Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo

Giáo án dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

TIẾT …: VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ôn tập về thể loại tùy bút.
  • Cảm nhận về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • Hiểu được đặc trưng thể loại kí trong văn học Việt Nam hiện đại.
  • Hiểu được giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.
  1. Năng lực chung

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng biệt

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, phân tích cái tôi tác giả trong văn bản; đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng thể loại, cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Yêu mến, tự hào, trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.
  • Có cách ứng xử thân thiện, tích cực với môi trường.
  • Ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  3. Nội dung:
  • GV cho HS xem video, hình ảnh về dòng sông Hương xứ Huế.

https://www.youtube.com/watch?v=2DHeMb9NL1Q

  • GV cho HS nêu cảm nhận về dòng sông Hương sau khi xem video, hình ảnh.
  1. c. Sản phẩm:
  • HS xem video, quan sát hình ảnh thủy trình sông Hương và nêu cảm nhận của bản thân.
  1. Tổ chức thực hiện
  • GV cho HS xem video, quan sát hình ảnh về thủy trình sông Hương.
  • GV gọi 1 – 2 HS phát biểu cảm nhận của bản thân về video.
  • GV dẫn dắt vào bài: Rất nhiều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu”… Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân – nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương ông qua bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông?”.
  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chung về văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  2. Nội dung:
  • HS thảo luận nhóm 4 người: Lập bảng so sánh thể loại tùy bút và tản văn.
  • GV cho HS xem video về tiểu sử tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau đó trình bày những hiểu biết về tác giả.

https://www.youtube.com/watch?v=__KvXds0i0o (từ 0:24 đến 2:29)

  • GV nêu yêu cầu để HS trình bày những kiến thức chung về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  1. Sản phẩm:
  • Bảng so sánh thể loại tùy bút và tản văn.
  • Câu trả lời của HS về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về thể loại, tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 người: Lập bảng so sánh thể loại tùy bút và tản văn.

- GV cho HS xem video về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, đồng thời HS đọc lại thông tin trong SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân để nêu những thông tin chính về tác giả.

 

- GV nêu câu hỏi:

+ Em hãy xác định thể loại và xuất xứ của văn bản.

+ Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, lập bảng so sánh.

- HS xem video, trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung kiến thức bên ngoài:

 

 

 

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại tùy bút và tản văn

 

Tùy bút

Tản văn

Khái niệm

- Là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

 

- Chi tiết, sự kiện là cái cớ, tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.

- Là một dạng văn xuôi gần với tùy bút, thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.

- Chú trọng nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

Sức hấp dẫn

Tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái “tôi” tác giả

- Khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng.

- Khả năng kết nối, xâu chuối các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề tác phẩm.

Yếu tố tự sự

Là yếu tố kể chuyện thể hiện qua việc ghi chép thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan đến hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

Yếu tố trữ tình

Là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

Ngôn ngữ

Mang sắc thái của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả.

 

2. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937)

- Quê quán: quê gốc ở Quảng Trị nhưng sinh ra và lớn lên tại Huế.

- Ông là người có hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt nhất là sử học và địa lý, văn hóa ở Huế.

- Năm 2007 ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Phong cách sáng tác:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình.

+ Lối liên tưởng phóng khoáng, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.

3. Tác phẩm

- Thể loại: bút kí.

- Xuất xứ:

+ Tác phẩm được viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986).

+ Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích trong SGK là phần đầu tiên của bài kí.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến quê hương xứ sở” : Thủy trình của dòng Hương giang.

+ Phần 2: Còn lại: Sông Hương dưới cái nhìn lịch sử, văn hóa.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Phân tích, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như những đặc trưng của thể loại bút kí qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  2. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ dàn ý phân tích văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  3. Sản phẩm học tập: Sơ đồ dàn ý phân tích văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: HS phân tích được hình tượng con sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.

- GV nêu nhiệm vụ học tập: Vẽ sơ đồ dàn ý phân tích hình tượng con sông Hương qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV lần lượt gọi các nhóm HS trình bày sản phẩ, của mình trước lớp, các nhóm HS còn lại lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý đáp án.

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

+ Là nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí.

- Giới thiệu chung về tác phẩm: Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế.

- Dẫn dắt vào hình tượng sông Hương: Bài bút kí đã khắc họa hình tượng sông Hương với vẻ đẹp trữ tình, duyên dáng, đồng thời cũng là nhân chứng cho lịch sử, văn hóa dân tộc.

II. Thân bài

1. Khái quát đầu:

- Phong cách sáng tác của tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sở trường về bút kí và tùy bút, như Nguyễn Tuân từng ca ngợi, kí của ông có “rất nhiều ánh lửa” với lối hành văn hướng nội, súc tích, độc đáo và vô cùng tài hoa, uyên bác.

- Khái quát về tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết tại Huế, in trong tập bút kí cùng tên. Bài bút kí lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng của Huế. Dòng sông quê hương được nhà văn soi chiếu từ nhiều góc độ của lịch sử, địa lí, văn hoá… Qua đó, dòng sông đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của vùng đất cố đô với lịch sử vẻ vang, thiên nhiên thơ mộng và tượng trưng cho văn hoá và tâm hồn con người xứ Huế.

2. Phân tích

2.1. Thủy trình của dòng Hương giang

Hình ảnh sông Hương được hiện lên dưới nhiều góc độ: khúc thượng nguồn, đồng bằng, khúc trong lòng cố đô và ở khúc biệt ly với Huế.

a. Sông Hương ở thượng nguồn

- Câu mở đầu: “Trong những dòng sông đẹp … thành phố duy nhất” à niềm tự hào sâu sắc khi đặt sông Hương ngang hàng với những dòng sông đẹp trên thế giới. Đồng thời khẳng định sự độc đáo của dòng sông quê hương.

- Hình ảnh so sánh:

+ Sông Hương “là bản trường ca của rừng già” à vẻ đẹp oai hùng, hung bạo, trữ tình.

+ Sông Hương “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” à Vẻ đẹp hoang dại, cuồng say, phóng khoáng và tự do, trong sáng.

- Hình ảnh nhân hóa: Sông Hương “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở - đẹp dịu dàng, sâu lắng.

ð Dòng sông Hương khúc thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt đầy cá tính, qua đó cho ta thấy cách cảm nhận suy tư có bề sâu trí tuệ của nhà văn.

b. Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố trước khi đến với Huế.

Trước khi đến với Huế, dòng sông Hương được ví von như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.

- Hình ảnh sông Hương với vóc dáng mới một sức sống mới đầy khao khát lãng mạn “sông Hương chuyển dòng một cách liên tục”

+ Từ ngã ba Tuần chảy theo hướng nam bắc, qua Hòn Chén

+ Chuyển qua Tây bắc vòng qua Nguyệt Biều, Lương Quán.

+ Đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế.

à Như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình đích thực của người con gái đẹp, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng giàu hình ảnh để miêu tả vẻ đẹp sự uốn lượn của dòng Hương giang trước khi vào với Huế.

- Dòng sông như phản chiếu những vẻ đẹp phong phú của cảnh sắc đôi bờ

+ Lượn quanh Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo để trở nên “mềm như tấm lụa”

+ Dòng nước phản quang nhiều màu sắc rực rỡ “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”

+ Vẻ đẹp “trầm mặc… như triết lí, như cổ thi”

è Vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì diệu của vẻ đẹp quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế.

c.  Hình ảnh sông Hương trong lòng cố đô

- Tìm đúng hướng về: “Vui tươi hẳn lên” giống như người con gái khi đã trải qua biết bao nhiêu chặng đường qua bao sự đổi thay, trưởng thành đã tìm đến với tình yêu, sánh đôi và quấn quýt bên người tình của mình.

- Dòng sông uốn mình chào thành phố:

+ “Uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến” à một cách bộc lộ tình tứ, kín đáo, dạt dào yêu thương mãnh liệt.

+ So sánh: “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” à dòng sông như một người tình dịu dàng, e ấp của Huế.

- Linh hồn dòng sông Hương như đồng điệu với linh hồn Huế không thể trộn lẫn.

- Sông Hương là bà mẹ của những khúc ca dạt dào dân ca xứ Huế.

è Sông Hương với Huế giống như cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều đang tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc.

d. Sông Hương ở khúc biệt li với Huế

Sau khi đã hòa mình lại với nhau, tác giả chuyển sang những dòng miêu tả cảnh biệt li của dòng Hương với Huế:

- “Như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở gốc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”

- So sánh: sông Hương, kinh thành Huế - nàng Kiều, Kim Trọng à Tình yêu đất nước, quê hương đằm thắm, thiêng liêng.

à An ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự biến đổi chóng mặt của thời gian.

è Hoàng Phủ Ngọc Tường hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa là một sự liên tưởng vô cùng độc đáo thú vị đậm màu sắc văn chương.

 

2.2. Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa

a. Hình ảnh dòng sông Hương dưới góc độ lịch sử

- Sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu lá cỏ xanh biếc” à Sông Hương như một chứng nhân lịch sử. Nó đã chứng kiến tất cả những thăng trầm, đau thương của con người của dân tộc như một chứng nhân lịch sử.

è Sông Hương vì thế vừa sử thi vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng ca hào tráng vừa là khúc tình ca dịu dàng.

 

b. Vẻ đẹp dòng Hương giang dưới góc độ văn hóa

- Là dòng sông âm nhạc – người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

+ Là nơi sinh ra toàn bộ nền âm nhạc cổ điển của Huế

+ Là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của Kiều

- Dòng sông gắn với những phong tục với nét đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế

+ Màu sương khói trên sông Hương như màu điều lục, một sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng.

+ Vẻ trầm mặc sâu lắng của sông Huong cũng như một nét riêng trong vẻ đẹp của người dân xứ Huế rất dịu dàng và rất trầm tư.

c. Vẻ đẹp của dòng Hương giang qua góc độ thi ca

- Là dòng sông thi ca - dòng sông không lặp lại mình

+ Là vẻ đẹp mơ màng “dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà

+ Là vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát

+ Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà huyện Thanh Quan.

+ Là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu.

à Đem lại nguồn cảm hứng bất tận, mới mẻ cho các thi nhân.

 

3. Khái quát cuối

- Nghệ thuật:

+ Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

+ Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.

+ Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...

+ Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

III. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa, vị trí tác phẩm:

+ Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương.

+ Bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

à Là một trong những bài bút kí tiêu biểu và xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

- Liên hệ bản thân:

+ Thêm trân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước.

+ Ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống dân tộc.

 

Gợi ý sơ đồ phân tích văn bản:

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập luyện tập, vận dụng.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS làm các bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PBT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Câu 1: Phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là gì?

  1. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
  2. Xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới bằng những câu tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho tác phẩm một mĩ cảm hiện đại với hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.
  3. Giàu chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sáng tạo hình ảnh đa dạng, phong phú, ngòi bút thông minh tài hoa.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được sáng tác vào năm nào?

Câu 3: Câu văn “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất” đã nêu lên điểm đặc biệt gì của sông Hương?

  1. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.
  2. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.
  3. Những bí ẩn về hành trình của sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.
  4. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới chỉ có dòng sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất – thành phố Huế.

Câu 4: Theo tác giả, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc nhất là ở đâu?

  1. Đoạn giữa lòng Trường Sơn.
  2. Đoạn chảy chân đồi Thiên Mụ xuôi về Huế, nơi có những lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn thấp thoáng trong cánh rừng thông u tịch.
  3. Đoạn vùng ngoại ô Kim Long.
  4. Đoạn từ Cồn Hến qua Vĩ Dạ rồi rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thị trấn Bao Vinh.

Câu 5: Nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

  1. Những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích.
  2. Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng sông Hương.
  3. Điệu slow tình cảm, trữ tình.
  4. Những hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hội rằm tháng Bảy.

Câu 6: Nhà thơ nào không được nhắc đến trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” khi tác giả nói về sông Hương như một “dòng thi ca” trong lịch sử văn học dân tộc?

  1. Huy Cận.
  2. Tản Đà.
  3. Tố Hữu.
  4. Cao Bá Quát.

Câu 7: Dòng nào sau đây là không đúng khi nói về đoạn trích?

  1. Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lí, lịch sử, văn chương.
  2. Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.
  3. Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.
  4. Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.

Câu 8: Câu văn “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” sử dụng những biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa, ẩn dụ.
  2. So sánh, ẩn dụ.
  3. Nhân hóa, so sánh.
  4. Ẩn dụ, hoán dụ.

Câu 9: Giá trị nội dung của đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là gì?

  1. Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
  2. Là một áng văn đẹp làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 10: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích là gì?

  1. Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
  2. Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa.
  3. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, khách quan và chủ quan. Chủ quan là có sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.
  4. A, C đúng.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, hoàn phiếu phiếu bài tập số 1.

Bước 2: Tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu bài tập số 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

B

D

B

C

A

D

C

A

D

 

Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Phải nhiều thế kỉ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu Bốn bề núi phủ mây phong/ Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ, ngân nga từ bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

a. Nêu chủ đề của đoạn trích.

b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu: Phải nhiều thế kỉ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

d. Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong những hình ảnh sau:

- dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.

- Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ, ngân nga từ bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

e. Đoạn trích trên đã khắc họa vẻ đẹp như thế nào của dòng Hương giang? Từ đó, em thấy được tình cảm, thái độ gì của tác giả đối với sông Hương, xứ Huế?

 

Bước 2: Tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận phiếu bài tập, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gợi ý đáp án:

Câu a:

Chủ đề của đoạn trích: Vẻ đẹp dòng sông Hương đoạn chảy qua vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế.

Câu b:

Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

Câu c: Phải nhiều thế kỉ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (hình ảnh con sông Hương được ví với người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, đang chờ người tình mong đợi của mình đến đánh thức).

- Tác dụng: Mang đến cho dòng sông Hương vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính, duyên dáng, thơ mộng và lãng mạn.

Câu d: Tác dụng của biện pháp so sánh

- dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi à Gợi tả vẻ đẹp mềm mại, thiết tha, nhẹ nhàng của dòng sông Hương.

- Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ, ngân nga từ bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… à khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về dòng sông Hương đã tồn tại từ xa xưa, trải dài với vẻ đẹp nhẹ nhàng, thơ mộng, cổ kính.

Câu e:

- Vẻ đẹp dòng sông Hương: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng vừa cổ kính, trầm mặc đậm chất Huế.

- Tình cảm của tác giả: Tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu sắc và tự hào của nhà văn về dòng sông quê hương.

Nhiệm vụ 3. GV giao BTVN cho HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • Vẽ một bức tranh về dòng sông Hương theo tưởng tượng của em sau khi học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • Tìm đọc văn bản Người lái đò sông Đà (trích tùy bút Sông Đà - Nguyễn Tuân) rồi lập dàn ý cho đề văn sau:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

  1. (...) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (...)

(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân)

  1. (...) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (...)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS tiếp nhận, thực hiện và hoàn thành các BTVN vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận

  • HS trình bày kết quả làm BTVN trước lớp vào tiết sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét, đánh giá.
  • Gợi ý:
  1. MỞ BÀI
  2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Nguyễn Tuân và “Người lái đò sông Đà”:

+ Tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở 2 giai đoạn trước và sau Cách mạng 1945

+ Mệnh danh là ông vua tuỳ bút

+ Phong cách: tài hoa, độc đáo, uyên bác

+ Tác phẩm Người lái đò sông Đà trích trong tập tuỳ bút “Sông Đà” đã thể hiện cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc.

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

+ Nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

+ Là nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí

+ Nét đặc sắc trong sáng tác: sự kết hợp giữa chất trí tuệ và chất trữ tình

+ Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế.

  1. Giới thiệu 2 đoạn văn cần phân tíc
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 11 sách mới, giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo , giáo án ngữ văn 11 CTST

Giáo án lớp 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay