Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau chuyên đề này, HS sẽ:
- Nêu khái quát được lưu vực sông Mê Công.
- Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công.
- Giới thiệu được một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công.
- Xác định được vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công.
- Nêu và đánh giá được các biểu hiện củ sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức khoa học Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (xác định được vị trí địa lí của sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ liên quan đến lưu vực sông Mê Công và Biển Đông; xác định và lý giải được sự phân bố các đối tượng trên bản đồ.
- Tìm hiểu địa lí:
· Sử dụng các công cụ địa lí học: đọc được bản đồ và rút ra nhận xét về lưu vực sông Mê Công, hệ thống đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công (năm 2020); đọc được biểu đồ và rút ra nhận xét về tỉ lệ diện tích lưu vực sông Mê Công theo quốc gia.
· Khai thác internet phục vụ môn học: tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web về nội dung chuyên đề.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức về nội dung liên quan; liên hệ được thực tế địa phương, đất nước,….để làm sáng rõ kiến thức địa lí).
3. Phẩm chất:
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của sông Mê Công; những hoạt động hợp tác ở Biển Đông và thái độ tôn trọng những quy định về hợp tác an ninh, quốc phòng trên Biển Đông.
- Hình thành tình yêu quê hương, đất nước, có thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần phát triển kinh tế cho đất nước và khu vực.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, tính trung thực trong học tập và nghiênm cứu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Bản đồ khu vực Đông Nam Á, Ủy hội sông Mê Công, bản đồ Biển Đông.
- Video, tranh ảnh về lưu vực sông Mê Công, Ủy hội sông Mê Công, các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công, Biển Đông,…
- Phiếu học tập.
- Đường link một số trang web để HS tìm và cập nhật dữ liệu, thông tin:
· http://www.mrcmekong.org/vietnamese
· http://www.mekongenvironmentforum.org
· https://nghiencuubiendong.vn
· http://www.visi.ac.vn/page/vi/index,...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK Chuyên đề học tập Địa lí 11.
- Dụng cụ học tập.
- Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về lưu vực sông Mê Công, Biển Đông với chuyên đề.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về lưu vực sông Mê Công và Biển Đông và yêu cầu HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về lưu vực sông Mê Công và Biển Đông.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết của bản thân về lưu vực sông Mê Công và Biển Đông.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về lưu vực sông Mê Công và Biển Đông:
Lưu vực sông Mê Công | |
Biển Đông |
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết của bản thân về lưu vực sông Mê Công và Biển Đông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về lưu vực sông Mê Công và Biển Đông.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Lưu vực sông Mê Công là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
+ Biển Đông:
· Là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh, nghĩa là biển ở phía Nam Trung Quốc) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km². Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập.
· Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc gia trong vùng.
- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Chuyên đề 11.1 – Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ủy hội sông Mê Công (MRC)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu khái quát được lưu vực sông Mê Công.
- Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công.
- Giới thiệu được một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công.
- Xác định được vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công.
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ về lưu vực sông Mê Công.
b. Nội dung:
- Tìm hiểu khái quát về lưu vực sông Mê Công: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, nhóm, quan sát Hình 1 – Hình 4, đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi:
+ Xác định vị trí của lưu vực sông Mê Công trên bản đồ.
+ Nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công (vị trí, phạm vi và đặc điểm lưu vực).
- Tìm hiểu về Ủy hội sông Mê Công: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi: Trình bày lí do ra đời và mục tiêu hoạt động của Ủy hội sông Mê Công.
- Tìm hiểu một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 3 và trả lời câu hỏi:
+ Cho biết các hoạt động chung tiêu biểu.
+ Cho biết các dự án quản lí tổng hợp xuyên biên giới.
+ Cho biết các sáng kiến và các chương trình hợp tác.
- Tìm hiểu về vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 4 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái quát các biểu hiện về vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công.
+ Tìm các ví dụ minh họa vai trò của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về Ủy hội sông Mê Công (MRC) và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về lưu vực sông Mê Công Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1, kết hợp đọc mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định vị trí của lưu vực sông Mê Công trên bản đồ.
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về lưu vực sông Mê Công:
https://www.youtube.com/watch?v=tKQkI3E90M4 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên bảng trình bày xác định vị trí của lưu vực sông Mê Công trên bản đồ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vị trí của lưu vực sông Mê Công. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Tìm hiểu về Ủy hội sông Mê Công (MRC) 1. Tìm hiểu khái quát về lưu vực sông Mê Công a. Vị trí, phạm vi - Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam. - Có chiều dài khoảng 4 763 km (thứ 3 châu Á, thứ 12 thế giới). |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về đặc điểm lưu vực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 2 – Hình 4, đọc thông tin trongmục 1b SGK tr.6 – 8 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về diện tích lưu vực.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư xã hội. + Nhóm 4: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế.
- GV cho HS quan sát thêm video liên quan đến lưu vực sông Mê Công: https://www.youtube.com/watch?v=fkyrffyjXTI Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, video, đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.6, 7, 8, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày về đặc điểm lưu vực sông Mê Công. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm lưu vực sông Mê Công. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Đặc điểm lưu vực - Diện tích lưu vực: + Được chia thành khu vực thượng nguồn (Trung Quốc, Mi-an-ma) và khu vực hạ lưu (Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam). + Diện tích lưu vực là 810 000 km², Lào và Thái Lan là hai quốc gia có diện tích lãnh thổ nằm trong lưu vực lớn nhất. - Đặc điểm tự nhiên: + Tổng lượng dòng chảy trung bình năm là 475 tỉ m³, phân mùa: · Phần thượng nguồn có mùa lũ vào mùa xuân hoặc đầu hạ (băng tuyết tan). · Phần hạ lưu cómùa lũ trùng với mùa mưa (tháng 6 đến tháng I 1, chiếm khoảng 70 - 80% tổng lưu lượngdòng chảy cả năm). + Đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới, gồm các loài thực vật, cá, chim, bò sát và lưỡng cư, động vật có vú,... - Đặc điểm dân cư xã hội: + Có hơn 65 triệu người sinh sống ở hạ lưu, thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau, có nền văn hoá đa dạng. + Đô thị hoá nhanh, các đô thị lớn bao gồm Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), Viêng Chăn (Lào), Cần Thơ (Việt Nam). - Đặc điểm kinh tế: trồng trọt, thuỷ sản, giao thông đường thuỷ, thuỷ điện, du lịch. |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu lí do ra đời Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5, đọc thông tin trong mục 2a SGK tr.8, 9 và trả lời câu hỏi: Trình bày lí do ra đời của Ủy hội sông Mê Công.
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Ủy hội sông Mê Công:
- GV lấy ví dụ, cung cấp cho HS một số tư liệu, số liệu liên quan đến Việt Nam: suy giảm số lượng, chất lượng nước; các nước thượng lưu xây dựng đập thủy điện; xâm nhập mặn; biến đổi khí hậu;…. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục 2a và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lí do ra đời của Ủy hội sông Mê Công. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về lí do ra đời của Ủy hội sông Mê Công. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tìm hiểu về Ủy hội sông Mê Công a. Lí do ra đời - Các thách thức: suy giảm số lượng và chất lượng nguồn nước, tốc độ đô thị hoá nhanh, xây dựng nhiều đập thuỷ điện và tác động của biến đổi khí hậu. - Các nước trong lưu vực sông Mê Công cần có các giải pháp để cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì sự bền vững của hệ sinh thái trên lưu vực sông. - Quá trình: + Thành lập Uỷ ban Mê Công vào năm 1957. + Năm 1978 đổi tên thành Uỷ ban lâm thời về điều phối nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Mê Công. + Năm 1995 thành lập Uỷ hội sông Mê Công (MRC). - Cơ cấu tổ chúc: Hội đồng, Uỷ ban liên hợp và Ban thư kí. Các nước thành viên đã thành lập các Uỷ ban sông Mê Công quốc gia. |
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu mục tiêu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2b SGK tr.9 và trả lời câu hỏi: Trình bày mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục 2b và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Mục tiêu Thúc đẩy, phối hợp quản lí và phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia sông Mê Công và an sinh của cộng đồng.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác