Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CAO CỰ GIÁC (CHỦ BIÊN)
ĐẶNG THỊ THUẬN AN - NGUYỄN ĐÌNH ĐỘ
NGUYỄN XUÂN HỒNG QUÂN - PHẠM NGỌC TUẤN
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
(1) Phản ứng: 2NO2 N2O4
(2) Phản ứng thủy phân sodium acetate
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Trong các phản ứng hóa học, có một loại phản ứng trong đó các chất sản phẩm có khả năng phản ứng để tạo thành các chất đầu. Do vậy, phản ứng xảy ra không hoàn toàn và thường có hiệu suất không cao. Phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen thuộc loại phản ứng này. Các phản ứng này được gọi là phản ứng gì? Để tăng hiệu suất của chúng, cần điều chỉnh những điều kiện phản ứng như nhiệt độ, áp suất, nồng độ,… như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Có nhiều phản ứng mà dù tiến hành bao lâu, các chất cũng không chuyển hóa hết thành sản phẩm, phản ứng xảy ra không hoàn toàn, sau phản ứng vẫn có mặt chất sản phẩm chưa phản ứng hết, phản ứng có hiệu suất không cao. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ tại sao lại như vậy và cách để làm tăng hiệu suất của các phản ứng loại này, chúng ta cùng đi vào bài học– Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Tìm hiểu khái niệm phản ứng một chiều - GV giới thiệu phản ứng điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng tinh thể KMnO4 (thuốc tím) tạo thành K2MnO4, MnO2, O2: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (1) - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 5: 1. Dựa vào phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí oxygen từ KMnO4, em hãy cho biết phản ứng có xảy ra theo chiều ngược lại không? - GV nêu đặc điểm của phản ứng (1): + Các chất sản phẩm (K2MnO4, MnO2 và O2) không phản ứng được với nhau để tạo thành các chất đầu (KMnO4). + Phản ứng có đặc điểm như vậy được gọi là phản ứng một chiều. - GV dẫn dắt HS đến khái niệm phản ứng một chiều và kí hiệu chiều phản ứng; yêu cầu HS lấy ví dụ - GV đặt câu hỏi: Vậy có phản ứng nào mà các chất sản phẩm lại phản ứng được với nhau để tạo thành chất đầu không ? * Tìm hiểu khái niệm phản ứng thuận nghịch - GV viết phản ứng: Cl2(g) + H2O(l) HCl(aq) + HClO(aq) (2) - GV yêu cầu HS quan sát phản ứng trên và trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 6: 2. Phản ứng Cl2 tác dụng với H2O có đặc điểm gì khác với phản ứng nhiệt phân thuốc tím? - GV nêu đặc điểm của phản ứng (2): + Các chất sản phẩm (HCl và HClO) phản ứng được với nhau để tạo thành các chất đầu (Cl2 và H2O). + Phản ứng có đặc điểm như vậy được gọi là phản ứng thuận nghịch + Phản ứng thuận: Cl2 + H2O HCl + HClO + Phản ứng nghịch: HCl + HClO Cl2 + H2O - GV dẫn dắt HS đến khái niệm phản ứng thuận nghịch và kí hiệu chiều phản ứng, chiều thuận, chiều nghịch; yêu cầu HS lấy ví dụ. * Tìm hiểu khái niệm trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch - GV yêu cầu HS thảo luận nghiên cứu trạng thái cân bằng hóa học thông qua phản ứng và trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 6: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) 3. Quan sát Hình 1.1, nhận xét sự biến thiên nồng độ của các chất trong hệ phản ứng theo thời gian (với điều kiện nhiệt độ không đổi). 4. Quan sát Hình 1.2, nhận xét về tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch theo thời gian trong điều kiện nhiệt độ không đổi. Nồng độ các chất trong phản ứng thay đổi như thế? - GV dẫn dắt HS nhận xét: Trong phản ứng trên, lúc đầu phản ứng thuận có tốc độ lớn hơn phản ứng nghịch và ưu tiên tạo ra ammonia. Theo thời gian, tốc độ phản ứng thuận giảm dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng dần đến khi tốc độ hai phản ứng bằng nhau. Tại thời điểm này, số mol của các chất hydrogen, nitrogen, ammonia không thay đổi nữa. Đây là thời điểm phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng. - GV đưa ra khái niệm trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. - GV nhấn mạnh với HS đặc điểm của cân bằng hóa học: Cân bằng hóa học là một cân bằng động, vì tại trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng với tốc độ bằng nhau nên không nhận thấy sự thay đổi thành phần của hệ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 – 4 SGK trang 5, 6 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi CH thảo luận 1 – 4 SGK trang 5, 6 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các đặc điểm của phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. | 1. Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học * Phản ứng một chiều Trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 5: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Phản ứng không xảy ra theo chiều ngược lại Kết luận: - Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm mà sản phẩm không thể tác dụng lại với nhau để tạo thành chất ban đầu. - Kí hiệu chiều phản ứng: Ví dụ : NaOH + HCl NaCl + H2O
* Phản ứng thuận nghịch Trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 6: Cl2(g) + H2O(l) HCl(aq) + HClO(aq) Phản ứng trên xảy ra theo hai chiều, các chất sản phẩm tác dụng được với nhau tạo lại Cl2 và H2O Kết luận: - Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều xác định. - Kí hiệu chiều phản ứng: . Chiều từ trái sang phải là chiều thuận, chiều từ phải sang trái là chiều nghịch. Ví dụ: 3O2 2O3
* Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch Trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 6: 3. Theo thời gian, số mol N2 và H2 giảm dần và đến một thời điểm, số mol của N2 và H2 không thay đổi nữa. Theo thời gian, số mol NH3 tăng dần và đến cùng một thời điểm, số mol NH3 cũng không thay đổi nữa. 4. Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng thuận: vt = kt[N2].[H2]3 Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng nghịch: vn = kn[NH3]2 Từ hai biểu thức cho thấy: - Theo thời gian, số mol N2 và H2 giảm dần nên [N2] và [H2] giảm, tốc độ phản ứng thuận giảm. - Theo thời gian, số mol NH3 tăng dần nên [NH3] tăng dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng. Kết luận: - Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. - Cân bằng hóa học là một cân bằng động, vì trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng với tốc độ bằng nhau nên không nhận thấy sự thay đổi thành phần của hệ.
|
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: