Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên)
- Đỗ Công Nam, Phạm Mạnh Thắng (đồng Chủ biên)
- Nguyễn Duy Dũng, Nguyễn Ngọc Hoa Đăng, Trần Nguyễn Quang Hạ
- Nguyễn Trần Minh Hải, Đỗ Thị Nguyệt, Nguyễn Tất Thành, Bùi Thị Xuyến, Đỗ Thị Thúy Yến
Phần một: Giáo dục kinh tế
Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường
Chủ đề 2: Lạm phát, thất nghiệp
Chủ đề 3: Thị trường lao động, việc làm
Chủ đề 4: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Chủ đề 5: Đạo đức kinh doanh
Chủ đề 6: Văn hóa tiêu dùng
Phần hai: Giáo dục pháp luật
Chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân
Chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân
Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Em hãy chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, trong thời gian 3 phút trình bày về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời, yêu cầu HS khác lắng nghe, sau đó nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Gợi ý: HS có thể chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các thương hiệu sau đây:
+ Cuộc cạnh tranh kéo dài hàng thế kỉ giữa hai gã khổng lồ đồ uống không cồn: CocaCola và PepsiCo.
+ Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu thức ăn nhanh: KFC, Lotteria, MC Donald's,...
+ Ganh đua giữa Apple và Samsung
+ ...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng quyết liệt. Vậy cạnh tranh là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P được thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì? + Em hiểu thế nào là cạnh tranh trong nền kinh tế? - GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là CocaCola và Pepsi: https://youtu.be/Del3_UGkBz8 (0:05 - 2:24) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SGK trang 6 và trả lời từng câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. - Cả lớp theo dõi video. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS trả lời và các HS lắng nghe, nhận xét ý kiến bạn mình. - GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định HS trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. | 1. Khái niệm cạnh tranh - Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện: + Doanh nghiệp P sản xuất sản phẩm tương tự doanh nghiệp C + Ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,... - Cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp này nhằm mục đích: giành thị phần trên thị trường và tranh giành khách hàng. - Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trong thời gian 5 phút, nghiên cứu hai trường hợp trong SGK trang 7 và thực hiện yêu cầu: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên. Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh mà em biết? - GV kết luận về nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh: + Tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh. + Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc hai trường hợp trong SGK trang 7. - HS suy nghĩ câu trả lời. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi, yêu cầu HS giải thích. - Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biểu, bày tỏ ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh - Trường hợp 1: Do: + Việc có nhiều doanh nghiệp ô tô khiến nguồn cung trên thị trường về mặt hàng ô tô tăng lên. + Thời điểm cuối năm là mua bán hàng dễ đem lại lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp. - Trường hợp 2: Do sự khác biệt về điều kiện sản xuất. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận về các trường hợp, thông tin trong vòng 5 phút để trả lời và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với người sản xuất: · Em hãy cho biết những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích gì? · Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với người sản xuất? + Nhóm 2 + 5: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: · Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên. · Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng. + Nhóm 3 + 6: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế: · Em hãy cho biết, việc xuất gạo sang các nước láng giềng trên thế giới đã đem lại những lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta? · Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác lắng nghe để nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế a. Đối với người sản xuất - Những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện như nâng cao năng lực sản xuất, trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may. - Vai trò của cạnh tranh đối với chủ thể sản xuất: động lực thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. b. Đối với người tiêu dùng - Người tiêu dùng được hưởng lợi khi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác nhau trên thị trường, nhận được các dịch vụ phong phú và chất lượng như: thanh toán trực tuyến qua ví điện tử, chuyển tiền liên ngân hàng, thanh toán vé máy bay,... - Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình. c. Đối với nền kinh tế - Việc sản xuất gạo đã mang lại những lợi ích cho Việt Nam: đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giúp gạo Việt Nam được biết đến, gia tăng giá trị cho gạo,... - Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, nghiên cứu các trường hợp trong SGK trang 8 - 9 và thực hiện các yêu cầu: + Em hãy nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp trên. + Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Hãy nêu các biểu hiện khác của cạnh tranh không lành mạnh mà em biết. - GV cho cả lớp theo dõi video về một số dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến và cách xử lí khi xảy ra các trường hợp này: - GV cho HS đọc hộp ghi nhớ SGK trang 9 - 10 để củng cố, khắc sau kiến thức. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đôi thảo luận trong thời gian 5 phút, thực hiện các yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS thực hiện yêu cầu sau đó giải thích. - Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biểu, bày tỏ ý kiến. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung luyện tập. | 4. Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh - Biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh: Trường hợp 1: cạnh tranh bằng năng lực, không làm trái quy định của pháp luật,... - Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh: + Trường hợp 2: thông tin sai sự thật, xuyên tạc sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp khác. + Trường hợp 3: quảng cáo cố ý so sánh nhằm lôi kéo khách hàng. - Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác. - Các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh khác như: xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác