Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn công nghệ lớp 10 trồng trọt bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều
Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

BÀI 12: TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng.
  • Nêu được ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận biết được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em.
  • Nhận biết được một số sinh vật hại cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo cây trồng khỏi sâu bệnh.

CÁC GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 CÁNH DIỀU KHÁC:

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh, video clip có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có) để giới thiệu một số loại đất ở các vùng miền.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.1 SGK tr.65 và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng.

+ Vì sao cây trồng lại có những biểu hiện như vậy?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Hình A: Lá bị thủng, sần sùi.

+ Hình B: Quả bị đốm đen, nâu,

+ Hình C: Quả bị nứt, chảy nhựa.

+ Cây có biểu hiện như vậy là do sâu, bệnh.

- GV dẫn dắt vào bài học: Lá bị thủng, sần sùi hay quả bị đốm đen, chảu nhựa nguyên là do sâu, bệnh đối với cây trồng. Để nắm rõ hơn về tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng, cung như ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng.

CÁC TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ 11 CÁNH DIỀU CHẤT LƯỢNG:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng; một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK tr.65 và trả lời câu hỏi: Sâu bệnh gây ra những tác hại gì với cây trồng?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao sâu, bệnh làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng?

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 12.2 – Một số tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng SGK tr.66 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại?

- GV mở rộng kiến thức:

+ Sau trận dịch dày nâu năm 1977-1978, riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã mất hơn 1 triệu tấn thóc. 

+ Bệnh lùn lúa cỏ và bệnh lùn xoắn lá xuất hiện trên 30.000ha. Lượng thuốc phòng trừ rầy nâu trong hai năm này bình quân hơn 10 ngàn tấn trên năm.

+ Những năm tiếp theo, rầy nâu khi tạm lắng, khi lại bùng phát. Nhiều đợt dịch rầy nâu đã được ghi nhận trong các năm 1990 – 1991 và 1996 – 1997, rộng khắp ở các tỉnh thành phía Nam. Trong vụ Hè Thu năm 1998, diện tích lúa bị hại do rầy nâu ở các tỉnh phía Nam lên đến 150.000ha, trong đó có 14.000ha bị hại nặng.

- GV yêu cầu HS nêu tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở gia đình và địa phương em.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số loại sinh vật gây hại cho cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Tìm hiểu về tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng

- Những tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng:

+ Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.

+ Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

- Sâu, bệnh làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng vì trong quá trình sâu hút chất dinh dưỡng của cây trồng sẽ tiết ra, để lại những độc tố trên quả, gây ngộ độc.

- Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại:

+ Lá, quả bị đốm đen, nâu.

+ Cành bị gãy, lá bị úa vàng, bị thủng, sần sùi.

+ Quả bị chảy nhựa.

+ Cây, củ bị thối.

+ Thân, cành bị sần sùi.

+ Rễ bị thối, bị sần sùi.

- Một số loại sinh vật gây hại cho cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

+ Trên cây lúa: chuột à bệnh đạo ôn, rầy nâu – rầy lưng trắng, lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh khô vằn, bệnh chết cây lúa...

+ Trên cây ăn trái: nấm Phytopthra sp à bệnh đốm nâu thanh long, gây hại trên sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch...

+ Trên cây điều đang ra đọt non sau thu hoạch à Bọ xít.

CÁC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 11 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK tr.65 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì để góp phần phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng ở gia đình và địa phương.

- GV chốt lại nội dung kiến thức bài học:

+ Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.

+ Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khỏe con người và môi trường sinh thái:

+ Giúp giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

+ Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.

+ Ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp.

+ Góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường vì góp phần tiêu diệt sâu bệnh gây hại, bảo vệ thiên địch, tạo nơi cư trú cho thiên địch.

- Để góp phần phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng ở gia đình và địa phương cần:

 + Trên cây lúa: Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng, nấm trắng Beauveria bassiana ký sinh rầy; ong mắt đỏ ký sinh sâu đục thân, nhện linh miêu,…

+ Trên cây rau:

·        Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng Tricoderma, nấm bột Nomurae rileyi, NPV, bọ rùa 8 chấm, bọ xít nâu viền trắng, kiến ba khoang, chuồn chuồn cỏ, ong cự, ong kén trắng, ruồi ăn rệp, …

·        Sử dụng một số loại bẫy sinh học như: bẫy dính màu vàng, bẫy dẫn dụ ruồi đục trái, bẫy dẫn dụ sâu tơ - sâu khoang trên rau ăn lá, …

+ Trên cây ăn trái: Sử dụng kiến vàng thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera, Họ Formicidae. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học đang được sử dụng phổ biến trên thị trường: thuốc trừ sâu sinh học,...

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Khoanh vào đáp án đúng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đâu không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá, hại:

  1. Lá, quả bị đốm đen, nâu.
  2. Lá cây bị héo.
  3. Rễ bị thối, bị sần sùi.
  4. Quả bị chảy nhựa.

Câu 2. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng là:

  1. Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
  2. Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
  3. Làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng vì trong quá trình sâu hút chất dinh dưỡng của cây trồng sẽ tiết ra, để lại những độc tố trên quả, gây ngộ độc.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Câu 3. Bệnh do sinh vật gây hại trên cây lúa là:

  1. Bệnh vàng lùn xoắn lá.
  2. Bệnh đạo ôn.
  3. Sâu cuốn lá nhỏ.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án B.

Câu 2. Đáp án D.

Câu 3. Đáp án D.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tìm hiểu về một số sinh vật gây hại trên cây lúa và  biện pháp phòng, trừ bệnh trên cây lúa.

- HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, đánh giá.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án công nghệ 10 trồng trọt cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 10, giáo án công nghệ 10 cánh diều, giáo án công nghệ 10 sách mới, giáo án sách cánh diều 10 công nghệ

Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay