Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Lê Kim Long (Tổng chủ biên )
- Đặng Xuân Thư (Chủ biên)
- Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Đăng Đạt, Nguyễn Văn Hải, Đường Khánh Linh, Trần Thị Như Mai
- Chuyên đề 1: Phân bón
- Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ
- Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây, dự đoán nguyên nhân và đề xuất giải pháp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Vai trò của phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của người nông dân bằng câu ca dao: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những vai trò này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón.
Hoạt động 1: Giới thiệu về phân bón
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Khái niệm và phân loại phân bón - GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK trang 5, rút ra khái niệm về phân bón và khắc sâu hai chức năng của phân bón: + Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng + Cải tạo đất - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu học tập. (Phiếu học tập số 1 ở cuối hoạt động 1) * Vai trò của phân bón - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK trang 6 – 7 theo các ý sau: + Phân bón được sử dụng cho đất và cây bằng cách nào? + Nguyên tố nào là nguyên tố dinh dưỡng phổ biến nhất trong phân bón? Nguyên tố đó có nguồn gốc từ đâu? + Nông dân thường dùng phân bón ở dạng nào? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, dựa vào các thông tin đã tìm hiểu ở trên đê trả lời CH1, 2 SGK trang 7: 1. Phân bón có vai trò gì đối với đất và cây trồng? 2. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng? A. Nitrogen B. Platinum C. Phosphorus D. Kali Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, CH1, 2 SGK trang 7 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày phiếu học tập, CH1, 2 SGK trang 7. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết khái niệm, phân loại và vai trò của phân bón. | I. Giới thiệu về phân bón 1. Khái niệm và phân loại - Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. - Phân loại các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng: + Nhóm nguyên tố đa lượng: nitơ (nitrogen), phosphorus, kali (potassium). + Nhóm nguyên tố trung lượng: calcium, magnesium, lưu huỳnh (sulfur). + Nhóm nguyên tố vi lượng: boron, đồng (copper), sắt (iron), chlorine, manganese, nickel, natri (sodium), molybdenum, kẽm (zinc),… - Dựa vào nguồn gốc tạo thành, phân bón được chia làm hai loại chính: + Phân bón vô cơ + Phân bón hữu cơ 2. Vai trò của phân bón - Phân bón được thêm vào đất làm tăng độ phì nhiêu của đất hoặc được tưới trực tiếp vào lá, thân cây nhằm bổ sung chất dinh dưỡng để cây trồng phát triển tốt. - Nguồn nguyên tố dinh dưỡng phổ biến nhất trong phân bón là nitrogen (không khí), potassium (nước biến, hồ, tro đốt, rơm rạ,…), phosphorus (đá). - Trong thực tiễn, nông dân thường bón các loại phân ở dạng tan hoặc không tan theo từng thời kì sinh trưởng của cây trồng. Trả lời CH1, 2 SGK trang 7 1. Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vừa có tác dụng cải tạo đất (như đất chua, đất nhiễm mặn) nằm mục đích giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao. 2. Đáp án B. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Em hãy điền cụm từ thích hợp còn thiếu vào ô trống Bảng 1.1. Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Bảng 1.2. Phân loại phân bón dựa trên nguồn gốc tạo thành
Bảng 1.3. Phân loại phân bón dựa trên thành phần nguyên tố có trong phân bón
|
*Đáp án phiếu học tập số 1
Bảng 1.1. Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
| Nhóm nguyên tố đa lượng và nguồn cung cấp
| Nhóm các nguyên tố vi lượng và nguồn cung cấp | Cây trồng thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến những hậu quả gì? |
Thành phần nguyên tố | C, O, H Cây trồng lấy từ không khí và nước | B, Zn, Fe, Cu, Mn, Mo, Cl Cây trồng cần được bổ sung qua phân bón. | - Cây trồng sinh trưởng kém, khó ra hoa, đậu quả. - Phát sinh bệnh và có thể chết. |
Đạm (N), lân (P), kali (K) Cây trồng cần được bổ sung qua phân bón. | |||
Thành phần phần trăm trong thực vật khô | > 0,01 % | < 0,0001% |
Bảng 1.2. Phân loại phân bón dựa trên nguồn gốc tạo thành
Nguồn gốc tạo thành phân bón | Phân bón vô cơ | Phân bón hữu cơ |
Loại phân bón | Được sản xuất theo quy trình công nghiệp, nguyên liệu từ các hóa chất vô cơ. | Từ các chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật, động vật với sự có mặt của các vi sinh vật. |
Bảng 1.3. Phân loại phân bón dựa trên thành phần nguyên tố có trong phân bón
Loại phân bón | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | Phân N, P, K |
Thành phần nguyên tố dinh dưỡng | N | P | K | N, P, K |
Hoạt động 2: Nhu cầu phân bón của cây trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV dùng hình ảnh quá trình phát triển của cây ngô, hướng dẫn HS tìm hiểu: đối với từng giai đoạn phát triển cây cần chất dinh dưỡng nào là phù hợp nhất, từ đó HS sẽ lựa chọn được loại phân bón phù hợp để cây phát triển tốt cho năng suất cao. - GV: Trong suốt chu kì sinh trưởng và phát triển, tùy từng giai đoạn mà nhu cầu về dinh dưỡng của cây trồng khác nhau, cần bón phân với liều lượng vừa đủ tránh dư thừa, như vậy vừa tiết kiệm kinh phí, thời gian, cây trồng vừa phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. - GV dùng hình ảnh minh họa: + phân đạm là nguồn dinh dưỡng chính yếu giúp cây phát triển cành lá, nuôi dinh dưỡng cho cành lá xanh tốt; + phân lân giúp cây phát triển bộ rễ, chắc cây, kích thích ra nhiều mầm hoa; + các nguyên tố trung vi và vi lượng giúp cây tăng cường đề kháng, hạn chế sâu bệnh - GV đặt câu hỏi: Đối với từng giai đoạn phát triển cây trồng, loại phân bón nào là phù hợp nhất? - GV: Với mỗi loại cây trồng, căn cứ vào mục đích sử dụng mà lựa chọn thời điểm bón và loại phân bón phù hợp. Ví dụ: cây rau ăn lá là thích hợp với phân đạm, nên bón vào thời điểm cây phát triển lá, đẻ cành; cây ăn quả nên bón phân kali vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa và hình thành quả. - GV yêu cầu HS cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2. (phiếu học tập số 2 ở cuối hoạt động 2). - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm thực hiện HĐ1, 2 SGK trang 8: 1. Hãy tìm hiểu về một loại cây được trồng phổ biến ở địa phương em và cho biết: a) Các giai đoạn phát triển của cây từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch b) Nhu cầu về các loại phân bón cho từng giai đoạn phát triển của cây đảm bảo năng suất cao. 2. Hãy quan sát một số nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón và cho biết thành phần các chất có trong loại phân bón này. Tìm hiểu và cho biết loại phân bón này được sử dụng như thế nào đối với cây trồng đặc thù ở địa phương em. - GV gợi ý HS thực hiện hoạt động: 1. HS nên lựa chọn cây lúa để quan sát phát triển và bón phân theo thời kì, vì đó là cây lương thực quan trọng. 2. Quan sát nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón để biết thành phần các chất dinh dưỡng. Ví dụ: phân NPK, thành phần dinh dưỡng tương ứng với thành phần phần trăm của N, P2O5 và K; phân đạm, tương ứng phần trăm N; phân lân (P) tương ứng với thành phần phần trăm của P2O5,.. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2, thực hiện HĐ 1, 2 SGK trang 8. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày đáp án phiếu học tập số 2, kết quả thực hiện HĐ1, 2 SGK trang 8. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về nhu cầu phân bón của cây trồng ở các thời kì phát triển. | 3. Nhu cầu phân bón của cây trồng ở các thời kì phát triển - Mỗi loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau đối với từng giai đoạn phát triển. - Từ nhu cầu của cây, điều kiện cụ thể của đất trồng, điều kiện tưới tiêu và mục tiêu trồng mà quyết định sử dụng phân bón như thế nào. - Ví dụ: Để quyết định lượng và loại phân bón cho ngô cần căn cứ vào các yếu tố: + Nhu cầu và đặc điểm hút chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn. + Đặc điểm, tính chất của đất. + Giống ngô + Đặc điểm của loại phân bón + Chế độ luân canh, xen canh + Điều kiện khí hậu, thời tiết |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác