Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Đinh Quang Ngọc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)
- Đinh Thị Mai Anh, Mai Thị Bích Ngọc, Mạc Xuân Tùng
Phần một: Kiến thức chung
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
Phần hai: Thể thao tự chọn – Đá cầu
Chủ đề 1: Vai trò, tác dụng của môn đá cầu. Kĩ thuật tâng cầu và đỡ cầu
Chủ đề 2: Giao cầu
Chủ đề 3: Kĩ thuật đá cầu tấn công và chiến thuật tấn công cơ bản
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực giáo dục thể chất:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:
+ Khởi động chung:
+ Khởi động chuyên môn:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.
→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 - Kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện
- HS hiểu được mục đích, tác dụng của kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện.
- HS làm quen kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu nội dung kiến thức mới: + Giao cầu cao chân chính diện là kĩ thuật cơ bản được sử dụng để bắt đầu một pha cầu. + GV thực hiện tư thế và động tác mẫu cho HS: + GV lưu ý HS: Khi thực hiện kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện, cần chú ý vị trí, hướng bàn chân trụ và chân giao cầu; kiểm soát độ cao khi tiếp xúc cầu; giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện giao cầu. - GV hướng dẫn HS làm quen, thực hiện động tác mới: + GV cho HS thực hiện bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ. + GV cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu của GV. + GV chỉ dẫn các tư thế không đúng, phối hợp hoạt động của thân người, tay và chân không đồng bộ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật. - HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ. - HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện. - HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập giao cầu cao chân chính diện. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện - Tư thế chuẩn bị: + Đứng chân trước chân sau, chân phải để sau, bàn chân trái đặt vuông góc và cách đường biên ngang khoảng 20 cm, cạnh ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực giao cầu khoảng 20 cm, chân phải chống xuống mặt sân, hơi quay ra ngoài sao cho hai bàn chân hợp với nhau một góc 45o và hai gót chân cách nhau khoảng 35 - 40 cm. + Thân người thẳng tự nhiên, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trái, tay phải cầm cầu, tay còn lại buông tự nhiên, mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm giao cầu tốt nhất. - Thực hiện: + Từ tư thế chuẩn bị, tung cầu cao ngang ngực, cách cơ thể từ 40 - 50 cm. + Chân trái làm trụ, chân phải lăng từ sau ra trước, đồng thời nâng đùi lên cao, mu bàn chân tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 60 - 70 cm, đá cầu đi, hướng bàn chân theo hướng giao cầu, thân người hơi ngả về phía trước. - Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, chân phải bước về phía trước, di chuyển vào sân đứng ở tư thế chuẩn bị để thực hiện các hoạt động tiếp theo.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định về đổi sân và thời gian giải lao trong Luật Thi đấu đá cầu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: + Các đội tiến hành đổi sân khi nào? + Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu được quy định như thế nào? + Khi đổi sân, hai đội cần lưu ý gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát để hướng dẫn, trợ giúp (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trả lời. - HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung luyện tập. | 2. Một số quy định về đổi sân và thời gian giải lao trong Luật Thi đấu đá cầu a. Đổi sân - Các đội tiến hành đổi sân trước hiệp đấu thứ 2 và trong hiệp đấu thứ 3 khi một đội ghi được 11 điểm. - Trong hiệp đấu thứ 3, nếu vì một lí do nào đó, việc đổi sân không diễn ra đúng điểm 11 thì sẽ được tiến hành ngay sau khi trọng tài hoặc đội trưởng thông báo và điểm số được giữ nguyên. b. Giải lao - Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu kéo dài 1 phút. - Khi đổi sân, hai đội di chuyển không được chậm trễ. |
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu luyện tập kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập phát triển sức bền tốc độ.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vận động.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác