Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch.
- Nêu được các lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch
- Trình bày được các tiêu chí đảm bảo cho nông nghiệp sạch.
- Trình bày được xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về nông nghiệp sạch.
- Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được ý tưởng mới trong việc lập kế hoạch trồng cây theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học:
+ Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch.
+ Nêu được các lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch.
+ Trình bày được các tiêu chí đảm bảo sản xuất nông nghiệp sạch.
+ Trình bày được xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về nông nghiệp sạch để lập kế hoạch trồng một loại cây theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch nhằm bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …
- Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về nông nghiệp sạch.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV chuyên đề sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Tranh, ảnh về nông nghiệp sạch.
2. Đối với học sinh
- SHS chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp học sinh hứng thú và chú ý vào bài học mới.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:
“Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Thực phẩm sạch là thực phẩm được tạo ra từ một nền sản xuất nông nghiệp sạch. Vậy thế nào là nông nghiệp sạch?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để hiểu rõ một cách chính xác nông nghiệp sạch là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài ngày hôm nay Bài 1. Khái quát về nông nghiệp sạch.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm.
a) Mục tiêu: Giải thích được nông nghiệp sạch là xu hướng phát triển bền vững, cần thiết cho đời sống con người
b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung trong SCĐ.
c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi của giáo viên và kết luận về nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi đọc thông tin trong scđ và trả lời câu hỏi: “Tại sao nông nghiệp sạch là xu hướng phát triển bền vững, cần thiết cho đời sống con người?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm -Đáp án câu hỏi thảo luận nhóm đôi: Hiện nay, sự lạm dụng quá nhiều phân khoáng, thuốc trừ sâu bệnh,.. nên các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch có chứa lượng tồn dư hóa chất độc hại đã gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, với sự phát triển của xã hội, dân số trên Trái Đất ngày càng tăng, số lượng lương thực, phải cung cấp ngày càng nhiều; đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển để đáp ứng kịp thời → muốn có thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm phải tiến hành sản xuất nông nghiệp. Kết luận: Xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng cần nguồn sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và an toàn nên đòi hỏi phải sản xuất nông nghiệp sạch. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nông nghiệp sạch
a) Mục tiêu:Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch và các lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch; trình bày được các tiêu chí đảm bảo cho nông nghiệp sạch; vận dụng được các kiến thức về nông nghiệp sạch để lập kế hoạch trồng một loại cây theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch nhằm bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
b) Nội dung:GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật công đoạn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SCĐ.
c) Sản phẩm:Khái niệm, mục đích và lợi ích nông nghiệp sạch; các tiêu chí đảm bảo cho nông nghiệp sạch; đáp án câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, luyện tập scđ trang 6 và câu hỏi 6, câu vận dụng scđ trang 7, các kết luận về nông nghiệp sạch.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu một nội dung liên quan đến nông nghiệp sạch, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ độc lập thông qua việc hoàn thành phiếu học tập số 1 ( đính kèm dưới hoạt động 2) + Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm và xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch; trả lời câu hỏi 1 + Nhóm 2: Tìm hiểu lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch và trả lời câu hỏi 2,3, câu luyện tập. + Nhóm 3: Tìm hiểu lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch và trả lời câu hỏi 4, 5. + Nhóm 4: Tìm hiểu và nêu các tiêu chí đảm bảo cho nông nghiệp sạch và trả lời câu hỏi 6. Mỗi nhóm sẽ tiến hành nội dụng thảo luận trong 2 phút. Sau đó, các nhóm sẽ luân chuyển phiếu học tập cho đã ghi kết quả cho nhau. Cụ thể: Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn, sau 2 phút lại tiếp tục luân chuyển cho đến khi các nhóm nhận về lại phiếu học tập của nhóm mình.
- GV yêu cầu HS lập kế hoạch theo nhóm về đề tài trồng một loại rau theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch. GV hướng dẫn HS lập kế hoạch căn cứ theo các tiêu chí đảm bảo cho nông nghiệp sạch, cần chú ý đến kĩ thuật chăm bón và an toàn thực phẩm; đối chiếu với tiêu chuẩn cho phép về phân bón của nông nghiệp sạch để đưa ra đánh giá nhận xét sản phẩm thu hoạch. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm đôi trả lời yêu cầu trong hộp. Bước 3: Thảo luận và báo cáo - HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Nhận xét và đánh giá - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Nông nghiệp sạch. - Đáp án phiếu học tập: 1. Khái niệm nông nghiệp sạch. Nông nghiệp sạch là hệ thống quản lí và sản xuất nông nghiệp tránh hoặc giảm thiểu sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp; từ đó, làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe và hiệu quả của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người. - Đáp án câu hỏi 1 scđ trang 6: Mục đích của sản xuất nông nghiệp sạch: Không gây ra ô nhiễm môi trường và tạo ra những nông sản không mang các chất, các sinh vật có hại cho người sử dụng hiện tại cũng như lâu dài. 2. Lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch a) Nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng. -Đáp án câu hỏi 2 scđ trang 6: Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với những lợi ích trong hội nhập quốc tế: Tất cả cộng đồng thế giới đều có nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch. Sản xuất nông nghiệp sạch đảm bảo được nguồn xuất khẩu nông sản ổn định, bền vững, phát triển du lịch, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh,... - Đáp án câu hỏi 3 scđ trang 6: Các loại thực phẩm sạch đang được tiêu thụ hiện nay mà em biết: Gạo, thịt lợn, rau sạch, cam, cà chua,...
- Đáp án câu luyện tập scđ trang 6: Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là nguồn gốc gây ra nhiều bệnh khác nhau cho người sử dụng nếu chúng bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Khi sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ung thư, vô sinh,..; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nên kinh tế xã hội. Ví dụ: ăn các loại thực phẩm bị tẩm formaldehyde có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. b) Nông nghiệp sạch làm giảm tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường. - Đáp án câu hỏi 4 scđ trang 6: Phát triển nông nghiệp sạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Với các phương pháp canh tác giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật) giúp giảm thiểu tối thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất, nước, không khí, bảo vệ sự đa dạng sinh học và giữ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau. c) Nông nghiệp sạch mang lại nguồn lợi cho nông dân. - Đáp án câu hỏi 5 scđ trang 6: Nông nghiệp sạch tăng chất lượng của sản phẩm, đảm bảo sức khỏe cho con người, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập,... Tuy giá thành sản phẩm cao nhưng các sản phẩm của nông nghiệp sạch có được niềm tin của người tiêu dùng. 3. Các tiêu chí đảm bảo cho nông nghiệp sạch - Theo tiêu chuẩn GAP, an toàn thực phẩm, nông nghiệp sạch cần đảm bảo các tiêu chí sau: + Kĩ thuật sản xuất: hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. + An toàn thực phẩm: đảm bảo không có hóa chất, không nhiễm khuẩn, không bị ô nhiễm vật lí khi thu hoạch. + Môi trường làm việc an toàn cho người lao động: đảm bảo các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, vệ sinh, đào tạo tập huấn, phúc lợi xã hội ... + Truy nguyên được nguồn gốc nhiễm bẩn: Khi có sự cố xảy ra, phải có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi; xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. - Đáp án câu hỏi 6 scđ trang 7: Tiêu chí có liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng là an toàn thực phẩm vì tiêu chí này có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh, tật cho người sử dụng, cho thế hệ con cháu và đảm bảo khả năng sính sản ở người. Kết luận: + Sản xuất nông nghiệp sạch là phương thức sản xuất nông nghiệp với quy trình được quy định nghiêm ngặt nhằm mục đích không tạo ra ô nhiễm môi trường và để tạo ra những nông sản không mang tính chất, các sinh vật có hại cho người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài. + Sản xuất nông nghiệp sạch mang lại những lợi ích như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân. + Các quy định cho sản xuất nông nghiệp sạch bao gồm: kĩ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc an toàn, truy nguyên được nguồn gốc nhiễm bẩn.
4. Xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch.
Kế hoạch trồng cây rau theo mô hình thủy canh B1: Xử lý thùng xốp + Chuẩn bị thùng xốp cao khoảng 20 cm, để tránh lãng phí dung dịch thủy canh, có thể cắt thấp xuống. + Tạo những ô trống với đường kính phù hợp trên nắp xốp.
B2: Pha dung dịch thủy canh + Mua dung dịch thủy canh tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. + Trộn với tỷ lệ theo hướng dẫn có sẵn vào thùng xốp ta đã chuẩn bị. B3: Om hạt + Dùng mút nước hoặc xơ dừa để nén om hạt. + Để hạt giống vào với lượng nước đủ ẩm đợi chúng nảy mầm. B4: Tiến hành trồng cây + Gieo trực tiếp: Đặt hạt đã ngâm ủ vào giá thể trong rọ thủy canh. + Trồng cố định bằng cây con: Đặt cây con vào rọ xơ dừa. Ém xơ cho cây cố định. B5: Chăm sóc và thu hoạch + Mỗi 3-4 ngày ta mở nắp khay, quan sát mực dung dịch thủy canh trong thùng để châm thêm. + Đặt thùng xốp nơi có ánh sáng để cây phát triển. + Thu hoạch tùy loại cây trồng, có thể cắt ngang gốc hoặc nhổ cả rễ Ngoài thùng xốp chúng ta có thể dùng chai nhựa, ống nhựa, vv
- HS các nhóm chọn 1 loại cây phù hợp để trồng tại nhà bằng hệ thống thủy canh. - GV yêu cầu HS hoàn thiện và nộp bản báo cáo theo mẫu đính kèm phía dưới hoạt động.
Kết luận: Hiện nay, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. |
PHIẾU HỌC TẬP Lớp: ……………. Nhóm:…………. Họ và tên thành viên: …………………………………………………………
Kết luận : ………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
|
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: