Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Năng lực chung
Năng lực riêng biệt
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
https://www.youtube.com/watch?v=jwjF5MV82J8
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chung về văn bản “Bài ca ngất ngưởng”
https://www.youtube.com/watch?v=_wXJL7gxtEg
https://www.youtube.com/watch?v=Pb5zjGMZ5Ik (từ đầu đến 7:11)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về thể loại, tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 người: Vẽ sơ đồ khái quát những kiến thức về thể loại hát nói. - GV cho HS xem video biểu diễn bài hát nói Chí nam nhi. - GV cho HS xem video về tiểu sử Nguyễn Công Trứ, đồng thời HS đọc lại thông tin trong SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân nêu hiểu biết về tác giả. - GV nêu câu hỏi: + Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và bố cục của tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng”. + Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ. - HS xem video, trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung kiến thức bên ngoài về thể loại hát nói: + Hát nói, một điệu hát ca trù (tức hát ả đào hay hát cô đầu, một loại nhạc bác học được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới phi vật thể), có nhạc kèm theo, có hình thức riêng, gọi là thể thơ hát nói). + Hát nói là một thể thơ cách luật, bố cục 11 câu, chia làm ba khổ: khổ đầu và khổ giữa 04 câu, khổ xếp 03 câu; ngoài phần chính, mỗi bài hát nói thường có thêm những câu thơ lục bát đặt ở đầu hoặc ở cuối bài thơ được gọi là mưỡu đầu hoặc mưỡu hậu để nói lên ý nghĩa bao khoát của toàn bài, nếu chỉ có hai câu lục bát gọi là mưỡu đơn, bốn câu gọi là mưỡi kép. Số tiếng trong bài hát nói tương đối tự do (7, 8 tiếng); trong một bài hát nói biến thể, khổ giữa có thể tăng (dôi khổ: 15, 18, 23, 27 câu) hoặc giảm (thiếu khổ).
| I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại - Khái niệm: + Là thể thơ do các nhà thơ Việt Nam sáng tạo và phát triển từ khoảng thế kỉ XVII đạt đến đỉnh cao trong thế kỉ XVIII – XIX. + Là phần lời của bài hát nói, mà lối hát nói là một điệu thức chủ đạo của lối hát ca trù (hay còn gọi là hát ả đào, cô đầu…). + Là một thể thơ kết hợp các thể song thất lục bát, lục bát với kiểu nói trong một số làn điệu dân ca. - Đặc điểm: Số câu và số chữ các câu gieo vần của thể hát nói tương đối đa dạng, tự do à Thường được các nhà thơ có phong cách tài hoa, tài tử ưa dùng để biểu đạt tư tưởng tâm hồn phóng túng của mình. 2. Tác giả - Tên: Nguyễn Công Trứ, hiệu: Ngộ Trai, biệt hiệu: Hi Văn. - Năm sinh – năm mất: 1778 – 1858. - Quê quán: Làng Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - Cuộc đời: + Năm 42 tuổi ông ông kì Giải nguyên và làm quan dưới triều Nguyễn. + Cuộc đời Nguyễn Công Trứ trải qua nhiều lần thăng giám chốn quan trường. Có khi làm đến chức Thượng Thư nhưng cũng có khi làm lính thú biên thùy. Tuy nhiên ở vị trí nào ông cũng giữ bản lĩnh cứng cỏi. - Nguyễn Công Trứ là một tài năng lỗi lạc với thành tựu trên nhiều lĩnh vực: quân sự, kinh tế, kiến trúc. - Về sự nghiệp văn chương: + Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm hiện còn 150 tác phẩm ở nhiều thể loại: phú, thơ đường luật, câu đối, hát nói. + Ông là người có đóng góp quan trọng cho sự định hình và phát triển của thể loại hát nói. 3. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Tác phẩm được ông viết năm 1848 – năm ông cáo quan về quê. - Nguyên văn chữ Nôm của tác phẩm được chép ở Gia phả tập biên, giữa nguyên văn chữ Nôm theo bản này và các bản phiên âm về sau có ít nhiều khác biệt. à Là tác phẩm xuất sắc nhất đạt đến trình độ cổ điển mẫu mực của thể loại hát nói. b. Bố cục bài thơ Bài hát nói được chia làm 4 phần chính: - Phần 1: 6 câu đầu: Cuộc đời làm quan đạt tới danh vọng “ngất ngưởng”. - Phần 2: 4 câu tiếp: Cởi mũ áo từ quan về quê với hành động “ngất ngưởng”. - Phần 3: 6 câu tiếp: Cuộc sống trí sĩ phong tình “ngất ngưởng”. - Phần 4: 3 câu còn lại: Đạo nghĩa quân thần và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch, “ngất ngưởng”. c. Ý nghĩa nhan đề - Nhan đề: ngất ngưởng + Nghĩa gốc: diễn tả một tư thế tồn tại ở trên cao chênh vênh, lắc lư, dễ ngã dễ đổ + Nghĩa chuyển: cách sống, thái độ sống, cách ứng xử của tác giả: đề cao bản thân, sống thoải mái, tự do, không theo một khuôn khổ nào à Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: thái độ sống, phong cách sống tự do phóng khoáng, bản lĩnh, vượt qua khuôn khổ khắt khe của lễ giáo phong kiến. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: HS phân tích được văn bản Bài ca ngất ngưởng. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. - GV nêu nhiệm vụ học tập: Vẽ sơ đồ dàn ý phân tích văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV lần lượt gọi các nhóm HS trình bày sản phẩ, của mình trước lớp, các nhóm HS còn lại lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung. - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý đáp án. | Dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. I. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Trứ: + Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử, trung thành với lí tưởng trí quân trạch dân; cuộc đời phong phú, đầy thăng trầm; sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho đất nước và nhân dân. + Góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam. - Giới thiệu chung về tác phẩm Bài ca ngất ngưởng: Là tác phẩm xuất sắc nhất đạt đến trình độ cổ điển mẫu mực của thể loại hát nói. - Dẫn dắt vào nội dung tác phẩm: Bài hát nói thể hiện quan niệm sống, thái độ sống “ngất ngưởng” của tác giả, đồng thời bộc lộ vẻ đẹp của một nhân cách nhà nho chân chính. II. Thân bài 1. Khái quát đầu - Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Tác phẩm được ông viết năm 1848 – năm ông cáo quan về quê. Thoát khỏi vòng cương tỏa của quan trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự là lúc nhà thơ có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng của bản thân đồng thời có cái nhìn mang tính tổng kết về cuộc đời phong phú. - Giới thiệu về thể loại: tác phẩm được viết theo thể hát nói. + Là thể thơ do các nhà thơ Việt Nam sáng tạo và phát triển từ khoảng thế kỉ XVII đạt đến đỉnh cao trong thế kỉ XVIII – XIX. + Là phần lời của bài hát nói, mà lối hát nói là một điệu thức chủ đạo của lối hát ca trù (hay còn gọi là hát ả đào, cô đầu…). + Thường được các nhà thơ có phong cách tài hoa, tài tử ưa dùng để biểu đạt tư tưởng tâm hồn phóng túng của mình. + Được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới phi vật thể. 2. Phân tích a. Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan (6 câu đầu) - Câu mở đầu: Vũ trụ nội mạc phi phận sự (chữ Hán) à + NCT khẳng định: mọi việc trên đời đều thuộc phận sự của ta + Là lời tuyên ngôn về lí tưởng sống, ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi + Tạo không khí trang trọng, mạnh mẽ, rắn rỏi - Câu 2: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” + Xưng tên: Hi Văn + Xưng tài: tài bộ à NCT ý thức rõ ràng giá trị bản thân + “vào lồng”: ẩn dụ cho chốn quan trường tù túng, trói buộc à Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, nhưng đó là điều kiện, phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. - Những việc làm ở chốn quan trường: + Liệt kê, điệp từ khi · Khoe tài năng: văn chương, thao lược · Khoe danh vị: Tham tán, Tổng đốc... + Giọng điệu khoe khoang hỏm hỉnh à Cách nói của người tự ý thức được tài năng trên thiên hạ của mình è Ngất ngưởng bằng tài năng và sự nghiệp của một người văn võ song toàn èTiểu kết: 6 câu thơ đầu là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan khẳng định tài năng lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. b. Ngất ngưởng khi cởi mũ áo quan về hưu và cuộc sống trí sĩ phong tình (10 câu tiếp) - Đô môn giải tổ chi niên: câu thơ chữ Hán à Dấu mốc Nguyễn Công Trứ về hưu: thoát khỏi mọi ràng buộc - Những hành động, việc làm: + cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa: việc làm trái khoáy, trêu ngươi thiên hạ + đi chùa có gót tiên theo sau: phong cách sống khác người + khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng: sống thỏa thích theo ý mình à Ngất ngưởng ở đây là chỉ lối sống thảnh thơi, thoải mái, thích gì làm đó, một phong cách sống lãng mạn, đa tình, khẳng định cái “tôi” cá nhân. - Quan niệm sống: + không quan tâm được mất + bỏ ngoài tai khen chê NGHỆ THUẬT ĐỐI CHỈNH: · Được mất – khen chê · Dương dương – phơi phới · Người thái thượng – ngọn đông phong + không phật, không tiên, không vướng tục: điệp ngữ phủ định không à nhập thế nhưng không vướng tục è Triết lí sống, kiểu ứng xứ tích cực, sống hăm hở, tự tin song cũng cần tự do giải phóng khỏi mọi ràng buộc để có tâm hồn thanh thản · Luôn khẳng định mình trên mọi cương vị · Không thoát tục mà luôn nhập thế, thực hiện tốt phận sự, trách nhiệm của một đấng nam nhi vì dân vì nước nhưng biết dứt bỏ đúng lúc không vướng vào vòng danh lợi nhỏ nhen của chốn quan trường · Đứng cao hơn dư luận và thiên hạ bằng chính cốt cách và tài năng của mình c. Đạo nghĩa quân thần và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch, “ngất ngưởng” (3 câu cuối) - Điển tích, điển cố: Trái (Trái Tuân – thời Hán), Nhạc (Nhạc Phi – thời Tống), Hàn (Hàn Kì – thời Tống), Phú (Phú Bật – thời Tống) à So sánh: Tự coi mình sánh ngang những bậc anh tài có sự nghiệp hiển hách à Ý thức về tài năng, địa vị, phẩm chất của mình - Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung: khẳng định tấm lòng hết lòng vì dân vì nước. Tâm niệm này không hề có sự mâu thuẫn nào với lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ: + Ông là con người tận tuy với đất nước và nghĩa tình với quê hương: Đạo sơ chung – nghĩa vua tôi là lí tưởng đạo đức Nho học. Về căn bản con người ông cũng như thơ văn của ông là hình ảnh người trượng phu hành động xả thân ví lí tưởng, vì khát vọng hành hóa, suốt đời cần mẫn theo đuổi ước mơ hưng quốc an dân. Bên trong con người hành động ấy là một tâm hồn nhạy cảm, giàu có của một văn nhân tài tử. Tay kiếm vẫn vẫy vùng ngang dọc nhưng lập tức hòa mình vào đời sống bình dị, chất phác, chân thành. + Tâm hồn phóng túng cốt cách tài tử, cá tính mạnh mẽ: Phong cách ngông, ngất ngưởng khác biệt mà Nguyễn Công Trứ thể hiện trong bài này bao gồm những đối lập mâu thuẫn giữa các thái cực mà ở đời ít kẻ làm được: Làm quan chức cao vọng trọng, tính cách mạnh mẽ nhưng tâm hồn thiện lành bình dị. Hành lạc thì thoát tục, vừa trần tục. Sự ngất ngưởng của ông ở phương diện này không phải kì quái, cố tạo ra dị biệt hình thức, càng không lệch chuẩn mà là phá cách, là thể hiện bản lĩnh đa tài, mạnh mẽ, cùng khí chất cao cả của mình. - Cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả tạo nguồn cảm hứng và năng lượng sống dồi dào, do thế luôn mới mẻ, độc đáo và có tính gợi mở. Là một tài năng và nhân cách toàn diện, cho nên Nguyễn Công Trứ là khối thống nhất của nhiều khía cạnh đối lập. Thực tế ông đã sống một cách ngất ngưởng và bộc lộ niềm tự hào về điều đó. Cái “ngất ngưởng” ở cuối bài và nhan đề là tổng hợp của tất cả cái ngất ngưởng tài cao ngất ngưởng, về hưu ngất ngưởng và sống đời thường sống ngất ngưởng. è Vẻ đẹp nhân cách của NCT + Vẻ đẹp của một nhân cách đáng trọng, đáng quý, một con người giàu năng lực, sống mạnh mẽ, có ý nghĩa và dám sống theo cá tính của mình. + Vẻ đẹp của một lối sống, một phong cách sống độc đáo: không bị bó buộc bởi khuôn giáo khắt khe của lễ giáo phong kiến, coi tất cả là một cuộc chơi và luôn hết minh trong cuộc chơi ấy. d. Ý nghĩa các từ “ngất ngưởng” xuất hiện trong bài thơ Từ ngất ngưởng được xem là từ khóa của bài thơ. Không kể ở nhan đề thì có 4 lần xuất hiện nhưng mỗi lần lại có một hàm nghĩa khác nhau: - Lần 1: Trong câu Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng: Từ “thao lược” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng. à Ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh. + Lần 2: Trong câu Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: Gắn với hành động cởi mũ áo về quê, cưỡi bò vàng rời kinh thành chẳng giống ai à Ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi. + Lần 3: Trong câu Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: Tuổi đã cao những vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn “đủng đỉnh” dắt theo “một đôi dì” à Ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại cốt thỏa đạt thú vui. + Lần 4: Trong câu Đời ai ngất ngưởng như ông: Giữ vẹn đạo nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh cũng như khí phách của mình. à Từ ngất ngưởng ứng với ý nghĩa nhan đề bài thơ mang tổng hợp các nét nghĩa phía trên. 3. Khái quát cuối - Nghệ thuật: + Thể thơ hát nói với lối tự thuật, hình thức tự do, phóng khoáng đặc biệt là tự do về vần, nhịp thích hợp thể hiện con người cá nhân. + Giọng điệu tự hào, sảng khoái; cách ngắt nhịp biến đổi linh hoạt. + Ngôn ngữ sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm, mang đậm dấu ấn của tác giả. + Kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng. III. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa, vị trí tác phẩm: + Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh trong cuộc sống. + Bài thơ khắc họa hình tượng một kẻ sĩ không đi theo con đường sáo mòn của tư tưởng phong kiến chính thống, phần nào thể hiện ý thức cá nhân bắt đầu thức tỉnh trong tình trạng khủng hoảng của xã hội phong kiến. - Liên hệ bản thân: + Sống có ước mơ, hoài bão + Tự tin nhưng không tự cao, phấn đấu không ngừng để dựng xây đất nước |
Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Câu 1: Thông tin nào dưới đây về Nguyễn Công Trứ là không chính xác?
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây đã khái quát đúng nhất về đặc điểm của thể loại hát nói?
Câu 3: Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do, ông coi chuyện làm quan giống
như bị giam hãm vào một cái lồng thế nhưng ông vẫn ra làm quan, đó là vì sao?
Câu 4: Dòng nào dưới đây không phải giá trị nội dung của tác phẩm?
Câu 5: Tính cả nhan đề, từ “ngất ngưởng” lặp lại mấy lần?
Câu 6: Từ “ngất ngưởng” trong bài thơ được hiểu như thế nào?
Câu 7: Những câu thơ sau thể hiện quan niệm sống như thế nào của Nguyễn Công Trứ?
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Câu 8: Nối cột bên trái với cột bên phải sao cho nội dung tương ứng
1. Vũ trụ nội mạc phi phận sự … Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên. |
| a. Lời tuyên ngôn về phong cách sống ngất ngưởng |
2. Đô môn giải tổ chi niên … Không Phật, không Tiên, không vướng tục |
| b. Ngất ngưởng khi làm quan |
3. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú … Trong triều ai ngất ngưởng như ông! |
| c. Ngất ngưởng khi về hưu |
Câu 9: Ông Hy Văn trong câu thơ “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng” là chỉ ai?
Câu 10: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì kể tên các chức danh mà Nguyễn Công Trứ đã làm?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: Tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
B | C | D | A | D | B | C | 1b, 2c, 3a | C | A |
Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên. a. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. b. Câu thơ đầu tiên được hiểu là gì? Câu thơ đó có ý nghĩa gì? c. Xác định phép liệt kê và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó. d. Theo em, “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ có phải cách sống tự cao, tự đại, lập dị như một số người trong xã hội hiện đại ngày nay không? Vì sao? e. Qua đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) bày tỏ suy nghĩ của mình về sự tự tin của tuổi trẻ trong cuộc sống ngày nay. |
Bước 2: Tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận phiếu bài tập, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Gợi ý đáp án:
Câu a:
Nội dung chính của đoạn thơ trên: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi đang làm quan.
Câu b:
- Câu thơ đầu tiên Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu là: trong trời đất, mọi việc đều thuộc phận sự của ta.
- Ý nghĩa: Là lời tuyên ngôn về lí tưởng sống, ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi đầy tự tin, tự hào về tài năng và lí tưởng của mình.
Câu c:
- Liệt kê các chức danh của Nguyễn Công Trứ: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn (Đứng đầu ở kinh đô).
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Khẳng định niềm tự hào về một tài năng lỗi lạc, xuất chúng.
+ Tác giả bộc lộ thái độ “ngất ngưởng” của mình về tài năng hơn người.
Câu d:
- Ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải là lối sống tự cao, tự đại, lập dị của một số người mà là một phong cách sống có bản lĩnh, có cá tính, trung thực, thẳng thắn, ý thức rất rõ về bản thân. Nguyễn Công Trứ có thể “ngất ngưởng” bởi chính tài năng, phẩm chất, tài đức của mình suốt cuộc đời khi là một vị quan văn võ song toàn mang những quan niệm sống đầy bản lĩnh, vượt lên mọi sự được mất, khen chê ở đời.
Câu e: Viết đoạn văn
Gợi ý một số ý chính:
- Giải thích: tự tin là gì?
- Ý nghĩa của tự tin.
- Phân biệt tự tin và tự cao, tự đại.
- Phản đề: còn rất nhiều người tự ti trong xã hội?
- Liên hệ bản thân: rút ra bài học nhận thức và bài học hành động.
Nhiệm vụ 3. GV giao BTVN cho HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Nguyễn Công Trứ: đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng... khen chê phơi phới ngọn đông phong... Nguyễn Công Trứ, từ cuối thế kỷ XIX đã mang cái tài và cái tình của mình ra để chơi ngông với thiên hạ. Từ “ngất ngưởng” được sử dụng rất đắt như chỉ để dành riêng cho Nguyễn Công Trứ, đem vào cuộc đời ông, nó chỉ phong cách sống vượt ra ngoài khuôn phép, không chấp nhận bất cứ một sự áp đặt nào; nó nói hết được tài năng, phong cách sống và quan niệm về nhân sinh của ông.
+ Trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): Huấn Cao ngông trong tù, khoảnh, ít chịu cho chữ ai, coi thường quản ngục, coi thường cái chết, nhận ra người tốt sẵn sàng cho chữ... Quản ngục cũng ngông theo cách của ông ta khi dám liều xin chữ Huấn Cao. Với Nguyễn Tuân, cái ngông cũng trở thành một đặc trưng trong phong cách. Ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Tuân cũng tiêu biểu cho quan niệm về cái đẹp, về một cách chơi ngông. Nguyễn Tuân không chấp nhận những sự bình thường. Cái đẹp trong sáng tác của ông phải luôn được đẩy lên thành nghệ thuật. Tất cả đều được đẩy lên thành nghệ thuật với tất cả sự tinh xảo thể hiện thú chơi đẹp, một cách ứng xử đẹp, một nhân cách đẹp.
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: