Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
TỐNG XUÂN TÂM (Chủ biên)
TRẦN HOÀNG ĐƯƠNG - NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN - NGUYỄN TẤN LÊ
NGUYỄN DOÃN LÝ - NGUYỄN CÔNG THÙY TRÂM - PHẠM ĐÌNH VĂN
Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Chương 4. Sinh sản ở sinh vật
Chương 5. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Theo em, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ Tết, những nhà làm vườn đã thực hiện bằng cách nào?
Có 2 phương pháp phổ biến:
Giâm cành bằng các thân đốt (kie)
Nhân giống bằng In vitro (nuôi cấy mô)
BÀI 24:
SINH SẢN Ở THỰC VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Chia lớp thành 4 nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép:
Nhóm 1 + 2
Đọc thông SGK mục I, quan sát hình 24.1 và tìm hiểu về hình thức sinh sản sinh dưỡng.
Nhóm 3 + 4
Đọc thông tin SGK mục I, quan sát hình 24.2 và tìm hiểu về hình thức sinh sản bằng bào tử.
Chia lớp thành 4 nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép:
*Nhóm mảnh ghép: Ghép nhóm 1 với nhóm 3; nhóm 2 với nhóm 4 để các nhóm chia sẻ thông tin cho nhau.
Quan sát Hình 24.1, hãy cho biết vì sao sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính.
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính vì cây con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.
Quan sát hình 24.2, hãy mô tả quá trình sinh sản bằng bào tử ở rêu. Trong đó, xác định sinh sản vô tính diễn ra ở giai đoạn nào.
Thể giao tử được hình thành từ bào tử đơn bội (n) và bào tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của thể bào từ 2n.
Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n) và phát triển thành thể bào tử.
Giai đoạn diễn ra sinh sản vô tính
Trong chu kì sinh sản của rêu, giai đoạn đơn bội hay lưỡng bội chiếm ưu thế?
Giai đoạn đơn bội chiếm ưu thế.
Các nhóm mảnh ghép hoàn thành phiếu học tập sau:
Đặc điểm phân biệt | Sinh sản bằng bào tử | Sinh sản sinh dưỡng |
Nguồn gốc cây con | Bào tử nằm trong túi bào tử cây mẹ. | Từ một phần cơ thể mẹ. |
Khả năng phát tán | Rộng | Hẹp |
Xen kẽ hệ đơn bội và lưỡng bội trong vòng đời | Có | Không |
Số lượng cá thể tạo ra được trong 1 lần sinh sản | Nhiều | Ít |
Gặp ở nhóm thực vật | Rêu, dương xỉ | Đa số các loài thực vật: Khoai lang, khoai tây,… |
KẾT LUẬN
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm tìm hiểu về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính:
Nhóm 1
Phương pháp giâm cành
Nhóm 2
Phương pháp chiết
Nhóm 3
Phương pháp ghép
Nhóm 4
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Phương pháp | Khái niệm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Giâm cành | Là hình thức tạo cây mới từ một đoạn thân hoặc cành bằng cách cắm một đầu của các đoạn thân, cành vào đất ẩm, đầu còn lại ở trên mặt đất cho đến khi đâm rễ, mọc chồi. | Tạo ra số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn. | Cây giống tạo thành thường nhanh già cỗi. |
Chiết cành | Là hình thức tạo rễ trên một đoạn của cành bằng cách bọc đất mùn quang vị trí lớp vỏ, sau đó cắt rời cành đã ra rễ đem trồng. | Tỉ lệ sống cây con cao, cây thấp, lá gọn, sinh trưởng nhanh và khỏe nên thuận tiện cho chăm sóc. | Hệ số nhân giống không cao, tuổi thọ của giống cây thấp. |
Ghép cành
| Là phương pháp nhân giống sử dụng một đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép vào thân hay gốc ghép của một cây khác, sao cho bề mặt tiếp xúc áp thật sát vào nhau. | Cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hệ rễ khỏe, sức chống chịu cao với điều kiên ngoại cảnh hay sâu bệnh. | Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, có thể lây bệnh từ cây mẹ sang cây con, cây nhanh già, chu kì khai thác ngắn. |
Nuôi cấy mô tế bào thực vật | Là kĩ thuật nuôi cấy tế bào trong môi trường in vitro có chứa các chất dinh dưỡng thích hợp để tạo thành cây con. | Hệ số nhân giống cao, ứng dụng nhiều loại cây, có thể nhân giống quanh năm, giống cây sạch bệnh, phục chế được các giống quý bị thoái hóa. | Chi phí cao, đòi hỏi có kĩ thuật tay nghề.
|
Các loại quả được ghép phát triển trên thân cây bưởi
Cây TomTato ghép giữa cà chua và khoai tây
Nhân giống việt quất bằng nuôi cấy mô dưới ánh sáng nhân tạo
Nuôi cấy mô giống hoa lan
Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp nào để nhân giống các cây trồng mang những đặc tính mong muốn? Cho ví dụ.
Một số cây sử dụng phương pháp giâm
Cây mía
Khoai lang
Sắn dây
Một số cây sử dụng phương pháp chiết
Cây nhãn
Cây bưởi
Ghép cành bưởi
Ghép cành xoài
Cây việt quất
Nấm đông trùng
Cây trầm hương
Tại sao nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra số lượng cây trồng có đặc điểm giống nhau? Điều này có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
Do các cây con được sinh ra từ các mẩu mô của cây mẹ thông qua quá trình nguyên phân.
Giúp phục chế các giống quý bị thoái hóa, sản xuất được số lượng lớn cây trồng mới, sạch bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quan sát hình 24.5 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả cấu tạo chung của hoa.
KẾT LUẬN
Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ (không sinh sản) và bộ phận hữu thụ (sinh sản), hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa.
Bộ phận bất thụ:
Lá đài và các cánh hoa.
Bộ phận hữu thụ:
Nhị hoa và lá noãn (nhụy).
Thảo luận nhóm và đưa ra đặc điểm cấu tạo, vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa bằng cách hoàn thành bảng sau:
Bộ phận | Đặc điểm cấu tạo | Vai trò |
Lá đài | Thường có màu lục, bao bên ngoài nụ hoa hoặc nằm dưới cánh hoa khi nở. | Bảo vệ chồi/nụ trước khi nở. |
Cánh hoa | Thường có màu sắc sặc sỡ, bao bên ngoài nhị và nhụy hoa. | Thu hút côn trùng, bảo vệ bộ phận bên trong hoa. |
Nhị hoa | Gồm chỉ nhị dài mang bao phấn (thường có màu vàng khi chín). | Bộ phận sinh ra hạt phấn, giúp phát tán hạt phấn. |
Nhụy hoa | Gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Núm nhụy thường có chất dính. | Chứa túi phôi, tham gia quá trình hình thành hạt và quả. |
Thảo luận nhóm đôi
Quan sát hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?
----------Còn lại ----------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác