Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Hồ Ngọc Khải (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Dung (Chủ biên)
- Trần Hoàng Thị Ái Cẩm, Trần Đức, Nguyễn Văn Hảo
- Phan Thị Thu Lan, Lê Minh Phước, Nguyễn Thị Phương Thư
Chuyên đề 1: Kĩ năng biểu diễn thành nhạc
Chuyên đề 2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ
Chuyên đề 3: Kĩ năng chỉ huy
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Nêu được cảm nhận về nội dung, sắc thái và tình cảm qua các bài hát HS được nghe và quan sát.
- Nêu được cảm nhận về sự hòa hợp giọng hát và phần nhạc đệm qua các bài hát mà em đã nghe và quan sát.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS lắng nghe và quan sát video các tiết mục biểu diễn của một số bài hát dưới đây (lựa chọn mỗi bài trong từng mục):
+ Mục 1:
https://www.youtube.com/watch?v=V0KXP9MCpyM
https://www.youtube.com/watch?v=TxIosrmNpb0
https://www.youtube.com/watch?v=8TNZ4kZKCH4
https://www.youtube.com/watch?v=sP8CeL3FxU8
+ Mục 2:
https://www.youtube.com/watch?v=ngj8HoCt_4U
https://www.youtube.com/watch?v=HvGQOknUZ7s
https://www.youtube.com/watch?v=Kc4qzmLouVM
+ Mục 3:
https://www.youtube.com/watch?v=MUjQn9cFUEM
https://www.youtube.com/watch?v=OQ11IgsgTOE
https://www.youtube.com/watch?v=4irviNXZfP4
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu cảm nhận về nội dung, sắc thái và tình cảm qua các bài hát HS được nghe và quan sát.
+ Nêu cảm nhận về sự hòa hợp giọng hát và phần nhạc đệm qua các bài hát mà em đã nghe và quan sát.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và quan sát video các tiết mục biểu diễn của một số bài hát và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Cảm nhận về nội dung, sắc thái và tình cảm qua các bài hát HS được nghe và quan sát.
+ Cảm nhận về sự hòa hợp giọng hát và phần nhạc đệm qua các bài hát mà em đã nghe và quan sát.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.
Hoạt động 1: Khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc
- Nắm được khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.
- Nêu được một số ví dụ minh họa thực tế từ các tiết mục biểu diễn của ca sĩ hiện nay.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.
- GV hướng dẫn sưu tầm một số video minh họa từ thực tế các tiết mục biểu diễn của ca sĩ hiện nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SHS tr.6 và cho biết: + Thế nào là kĩ năng? + Thế nào là kĩ năng biểu diễn thanh nhạc. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sưu tầm trên internet một số video minh họa từ thực tế các tiết mục biểu diễn của ca sĩ hiện nay. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS kết hợp sưu tầm video trên internet để tìm hiểu về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc - Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Biểu diễn thanh nhạc là hành động diễn đạt, biểu cảm, thể hiện nội dung tư tưởng của bài hát trước công chúng. - Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc là khả năng vận dụng kiến thức về thanh nhạc, phân tích tác phẩm, hình thức thể hiện,... phù hợp với từng bài hát để trình bày trước công chúng. |
Hoạt động 2: Những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Trình bày những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc (tác phẩm thanh nhạc; hình thức biểu diễn; nhạc đệm, động tác, hình thể sân khấu; trang phục, trang điểm, đạo cụ). - GV yêu cầu HS không mở SHS trong khi thảo luận. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và làm việc theo nhóm. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ thông tin (thuyết minh), báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp (vận dụng kĩ thuật phòng tranh). - GV yêu cầu các HS khác quan sát phong tranh và nêu nhận xét theo các tiêu chí từ bảng kiểm:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết và nêu kết luận chung. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc 2.1. Tác phẩm thanh nhạc Tác phẩm thanh nhạc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và lời ca. 2.2. Hình thức biểu diễn - Đơn ca: là một người hát một giai điệu hay bài hát cho công chúng thưởng thức. - Song ca: là hai người cùng biểu diễn một bài hát cho công chúng thưởng thức. - Tam ca: là ba người cùng biểu diễn một bài hát cho công chúng thưởng thức. - Tốp ca: là một nhóm từ 4 - 8 người cùng biểu diễn một bài hát cho công chúng thưởng thức. - Hợp xướng: là một đội hát nhiều giọng, nhiều bè có tổ chức biểu diễn cho công chúng thưởng thức. 2.3. Nhạc đệm Nhạc đệm là phần âm nhạc tạo ra nhịp điệu và hỗ trợ cho người hát, làm tăng thêm khả năng biểu đạt của tác phẩm. 2.4. Động tác, hình thể sân khấu Trong khi biểu diễn một tác phẩm thanh nhạc, để tăng hiệu quả, người ta thường sử dụng các loại động tác, hình thể sân khấu sau:
- Động tác biểu cảm: là những động tác cơ thể để thể hiện sự tinh tế của cảm xúc như: ánh mắt, hướng nhìn gương mặt, cách xoay người, cách bước đi, cử động của đôi tay,... - Động tác vũ đạo: là những động tác cơ thể thường kết hợp với âm nhạc để diễn đạt những nội dung tư tưởng, tình cảm của con người với mục đích làm tăng sự sinh động, hấp dẫn trong biểu diễn. 2.5. Trang phục, trang điểm, đạo cụ Trang phục, trang điểm, đạo cụ có sự thống nhất với nội dung và tính chất âm nhạc của tác phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho những động tác vận động cơ thể của ca sĩ trên sân khấu và góp phân tích cực cho sự thành công của một tiết mục biểu diễn thanh nhạc. |
Hoạt động 3: Kĩ năng biểu diễn một số thể loại bài hát thường gặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Trò chơi Nhanh như chớp - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV mời đại diện HS thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau: + Khái niệm về bài hát hành khúc. + Kể tên hoặc trích đoạn một số bài hát hành khúc mà em đã học hoặc đã biết. * Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc - GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc. - GV giới thiệu bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc để HS nghe. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chơi trò chơi và lắng nghe GV giới thiệu về kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Trò chơi Nhanh như chớp - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV mời đại diện HS thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau: + Khái niệm về bài hát trữ tình. + Kể tên hoặc trích đoạn một số bài hát trữ tình mà em đã học hoặc đã biết. * Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình - GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình. - GV giới thiệu bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình để HS nghe. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chơi trò chơi và lắng nghe GV giới thiệu về kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Trò chơi Nhanh như chớp - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV mời đại diện HS thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau: + Khái niệm về bài hát vui tươi, linh hoạt + Kể tên hoặc trích đoạn một số bài hát vui tươi, linh hoạt mà em đã học hoặc đã biết. * Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt - GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt. - GV giới thiệu bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt để HS nghe. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chơi trò chơi và lắng nghe GV giới thiệu về kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Kĩ năng biểu diễn một số thể loại bài hát thường gặp 3.1. Bài hát hành khúc - Bài hát hành khúc có tính chất âm nhạc rắn rỏi, khoẻ khoắn, tràn đầy năng lượng, đường nét giai điệu thường có quãng nhảy (quãng 4, quãng 5) mang tính chất kêu gọi, thôi thúc, hùng tráng. - Cách hát: bài hát hành khúc cần hát vang, khoẻ; lấy hơi nhanh; nén hơi chắc; phát âm rõ lời và dứt khoát. - Hình thức biểu diễn: thường được hát tốp ca hoặc đồng ca. - Động tác hình thể: tư thế hát vững chãi, trang trọng; vận dụng nhiều động tác minh hoạ; biểu cảm gương mặt nghiêm túc; ánh mắt nhìn thẳng; tay buông nhẹ theo thân người hoặc có một số động tác cơ thể minh hoạ theo nhịp hành quân. - Trang phục, trang điểm, đạo cụ: đơn giản, có thể cử động thoải mái như quân phục, đồng phục,... Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=TxIosrmNpb0 3.2. Bài hát trữ tình - Bài hát trữ tình thường có giai điệu mượt mà, du dương, dịu dàng, sâu lắng, nhịp độ khoan thai,... Cách tiến hành giai điệu trong bài hát trữ tình rất phong phú. - Cách hát: bài hát trữ tình cần hát mượt mà, chuyển tiếp từ âm này sang âm kia một cách mềm mại và tự nhiên; giữ hơi tốt; luyên âm nhẹ nhàng. - Hình thức biểu diễn: thường được hát đơn ca hoặc song ca. - Động tác hình thể: tư thế hát tự nhiên, thoải mái; vận dụng nhiều động tác thể hiện; ánh mắt và biểu cảm gương mặt phù hợp với nội dung của lời ca; tay buông nhẹ theo thân người; cơ thể đong đưa nhẹ nhàng theo nhạc. - Trang phục, trang điểm, đạo cụ: phong phú và đa dạng như trang phục truyền thống (áo dài, áo the...), âu phục (áo sơ mi, quần tây, áo đầm,...). https://www.youtube.com/watch?v=ngj8HoCt_4U
3.3. Bài hát vui tươi, linh hoạt - Bài hát vui tươi, linh hoạt thường có tính chất sôi nổi, nhí nhảnh; nhịp độ nhanh; thường có âm hình chủ đạo, tiết tấu rõ ràng. - Cách hát: hát nhẹ nhàng, âm thanh vang và sáng; phát âm rõ ràng, gọn gàng; lấy hơi nhẹ nhàng và liên tục. - Hình thức thể hiện: phong phú, thường được hát đơn ca hoặc song ca, tốp ca. - Động tác hình thể: tư thế hát sinh động, tự nhiên; vận dụng động tác, hình thể minh hoạ cho lời ca hoặc kết hợp thêm với vũ đạo; ánh mắt và biểu cảm gương mặt linh hoạt, rạng rỡ; cơ thể nhún nhẹ nhàng theo nhạc. - Trang phục, trang điểm, đạo cụ: trẻ trung, dễ vận động như: áo dài cách tân, áo đầm, âu phục,... Ví dụ: |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: