội gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.

- Nhà nước Ai Cập cổ đại mang tính chất chuyên chế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. THÀNH TỰU VĂN MINH TIÊU BIỂU

CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ 11 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 4: Tìm hiểu về chữ viết và văn học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực chữ viết và văn học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 6.5 – Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, Hình 6.6 – Chữ tượng hình Ai Cập và mẫu tự La-tinh tương ứng, đọc thông tin mục II.1 SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Nêu thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập trên lĩnh vực chữ viết và văn học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là gì?

+ Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì?

- GV mở rộng kiến thức:

+ Thư viện A-lếch-xan-đri-a tại Ai Cập là thư viện đầu tiên trên thế giới, tồn tại vào thế kỷ III TCN. Thư viện có 700.000 bản chép tay gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, triết học, tôn giáo, lịch sử và khoa học tự nhiên… phản ánh nền văn minh đương thời. Thư viện tồn tại đến năm 47 TCN thì bị hủy diệt do một tai nạn cháy.

+ Việc xây dựng một thư viện mới ở A-lếch-xan-đri-a vào năm 2002 là một “sự kế thừa tinh thần” của kho tri thức cổ xưa. Mặc dù không còn nữa, đại thư viện lớn của A-lếch-xan-đri-a cổ đại vẫn là một kỳ quan tri thức của thế giới và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu về chữ viết và văn học

- Thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập trên lĩnh vực chữ viết và văn học:

+ Chữ viết:

·        Sáng tạo ra chữ tượng hình (khoảng 100 chữ), phát triển thành chữ cái (24 chữ).

·        Viết trên đá, xương, vải, da thú, gỗ, sau đó chủ yếu viết trên giấy pa-pi-rút.

·        Bút được làm từ sậy rỗng ruột, bọc miếng đồng ở phần đầu.

+ Văn học:

·        Phong phú về thể loại.

·        Phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của các Pha-ra-ông, ngợi ca thần linh, giàu tính trào phúng.

·        Khoảng TK III TCN, thư viện A-lếch-xan-đri-a được xây dựng, có đến hàng trăm nghìn cuộn giấy, chứa đựng nhiều tri thức của nhân loại.

-

-

- Chữ tượng hình là hình ảnh động vật hoặc đồ vật được sử dụng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa, được viết thành hàng hoặc cột. Ví dụ:

·        Hình ảnh một con chim đại diện cho âm thanh của chữ cái "a".

·        Hình ảnh nước gợn sóng biểu thị âm của chữ cái "n".

·        Hình ảnh một con ong đại diện cho âm tiết "con dơi".

·        Hình ảnh hình chữ nhật với một đường vuông góc bên dưới có nghĩa là "ngôi nhà".

- Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại:

+ Là một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất trên thế giới.  

+ Đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành nhiều công việc của nhà nước, được các Pha-ra-ông và những người ghi chép ghi lại những thành tựu trong triều đại của họ.

+ Minh chứng cho một thời đại hoàng kim ở Ai Cập.

- Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại phản ánh nền văn minh đương thời rực rỡ, kho tri thức cổ xưa vô cùng đồ sộ của nhân loại.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 6.7 – Tranh mô phỏng việc ướp xác, đọc thông tin mục II.2 SGK tr.30 và trả lời câu hỏi: Nêu thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao người Ai Cập lại sùng bái tự nhiên?

+ Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?

- GV mở rộng kiến thức: Trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, việc sùng bái tự nhiên chiếm một địa vị quan trọng. Trung tâm thờ thần Ra là thành Heliopolis. Trong quá trình hình thành nhà nước trung ương tập quyền, thần Ra của thành Heliopolis đã dần dần trở thành vị thần tối cao của cả nước. Giai cấp thống trị chủ nô đã lợi dụng tín ngưỡng thần Ra để củng cố chính quyền chuyên chế Pharaon. Thần Ra là chúa tể các thần cũng như Pha-ra-ông là kẻ thống trị tối cao trong cả nước.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.31 để biết về kĩ thuật ướp xác của người Ai Cập.

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

5. Tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo

- Thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Sùng bái tự nhiên, thờ cúng nhiều thần linh.

+ Quan trọng nhất là thần A-mun (vua của các vị thần), thần Ra (thần Mặt trời), thần Ô-si-dít (cai quản cõi chết và tái sinh).

- Người Ai Cập sùng bái tự nhiên vì đây là một công cụ thống trị của chính quyền chuyên chế Pha-ra-ông.  

- Người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết thể xác con nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm  nãy dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.

 

 

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu về khoa học, kĩ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục II.3 SGK tr 30 và hoàn thành thông tin vào bảng mẫu sau:

Thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực khoa học, kĩ thuật

Thiên văn học và phép tính lịch

Toán học

Y học

Kĩ thuật

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về KHTN và kĩ thuật?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

6. Tìm hiểu về khoa học, kĩ thuật

(Đính kèm bảng mẫu bên dưới hoạt động).

- Người Ai Cập lại rất giỏi về KHTN và kĩ thuật vì:

+ Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích à giỏi toán học.

+ Sùng bái tín ngưỡng, kỹ thuật ướp xác phát triển à y học phát triển.

+ Chinh phục sông Nin à lịch pháp phát triển.

 

 

Thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực khoa học, kĩ thuật

Thiên văn học và phép tính lịch

Toán học

Y học

Kĩ thuật

- Tính thời gian bằng đồng hồ đo Mặt trời.

- Biết vẽ bản đồ 12 cung hoàng đạo.

- Làm ra lịch dương cổ.

- Giỏi số học và hình học.

- Phát minh ra hệ đếm thập phân, sáng tạo ra chữ số, giải phương trình bậc nhất.

- Tính được thể tích, diện tích của một số hình cơ bản, tính được số pi.

- Hiểu biết về cấu tạo cơ thể người.

- Tìm hiểu được nguyên nhân của nhiều bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu.

- Việc chữa bệnh bước đầu được chuyên môn hóa.

- Biết tạo ra con lăn, bơm nước, đóng thuyền, biết chế tạo vũ khí.

- Biết chế tạo thủy tinh màu, tạo được men màu trên đồ sứ.

- Ứng dụng các công thức hóa học trong luyện kim.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Hoạt động 7: Tìm hiểu về kiến trúc và điêu khắc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 6.8 – Tượng nhân sư và quần thể Kim tự tháp, Hình 6.9 – Tượng bán thân, đọc thông tin SGK tr.31 và trả lời câu hỏi: Nêu thành tựu tiêu biểu của Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc.

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Người A-rập có câu nói Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp. Em có nhận xét gì về câu nói trên.

- GV hướng dẫn HS tự đọc mục Âm vang di sản SGK tr.32.

- GV chốt lại nội dung bài học: Văn minh Ai Cập cổ đại là nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới, một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại, để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc. Các thành tựu văn minh tiêu biểu của người Ai Cập cổ đại đã đánh dấu sự sáng tạo kì diệu, sức mạnh phi thường của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và phát triển xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

7. Tìm hiểu về kiến trúc và điêu khắc

Kiến trúc

- Có nhiều công trình kì vĩ, trường tồn với thời gian.

- Nổi bật nhất là các kim tự tháp thể hiện quyền uy của Pha-ra-ông.

Điêu khắc

Đạt đến trình độ cao, phục vụ cho việc xây dựng và trang trí đền đài, lăng mộ để thờ các thần linh và Pha-ra-ông.

- Câu nói Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp của người A-rập:

+ Cho thấy sự hùng vĩ, vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và trường tồn gần 5.000 năm của các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại.

+ Là minh chứng cho thấy sự phát triển và trình độ kiến trúc của người Ai Cập cổ đại ngay cả khi khoa học kĩ thuật chưa ra đời và phát triển.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Vẽ sơ đồ tư duy các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi vận dụng.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, vận dụng và GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

Câu 1. Em hãy kể tên những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay.

Câu 2. Trong vai người hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về thành tựu văn hóa kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại – Kim tự tháp Kê-ốp và tượng Nhân sư.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay:

- Chữ viết.

- Cách tính diện tích các hình.

- Một số công trình kiến trúc điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Namer, mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-mun.

Câu 2.

- Kim tự tháp Kê-ốp là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, còn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Ku-phu. Các khối đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2,3 đến 4 tấn được ghè đẽo theo các kích thước đã định, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau với độ cao 146,5m (trải qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m). Chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tời giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá. Tuy vậy, nó vẫn được tính toán để chịu sự giãn nở nhiệt và thậm chí cả những trận động đất.

- Tượng Nhân sư huyền bí là bức tượng nguyên khối lớn nhất hiện nay, tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh quyền lực của các pha-ra-ông Ai Cập.

- Hình ảnh Kim tự tháp Kê-ốp và tượng Nhân sư trở thành biểu tượng cho văn minh Ai Cập cổ đại tồn tại mãi với thời gian.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu HS về nhà:

+ Đọc lại nội dung bài học.

+ Trả lời câu hỏi phần Luyện tập, Vận dụng SGK tr.34.

+ Chuẩn bị Bài 7 – Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 10, giáo án lịch sử 10 CTST, giáo án lịch sử 10 sách mới, giáo án sách chân trời sáng tạo 10 lịch sử

Giáo án lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay