Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HỒ NGỌC KHẢI - NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
TRẦN HOÀNG THÁI CẦM - TRẦN ĐỨC - NGUYỄN VĂN HẢO
PHAN THỊ THU LAN - LÊ MINH PHƯỚC - NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THƯ
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Bài 1:
Bài 2:
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án và cho HS lắng nghe một số bài hát có liên quan đến địa phương, địa danh ở Việt Nam:
+ Mời anh lên Cao Bằng quê em
https://www.youtube.com/watch?v=kIrmrEl5x3c
+ Xôn xang mênh mang cao nguyên Đăk Lăk
https://www.youtube.com/watch?v=EUy3CnZdAYU
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1.
Hoạt động: Hát – Đường lên Tây Bắc
- Khởi động giọng.
- Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc.
+ Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát Đường lên Tây Bắc.
+ Thực hiện đúng các từ có hát luyến.
+ Thể hiện đúng cao độ quãng nửa cung ở nhịp thứ 15.
+ Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.
+ Thể hiện được tính chất trữ tình, mềm mại của bài hát.
- HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca;
- Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng;
- Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn;
- Đặt âm thanh nhẹ nhàng;
- Thể hiện đúng tính chất của ca khúc được học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu nội dung học hát: Hát – Đường lên Tây Bắc. * Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV giới thiệu cho HS: + Tên tác giả: thân thế, phong cách sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu,... + Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, phong cách âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát,... - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và đọc lướt lời ca để nắm được cấu trúc bài hát. - GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Đường lên Tây Bắc (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo). https://www.youtube.com/watch?v=sbsAE7IFPsM - GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Đường lên Tây Bắc. * Khởi động giọng - GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình). * Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc - GV hướng dẫn HS học hát từng câu ca khúc Đường lên Tây Bắc: + GV đàn từng câu, hát mẫu, yêu cầu HS nhắc lại. https://www.youtube.com/watch?v=gt7Krcoists + GV cho HS hát nối tiếp từng câu mới (chú ý vị trí ngắt hơi, lấy hơi). + GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn. + GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm. + GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm. + GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập, biểu diễn. - GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến,… Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giới thiệu về tác giả, tác phẩm Đường lên Tây Bắc. - HS khởi động giọng. - HS học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có). - GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát.
| Hát – Đường lên Tây Bắc Tác giả - Nhạc sĩ Văn An (1929 – 2011) sinh ra ở Nam Định, lớn lên ở Bắc Ninh. - Ông là một trong những nhạc sĩ quân đội có bản sắc riêng, với tiếng nói đa dạng của cuộc sống chiến đấu trong bộ đội qua những chặng đường cách mạng. Âm nhạc của ông có âm hưởng dân gian, giai điệu mềm mại, chải chuốt. - Ông được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và Giải thưởng nhà nước về Văn học và Nghệ thuật đợt đầu tiên. - Một số tác phẩm nổi tiếng: Đường lên Tây Bắc (1952), Cánh diều miền Bắc (1957), Đường dây ai rải (1965), Thái Văn A đứng đó, Đôi dép Bác Hồ (thơ Tạ Hữu Yên), Gió sông Hồng gọi nắng sông Hương (thơ Tạ Hữu Yên), Ta ra trận hôm nay (1973), Nhịp cầu nối những bờ vui (thơ Phan Văn Từ), Trên đường hạnh phúc, Lá cờ Đảng,... Tác phẩm Đường lên Tây Bắc - Hoàn cảnh ra đời bài hát: Là một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ, được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Cấu trúc bài hát: + Đoạn 1: từ đầu đến nhịp thứ 9 (Đường lên....đồi nương). + Đoạn 2: từ nhịp 10 đến hết (Cùng bảo vệ...mến yêu). - Giai điệu, lời ca bài hát: mượt mà, trong sáng, mang đậm tính trữ tình, bản sắc riêng trong từng ý nhạc. - Nội dung, ý nghĩa bài hát: + Bức tranh thơ mộng nơi miền Tây Bắc của đất nước Việt Nam. + Vẻ đẹp thanh bình của vùng núi cùng tinh thần chiến đấu quả cảm của nhân dân ta. * Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc - Thực hiện các từ có hát luyến. - Thể hiện cao độ quãng nửa cung ở nhịp thứ 15. - Thể hiện tính chất trữ tình, mềm mại của bài hát. |
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO BÀI HÁT
ĐƯỜNG LÊN TÂY BẮC
- Thể hiện được bài hát Đường lên Tây Bắc kết hợp với gõ đệm theo nhịp, theo phách.
- Thực hiện bài hát Đường lên Tây Bắc bằng cách hình thức khác
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác