Tải giáo án Powerpoint chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo mới nhất

Tải giáo án Powerpoint chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo mới nhất mới nhất. Giáo án chuyên đề điện tử thiết kế đẹp mắt, hình ảnh sống động, nội dung bài học chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 11. Tài liệu biên soạn dưới dạng File powerpoint, đủ hiệu ứng, video sống đống. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO CẢ LỚP!  

CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY! 

CHUYÊN ĐỀ 2 

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI 

NỘI DUNG BÀI HỌC 

Phần 1. Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ 

Đọc ngữ liệu tham khảo 

Khái quát về bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ 

Phần 2. Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế 

Đọc ngữ liệu tham khảo 

Khái quát yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế 

Phần 3. Cách vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp 

Đọc ngữ liệu tham khảo 

Khái quát một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp 

PHẦN 1 BẢN CHẤT XÃ HỘI – VĂN HÓA CỦA NGÔN NGỮ 

KHỞI ĐỘNG 

Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ và nêu cảm nhận của anh chị: 

…Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng 

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi 

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người 

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. 

 

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ 

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay 

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay 

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. 

 

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết 

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi 

Như vị muối chung lòng biển mặn 

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời. 

 

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất 

Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu 

Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt 

Ai người sau nói tiếp những lời yêu? 

 

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển 

Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya? 

Ai ở phía bên kia cầm súng khác 

Cùng tôi trong tiếng Việt quay về. 

 

  1. ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO 
  1. Đọc ngữ liệu tham khảo “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội”

HOẠT ĐỘNG NHÓM 

Em hãy đọc bài viết tham khảo: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và trả lời các câu hỏi dưới đây: 

Chi tiết nào trong văn bản cho thấy “khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy không có ngôn ngữ”? 

Tìm ít nhất một hiện tượng ngôn ngữ thể hiện “sự quy ước của từng xã hội”? 

HOẠT ĐỘNG NHÓM 

Em hãy đọc bài viết tham khảo: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và trả lời các câu hỏi dưới đây: 

Tìm các luận điểm lí lẽ và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội? 

  

Luận điểm 

Lí lẽ và bằng chứng 

 

 

 

 

“Khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy không có ngôn ngữ” 

Chi tiết: Trong các sách ngôn ngữ, người ta thường dẫn ra câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng … Rõ ràng, tách ra khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ. 

> Trong mỗi chúng ta chỉ có thể có được ngôn ngữ trong quá trình học hỏi, tiếp thu từ những người xung quanh. 

Trẻ em không hoàn toàn tự nhiên mà biết nói. 

 Một số ví dụ cho thấy có sự quy ước của từng xã hội 

Đối với xã hội Việt Nam người ta quy ước:  

Con vật có tiếng gâu gâu là “con chó” 

Con vật có tiếng kêu meo meo là “con mèo”. 

Con vật có tiếng kêu ủn ỉn hoặc eng éc là “con lợn”. 

Con lợn 

Con mèo 

Con chó 

Đối với xã hội Anh người ta quy ước:  

Con sủa gâu gâu được gọi là “dog”. 

Con kêu meo meo là “cat” 

Con kêu ủn ỉn hoặc eng éc là “pig”. 

Đối với xã hội Nhật lại có quy ước rằng:  

Con sủa gâu gâu là “inu”. 

Con kêu meo meo là “neko”. 

Con vật kêu ủn ỉn hoặc eng éc là “buta”. 

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội 

Luận điểm 

Lí lẽ và bằng chứng 

Ngôn ngữ không phải 

là hiện tượng sinh vật: 

nó không mang tính di 

truyền. 

Lí lẽ: Ngôn ngữ không thể tách rời xã hội,

 trong khi các hiện tượng thuộc về bản năng

 sinh vật hoàn toàn có thể tồn tại và 

phát triển bên ngoài xã hội. 

Bằng chứng 1: Câu chuyện về hai bé gái 

Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng, vẫn sống 

bình thường cùng với bầy sói con nhưng

 tuyệt nhiên không biết nói, suốt ngày 

chỉ phát ra những tiếng kêu như động 

vật hoang dã. 

Ngôn ngữ tồn tại và 

phát triển nhưng nó không 

giống như một cơ thể sống 

vốn tuân theo một quy luật 

của tự nhiên, cũng không phải

 là hiện tượng mang tính tự nhiên

 thuần túy, tồn tại một cách khách 

quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ

 quan của con người. 

Lí lẽ 1: ngôn ngữ tồn tại và phát triển 

nhưng nó không giống như một cơ thể 

sống, vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, 

nghĩa là trải qua các giai đoạn: nảy sinh, 

trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt vong… 

Bằng chứng 1: Sự phát triển của ngôn 

ngữ luôn mang tính kế thừa, không có sự 

hủy diệt hoàn toàn. 

Ngôn ngữ tồn tại và 

phát triển nhưng nó 

không giống như một 

cơ thể sống vốn tuân theo 

một quy luật của tự nhiên, 

cũng không phải là hiện 

tượng mang tính tự nhiên 

thuần túy, tồn tại một cách 

khách quan, không lệ thuộc 

vào ý chí chủ quan của con người. 

Lí lẽ 2: ngôn ngữ không phải là hiện tượng 

mang tính tự nhiên thuần túy, tồn tại một 

cách khách quan không lệ thuộc vào ý 

chí chủ quan của con người. 

Bằng chứng 2: Ngôn ngữ chỉ sinh ra 

và phát triển trong xã hội loài người, 

do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của 

con người. Ngôn ngữ không phải là 

hiện tượng mang tính tự nhiên thuần

 túy như sóng thần, thủy triều, động

 đất, bão, gió…. 

Ngôn ngữ không phải là 

hiện tượng của cá nhân. 

Lí lẽ: Ngôn ngữ tồn tại không chỉ riêng

 tôi, riêng anh mà cho “chúng ta” cho

 mọi người trong xã hội. Nếu ngôn ngữ 

là “của riêng” của mỗi cá nhân, do cá 

nhân tạo ra chỉ cho anh ta thì cũng chỉ 

anh ta biết “sản phẩm” cá nhân ấy 

không thể dùng làm phương tiện giao 

tiếp chung cho mọi người. 

Bằng chứng: Tính chất này được 

thể hiện rõ ở sự quy ước của từng xã hội. 

  1. Đọc ngữ liệu tham khảo “Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa”

Em hãy đọc bài viết tham khảo: Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa và trả lời các câu hỏi dưới đây: 

Vẽ sơ đồ tóm tắt các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản? 

Tìm thêm một ví dụ ngoài văn bản và phân tích để chứng minh rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại khác nhau về sắc thái nghĩa? 

Theo bạn, khi học một ngôn ngữ, người học có cần tìm hiểu văn hóa của dân tộc đã sản sinh ra ngôn ngữ ấy không? Vì sao? 

Sơ đồ tóm tắt các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản 

Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành lưu truyền văn hóa 

Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền văn hóa, là tấm gương phản ánh văn hóa lưu giữ và chuyển tải văn hóa. 

Không có ngôn ngữ, văn hóa không thể được lưu truyền. 

Bằng chứng. 

Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau nhưng không phải là một. 

Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau. 

Bằng chứng. 

Ngôn ngữ và văn hóa không bao giờ là một. 

Bằng chứng. 

Các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản 

 ...

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo mới nhất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời, Soạn giáo án Powerpoint chuyên đề học tập lớp 11 bản mới nhất, soạn giáo án Powerpoint chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời chương trình học mới

Giáo án lớp 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay