Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Lê Huy Hoàng ( Tổng chủ biên )
- Đồng Huy Giới (Chủ biên)
- Nguyễn Xuân Bả, Cao Bá Cường, Bùi Hữu Đoàn,Trần Thị Bình Nguyên
- Chuyên đề 1: Công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Chuyên đề 2: Nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh
- Chuyên đề 3: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Những kĩ thuật nào của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong nhân giống vật nuôi? Con người đã và đang ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi trong chăn nuôi nhằm mục đích gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những hiểu biết của mình về ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn chăn nuôi. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn một số công nghệ sinh học phổ biến trong nhân giống vật nuôi như thụ tinh nhân tạo, bảo quản lạnh tinh trùng, trứng, phôi, kỹ thuật cắt kết hợp cấy truyền phôi. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay – Bài 3: Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thụ tinh nhân tạo
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I SGK trang 14 và trả lời các câu hỏi: + Thụ tinh nhân tạo là phương pháp như thế nào? + Phương pháp thụ tinh nhân tạo có ảnh hưởng như thế nào đối với di truyền của loài? - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.1 để mô tả các bước cần thiết cho kĩ thuật thụ tinh nhân tạo. GV giải thích cho HS hiểu được vai trò của từng bước. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm phân tích phạm vi ứng dụng của kĩ thuật thụ tinh nhân tạo. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại khái niệm và vai trò của thụ tinh nhân tạo trong nhân giống vật nuôi. | I. Thụ tinh nhân tạo - Thụ tinh nhân tạo là phương pháp đưa tinh trùng vào tử cung với mục đích giúp con cái mang thai mà không cần giao phối với con đực. - Ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã cải tạo được di truyền của loài khi sử dụng tinh trùng giống tốt, khai thác tối đa sức sản xuất tinh trùng của con đực.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo quản lạnh tinh trùng, trứng, phôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II SGK trang 15 và trả lời các câu hỏi: + Bảo quản lạnh tinh trùng, trứng, phôi là gì? Ở nhiệt độ bao nhiêu? + Công nghệ này có tác dụng gì trong nhân giống vật nuôi? - GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 và mô tả, giải thích các bước cơ bản của kĩ thuật đông lạnh tinh trùng lợn. - GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin về một số mô hình chăn nuôi tại Việt Nam đã ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh tinh trùng, trứng, phôi trong nhân giống vật nuôi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về bảo quản lạnh tinh trùng, trứng, phôi. | II. Bảo quản lạnh tinh trùng, trứng - Bảo quản lạnh tinh trùng, trứng, phôi (đông lạnh tinh trùng, trứng, phôi) ở nhiệt độ - 196oC trong nitrogen lỏng, giúp bảo quản tinh trùng, trứng, phôi trong thời gian dài. - Công nghệ này giúp bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm, đồng thời giúp cho quá trình vận chuyển được thuận tiện hơn. - Các bước cơ bản của kĩ thuật đông lạnh tinh trùng, trứng hoặc phôi Bước 1: Thu nhận tinh dịch, trứng hoặc phôi Bước 2: Kiểm tra chất lượng tinh dịch, trứng hoặc phôi Bước 3: Cho tinh dịch, trứng hoặc phôi cùng môi trường bảo quản vào dung cụ chứa Bước 4: Hạ nhiệt độ Bước 5: Đưa dụng cụ chứa tinh dịch, trứng hoặc phôi vào bình chứa nitrogen lỏng ở - 196 oC. Bước 6: Bảo quản (bổ sung nitrogen lỏng định kì) |
Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật phân cắt kết hợp cấy truyền phôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK trang 16 và trả lời các câu hỏi: + Kĩ thuật phân cắt phôi là gì? + Kĩ thuật cấy truyền phôi là gì ? + Kĩ thuật phân cắt kết hợp cấy truyền phôi có vai trò như thế nào trong nhân giống vật nuôi? - GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.4, mô tả và giải thích các bước cơ bản của kĩ thuật phân cắt kết hợp cấy truyền phôi ở vật nuôi. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra một số phân tích về vai trò, ứng dụng của kĩ thuật phân cắt phôi, cấy truyền phôi trong nhân giống vật nuôi tại Việt Nam và trên thế giới. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi của GV - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về kĩ thuật cắt ghép kết hợp cấy truyền phôi. | III. Kĩ thuật phân cắt kết hợp cấy truyền phôi - Phân cắt phôi: lá quá trình sử dụng phương pháp phù hợp (vật lí, sinh học,…) phân tách một phôi của vật nuôi thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần nhỏ được nuôi trong môi trường thích hợp phát triển thành một phôi mới đủ điều kiện để cấy vào cơ thể vật nuôi cái nhận phôi. - Cấy truyền phôi: là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cá thể này hoặc phôi được tạo ra từ quá trình phân cắt phôi vào cá thể cái khác (cái nhận phôi) mà phôi vẫn phát triển bình thường. - Kĩ thuật phân cắt kết hợp cấy truyền phôi là kĩ thuật phổ biến di truyền con cái tốt trong quần thể, làm tăng số lượng đời con sinh ra của con cái. - Kĩ thuật phân cắt kết hợp cấy truyền phôi gồm các bước: + Bước 1: Thu phôi, chọn lọc phôi có chất lượng tốt. + Bước 2: Phân cắt phôi thành nhiều phần và nuôi tạo thành nhiều phôi mới + Bước 3: Cấy phôi sau phân cắt vào tử cung vật nuôi nhận phôi. + Bước 4: Chăm sóc các vật nuôi nhận phôi mang thai để thai phát triển tốt + Bước 5: Tạo ra các con non (mang đặc tính của con đực cho tinh và con cái cho trứng) |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài luyện tập 1, 2 SGK trang 17
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài luyện tập 1, 2 SGK trang 17:
- Ý nghĩa của thụ tinh nhân tạo trong nhân giống vật nuôi: Ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã khai thác tối đa sức sản xuất tinh của con đực, hỗ trợ thụ tinh đối với giống khó phối giống tự nhiên.
- Ví dụ, mỗi lần khai thác tinh ở một con bò đực giống tốt có thể thụ tinh cho 50 con bò cái nhờ kĩ thuật thụ tinh nhân tạo.
- Ý nghĩa của phân cắt phôi: Có thể tạo ra nhiều phôi từ một phôi ban đầu, hỗ trợ công tác bảo tồn vật nuôi quý hiếm.
- Ý nghĩa của cấy truyền phôi trong nhân giống vật nuôi: Phổ biến đặc điểm di truyền con mẹ giống tốt trong quần thể, làm tăng cường mức độ chọn lọc của các con mẹ với con bố do làm tăng số lượng đời con sinh ra của một vật nuôi mẹ. Bên cạnh đó, kĩ thuật cấy truyền phôi có thể sử dụng các phôi đã được đông lạnh, các phôi này có thể đáp ứng được các yêu cầu về năng suất, chất lượng và giới tính phù hợp với nhu cầu của người chăn nuôi.
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng:
Trình bày một số thành tựu về ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi tại Việt Nam.
- GV hướng dẫn HS xem các tranh ảnh, video trên internet hoặc các phương tiện truyền thông về các kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, bảo quản lạnh tinh trùng, trứng, phôi; kĩ thuật cấy truyền phôi. Nộp lại sản phẩm cho GV vào buổi học tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, vận dụng kiến thức đã học thực hiện bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trình bày sản phẩm của mình trong buổi học tiếp theo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết các kiến thức cần thiết cho bài tập vận dụng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Làm bài tập trong SBT.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác