Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đầy đủ cả năm tại đây. Bộ giáo án này của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về dễ dàng, chỉnh sửa được. Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi font, lỗi hiệu ứng,...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

 I. VỀ BỘ SÁCH KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Tác giả:

  • NGUYỄN MINH ĐOAN - TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG (đồng Chủ biên)
  • NGUYỄN HÀ AN - NGUYỄN THỊ HỒI - NGUYỄN THỊ THU TRÀ

GIÁO ÁN KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 KNTT SOẠN CHẤT LƯỢNG:

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Danh sách các bài:

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ 

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 

  • Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 
  • Bài 2: Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường 

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP 

  • Bài 3: Lạm phát 
  • Bài 4: Thất nghiệp 

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 

  • Bài 5: Thị trường lao động và việc làm 

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH 

  • Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 
  • Bài 7: Đạo đức kinh doanh 

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HOÁ TIÊU DÙNG 

  • Bài 8: Văn hoá tiêu dùng PHẦN HAI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT 

  • Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật 
  • Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực 
  • Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc 
  • Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 

  • Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử 
  • Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo 
  • Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc 

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 

  • Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thế và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân 
  • Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân 
  • Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân 
  • Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin 
  • Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo 

Một số thuật ngữ dùng trong sách 

Danh sách tranh ảnh sử dụng

III. GIÁO ÁN POWERPONT KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Đọc trường hợp ở phần Mở đầu (SGK, trang 6) và trả lời câu hỏi:

Theo em, chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa khác phải làm thế nào để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh?

Các chủ cửa hàng tạp hóa phải cạnh tranh với nhau, tìm cách tạo ra điểm hấp dẫn so với các cửa hàng khác:

Đa dạng hàng hóa, giá cả phù hợp, đảm bảo chất lượng hàng hóa…

Kèm theo nhiều tiện ích:

  • Chỗ đỗ xe thuận tiện
  • Thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua thẻ
  • Tích điểm nhận quà

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Đọc trường hợp ở phần 1 (SGK, trang 6 - 7) và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các nhà kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức gì để tranh đua thu hút khách hàng? Điều đó mang lại lợi ích gì cho các nhà hàng?

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường.

Câu 1

Các nhà kinh doanh ẩm thực trên phố B tìm cách tạo ra những món ăn ngon, hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lí…

Thuê được đầu bếp giỏi

Có nguồn cung cấp nguyên liệu tươi ngon

Tìm được gia vị độc đáo

Cửa hàng nào làm tốt sẽ thu hút được nhiều thực khách, có nhiều lợi nhuận hơn, kinh doanh ổn định và phát triển.

Câu 2

Một số ví dụ về sự tranh đua trên thị trường

Cuộc cạnh tranh kéo dài hàng thế kỉ giữa hai gã khổng lồ đồ uống không cồn là Coca-Cola và Pepsi.

Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu thức ăn nhanh: KFC, Lotteria, McDonald’s…

Cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung.

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa.

Theo dõi video về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là Coca-Cola và Pepsi.

  1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CẠNH TRANH

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Đọc trường hợp ở phần 2 (SGK, trang 7) và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em có nhận xét gì về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên?

Câu 2: Em hãy nêu những lí do cạnh tranh trong kinh tế?

Câu 1

  • Các doanh nghiệp dệt may độc lập với nhau, được tự do kinh doanh, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh.
  • Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.

Nguồn lực khác nhau

  • Vốn
  • Công nghệ
  • Trình độ quản lí
  • Tay nghề người lao động
  • Tạo ra sản phẩm có chi phí, chất lượng khác nhau.

Câu 2

Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh

Nguồn cung trên thị trường tăng

Các chủ thể cạnh tranh để tìm cho mình lợi thế, để có chỗ đứng trên thị trường.

Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất.

Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau

Năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau.

Cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.

Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.

  1. VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ

THẢO LUẬN NHÓM

Đọc lại trường hợp ở phần 2 (SGK, trang 8) và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cạnh tranh thúc đẩy công ty H phải làm gì để tồn tại và phát triển?

Câu 2: Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế và doanh nghiệp H được phân bổ như thế nào?

Câu 3: Cạnh tranh đã giúp cho nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn như thế nào?

Câu 1

Cạnh tranh thúc đẩy công ty H phải tìm cách tạo ra ưu thế so với đối thủ

Tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt hơn, hấp dẫn khách hàng hơn…

Câu 2

Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ theo thứ tự ưu tiên

Giai đoạn đầu

Tập trung vào các ngành có lợi thế sẵn về tài nguyên, chi phí lao động rẻ, sử dụng nhiều lao động

Nông sản

Khoáng sản

Dệt may

Giày dép

Câu 2

Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ theo thứ tự ưu tiên

Giai đoạn sau

Chuyển dần sang ngành công nghiệp chế biến, trình độ công nghệ cao hơn, vẫn sử dụng nhiều lao động, từng bước chuyển sang ngành sử dụng lao động trình độ cao và công nghệ tiên tiến.

Câu 2

Công ty H cần

Tìm kiếm nguồn vải có họa tiết, chất liệu đặc biệt hơn

Đầu tư công nghệ mới trong hoàn thiện sản phẩm

Chi mức lương hấp dẫn để tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao

Câu 3 Mục đích của hoạt động cạnh tranh

Bán được nhiều sản phẩm

Được khách hàng quan tâm, ưa thích sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

Cạnh tranh giúp cho nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn

CÁC GIÁO ÁN KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 KNTT KHÁC:

KẾT LUẬN VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH

Tạo động lực cho sự phát triển

Tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau

Ứng dụng kĩ thuật công nghệ

Nâng cao trình độ lao động

Phân bổ linh hoạt các nguồn lực

Hướng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất

Thu được lợi nhuận cao nhất

Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

KẾT LUẬN VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH

Tạo động lực cho sự phát triển

Tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau

Không ngừng hoàn thiện nền kinh tế

Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội

  1. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

NHIỆM VỤ

Nghiên cứu trường hợp và hộp thông tin Em có biết ở phần 4 (SGK, trang 9) và trả lời câu hỏi

Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của Công ty X và cho biết hành vi đó có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp sản xuất đệm lò xo, đệm nút, người tiêu dùng và xã hội?

NHIỆM VỤ

Hành vi của công ty X

Đưa ra những thông tin không chính xác về chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Không lành mạnh, vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Gây hiểu lầm cho người tiêu dùng

Gây thiệt hại cho các công ty sản xuất đệm lò xo và đệm mút

Tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong xã hội

Theo dõi video về một số dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến và cách xử lí khi xảy ra các trường hợp này

KẾT LUẬN

Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh.

Chỉ dẫn nhầm lẫn

Gièm pha

Gây rối loạn doanh nghiệp khác

Xâm phạm bí mật kinh doanh

Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng

Tổn hại đến môi trường kinh doanh

Tác động xấu đến đời sống xã hội

KẾT LUẬN

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần bị phê phán, lên án và ngăn chặn.

LUYỆN TẬP

NHIỆM VỤ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng.

NHIỆM VỤ 1

Câu 1: Câu tục ngữ Thương trường như chiến trường phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

  1. Quy luật cung cầu
  2. Quy luật cạnh tranh
  3. Quy luật lưu thông tiền tệ
  4. Quy luật giá trị

Câu 2: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh:

  1. Không lành mạnh
  2. Không bình đẳng
  3. Tự do
  4. Không đẹp

Câu 3: Người sản xuất kinh doanh cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?

  1. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên
  2. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước
  3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
  4. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa

Câu 4: Thấy quán ăn của mình không đông khách bằng các quán ăn khác trong cùng khu phố, A có ý định bán thêm một vài món mới, đổi mới phong cách, cải thiện thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư nơi để xe... Nếu là bạn của A, em sẽ:

  1. Khuyên A cứ giữ y như cũ
  2. Không thèm quan tâm
  3. Ủng hộ với cách làm của A
  4. Khuyên A dùng mánh khóe để buôn bán

Câu 5: Vì quán cà phê của mình vắng khách trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, gia đình G đã:

  1. Cạnh tranh tiêu cực
  2. Cạnh tranh lành mạnh
  3. Chiêu thức trong

kinh doanh

  1. Cạnh tranh

không lành mạnh

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

LUYỆN TẬP

NHIỆM VỤ 2: Thực hiện yêu cầu các bài tập ở phần Luyện tập

(SGK, trang 9 – 10).

 

BÀI TẬP 1 – THẢO LUẬN NHÓM

Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?

Ý kiến

Đồng tình/ Không đồng tình

Giải thích

a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó.

Không đồng tình

Cạnh tranh không chỉ diễn ra với các chủ thể cùng kinh doanh một mặt hàng mà còn giữa các chủ thể kinh doanh các mặt hàng khác nhau vì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào ngành hàng mang lại lợi nhuận cao nhất.

b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.

 

Không đồng tình

 

Cạnh tranh lành mạnh là phải tôn trọng đối thủ, tìm cách cải thiện mình để vượt lên đối thủ chứ không phải tìm cách để cho đối thủ suy yếu.

 

c. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.

 

Không đồng tình

 

Cạnh tranh là tất yếu trong cơ chế thị trường, ở đâu có sản xuất, trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh. Do vậy, không phải chỉ khi kinh tế thị trường phát triển mới có cạnh tranh.

 

d. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.

 

Đồng tình

 

Cạnh tranh lành mạnh là biết chấp nhận cạnh tranh, cùng hợp tác và cạnh tranh với đối thủ, tôn trọng đối thủ, tìm cách tạo ra ưu thế vượt trội so với đối thủ để tồn tại và phát triển.

 

Nhận xét các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau.

BÀI TẬP 2

Trường hợp a

Doanh nghiệp A đưa ra thông tin không đúng với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, tạo sự hiểu lầm với khách hàng.

Cạnh tranh không lành mạnh

BÀI TẬP 2

Trường hợp b

Doanh nghiệp Z bán phá giá thị trường để hạ gục đối thủ là các doanh nghiệp nhỏ.

Cạnh tranh không lành mạnh

BÀI TẬP 2

Trường hợp c

Việc doanh nghiệp D tìm mọi cách để lấy thông tin kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ có thể là các thủ đoạn xấu, vi phạm pháp luật.

Cạnh tranh không lành mạnh

Trường hợp d

Cạnh tranh lành mạnh

Muốn khách hàng tin tưởng, chọn mua sản phẩm của mình, cách tốt nhất là tạo ra sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

BÀI TẬP 3

Cho biết vai trò của cạnh tranh trong những trường hợp sau.

  1. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.
  • Góp phần phát triển lực lượng sản xuất
  • Nâng cao năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả sản xuất
  • Hạ giá thành phẩm
  • Bán được nhiều sản phẩm hơn, thu thập cao hơn
  • Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tốt hơn
  • Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

BÀI TẬP 3

Cho biết vai trò của cạnh tranh trong những trường hợp sau.

  1. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.
  • Bán được nhiều sản phẩm
  • Doanh thu, lợi nhuận tăng cao
  • Thu nhập của nhân viên được cải thiện
  • Nhu cầu tiêu dùng của dân chúng nâng lên
  • Kinh tế – xã hội thêm phát triển

BÀI TẬP 4 – THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Giải đáp thắc mắc.

  1. Việc công ty đưa ra cơ chế khuyến khích cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty là cần thiết.
  • Vì điều này tạo động lực để mỗi người lao động đều cố gắng để đạt hiệu quả công việc cao nhất.
  • Tuy nhiên, cạnh tranh có tính hai mặt, công ty cần đưa ra những quy định rõ ràng để việc cạnh tranh minh bạch và không ảnh hưởng đến lợi ích chung công ty.

BÀI TẬP 4 – THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Giải đáp thắc mắc.

  1. Công ty M cần có mức lương, thưởng cao cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty.

=: Vì các nhân viên này là nhân tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ nên cần có chính sách khích lệ, động viên để giữ chân và thúc đẩy nhân viên này cống hiến cho doanh nghiệp.

VẬN DỤNG

Em hãy viết một kịch bản và cùng các bạn đóng vai phê phán một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Em rút ra bài học gì từ hành vi này?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong Sách bài tập.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường.

 

Tải giáo án Powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án powerpoint kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đầy đủ cả năm tại đây. Bộ giáo án này của sách đổi mới năm 2023-20211. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về dễ dàng, chỉnh sửa được. Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi font, lỗi hiệu ứng,...

Giáo án lớp 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay