Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Hà Huy Khoái ( Tổng chủ biên )
- Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn ( đồng Chủ biên )
- Lê Văn Cường, Phạm Anh Minh
- Chuyên đề 1: Phép biến hình trong mặt phẳng
- Chuyên đề 2: Làm quen với một vài khái niệm của lí thuyết đồ thị
- Chuyên đề 3: Một số yếu tố về kĩ thuật
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trước khi vào một hội nghị, các đại biểu bắt tay nhau (hai người bắt tay nhau nhiều nhất 1 lần). Có một đại biểu không bắt tay ai hết và thấy rằng có 4 người bắt tay 4 lần, 5 người bắt tay 5 lần và 6 người bắt tay 6 lần. Nếu hội nghị có đúng 16 đại biểu thì ông ta đã đếm nhầm.
Vì sao có thể kết luận như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Những kiến thức ban đầu về lí thuyết đồ thị trong bài học này sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời cho tình huống trên”.
Bài mới: Bài 8: Một vài khái niệm cơ bản.
TIẾT 1: ĐỒ THỊ
Hoạt động 1: Đồ thị
- Nhận biết được khái niệm đồ thị, đỉnh, cạnh.
- Vận dụng khái niệm vào các bài toán thực tế.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động 1, 2, 3, Luyện tập 1, 2, 3, đọc và giải thích các Ví dụ 1, 2, 3.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoàn thành HĐ 1. GV giới thiệu:
+ Hình vẽ thu được ở HĐ1b gọi là một đồ thị. + HS nêu lại định nghĩa về đồ thị.
- GV chú ý cho HS về bản chất của đồ thị là có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh, đỉnh nào được nối với đỉnh nào. - GV giới thiệu cách thường sử dụng kí hiệu về đỉnh, cạnh, hai đỉnh kề nhau, khuyên.
+ GV có thể hỏi thêm: Nêu các đỉnh và cạnh trong hình 2.1? Xác định hai đỉnh kề nhau và khuyên trong hình 2.1? - HS quan sát và đọc hiểu Ví dụ 1. - GV lưu ý: khi kể tên các cạnh của đồ thị, nếu có nhiều cạnh nối hai đỉnh A và B thì ta phải kể tên hết các cạnh đó, chứ không phải chỉ liệt kê AB một lần.
- HS áp dụng làm Luyện tập 1. + Vẽ đồ thị và xác định các đỉnh, các cạnh.
- HS thực hiện HĐ 2.
- GV giới thiệu về đơn đồ thị, đa đồ thị. + Lưu ý: Nếu chỉ nói “đồ thị” thì ta hiểu là đơn đồ thị.
- HS quan sát Ví dụ 2, xác định đơn đồ thị, đa đồ thị, giải thích. - HS thực hiện Luyện tập 2, giải thích G là đơn đồ thị hay đa đồ thị.
- HS thực hiện HĐ 3. - GV giới thiệu về đồ thị đầy đủ, đặt câu hỏi thêm: + Nếu đồ thị đầy đủ thì các cặp đỉnh của chúng có mối quan hệ gì? (Là các đỉnh kề nhau). - HS viết chú ý. - HS đọc hiểu Ví dụ 3, yêu cầu HS trình bày lại vào vở. - HS thực hiện Luyện tập 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Đồ thị HĐ 1: a) b) c) Bạn Cường có nhiều bạn nhất. Bạn Dung có ít bạn nhất. Tổng quát: Một đồ thì là một tập hợp hữu hạn các điểm (gọi là các đỉnh của đồ thị) cùng với tập hợp các đoạn đường cong hay thẳng (gọi là cạnh của đồ thị) có đầu mút tại các đỉnh của đồ thị. Chú ý: Theo định nghĩa của đồ thị, các cạnh của đồ thì thẳng hay cong, dài hay ngắn, các đỉnh ở vị trí nào đều không quan trọng, mà bản chất là đồ thị có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh và đỉnh nào được nối với đỉnh nào. Kí hiệu: V(G) là tập hợp các đỉnh. E(G) là tập hợp các cạnh của đồ thị G, và viết G = (V, E). Cạnh nối hai đỉnh AB kí hiệu là AB hoặc BA. Khi đó, A, B gọi là hai đỉnh kề nhau. Nếu hai đầu mút của cạnh trùng nhau tại đỉnh C thì ta gọi cạnh ấy là một khuyên, kí hiệu CC. Ví dụ: Hình 2.1 Đồ thị có 4 đỉnh A, B, C, D; có 5 cạnh: AB, AC, AD, BC và CC. Ví dụ 1 (SGK – tr.35) Luyện tập 1 Tập hợp các đỉnh của đồ thị G là: V(G) = {D, H, M, T} Tập hợp các cạnh của đồ thị G là: E(G) = {DH, DM, DT, HT, HM, MT}. b) Đơn đồ thị và đa đồ thị HĐ 2: a) Đồ thị trên không có khuyên. b) Không có hai đỉnh nào của đồ thị được nối với nhau bằng nhiều hơn một cạnh. Kết luận: Một đồ thị không có khuyên, trong đó hai đỉnh được nối nhiều nhất một cạnh (không có hai cạnh nào cùng nối một cặp đỉnh) gọi là một đơn đồ thị. Một đồ thị không có khuyên, trong đó hai đỉnh có thể nối bằng nhiều cạnh, gọi là một đa đồ thị. Ví dụ 2: Đa đồ thị: Hình a, c. Đơn đồ thị: Hình b. Luyện tập 2: G là một đơn đồ thị, do hai đỉnh bất kì đều nối với nhau bởi không quá 1 cạnh. c) Đồ thị đầy đủ HĐ 3: Không có cặp đỉnh nào của đồ thị này mà không có cạnh nào nối chung. Kết luận Một đồ thị là đầy đủ khi và chỉ khi mỗi cặp đỉnh của nó đều được nối bằng một cạnh. Nhận xét: Một đồ thì đầy đủ là đồ thị mà mọi cặp đỉnh của nó đều là kề nhau. Một đồ thì đầy đủ hoàn toàn được xác định bởi số đỉnh của nó. Đồ thị đầy đủ có n đỉnh thường được kí hiệu là Kn. Ví dụ 3: Luyện tập 3: Đồ thị đầy đủ có 5 đỉnh: Đồ thì đầy đủ có 6 cạnh: |
TIẾT 2: BẬC CỦA ĐỈNH
Hoạt động 2: Bậc của đỉnh
- HS nhận biết khái niệm bậc của đỉnh.
- HS phát biểu được định lí bắt tay.
- HS vận dụng khái niệm đồ thị và bậc của đỉnh, định lí bắt tay vào giải quyết vấn đề toán học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ 4.
- GV giới thiệu về đỉnh bậc n. + Chú ý về đỉnh cô lập, đỉnh treo. + GV cho HS quan sát ví dụ hình 2.5 và chỉ ra các bậc của các đỉnh.
- HS đọc, quan sát Ví dụ 4, giải thích. - GV giới thiệu về định lí bắt tay và hệ quả. - GV có thể hướng dẫn chứng minh: tổng bậc của tất cả các đỉnh bằng hai lần số cạnh. + Ví dụ mỗi cạnh AB trong đồ thị, thì sẽ được tính một lần trong bậc của A và một lần trong bậc của B. Nên tổng tất cả các bậc của đỉnh bằng 2 lần số cạnh. - Từ kết quả đó thì tổng tất cả các bậc của các đỉnh phải là số chẵn (vì bằng 2m, với m là số cạnh của đồ thị). - GV có thể yêu cầu HS chứng minh hệ quả từ định lí. + Do tổng tất cả các bậc của các đỉnh là một số chẵn. Ta có: với các đỉnh có bậc chẵn tổng các bậc là số chẵn. Với các đỉnh có bậc lẻ thì tổng cũng phải là số chẵn để tổng tất cả các bậc chẵn. - HS đọc hiểu và trình bày Ví dụ 5, Ví dụ 6. + GV hướng dẫn ví dụ 5, gọi số đỉnh bậc 3 là x, rồi biểu diễn các dữ kiện đã cho theo ẩn. + GV hướng dẫn: với ví dụ 6, bài toán mở đầu, có thể mô hình hóa thành đồ thị với mỗi người là 1 đỉnh, hai đại biểu bắt tay nhau thì ta có 1 cạnh. + Theo số liệu cung cấp, xác định số đỉnh bậc 0, bậc 4, bậc 5, bậc 6. - HS áp dụng làm Luyện tập 4. GV hướng dẫn: + Đặt x là số đỉnh bậc 3 của đồ thị. + Biểu diễn số đỉnh bậc 4 theo x. + Biểu diễn tổng số bậc của đỉnh, rồi giải phương trình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Bậc của đỉnh HĐ 4: Đỉnh có đầu mút của 0 cạnh là: G, Đỉnh có đầu mút của 1 cạnh là: F, Đỉnh có đầu mút của 2 cạnh là: A, B. Đỉnh có đầu mút của 3 cạnh là: D, E. Kết luận: Một đỉnh của đồ thị được gọi là đỉnh bậc n nếu nó là đầu nút của n cạnh. Chú ý: Đỉnh bậc 0 gọi là đỉnh cô lập. Đỉnh bậc 1 gọi là đỉnh treo. Ví dụ: D là đỉnh bậc 3, F là đỉnh treo, G là đỉnh cô lập. Ví dụ 4 (SGK – tr.37) Định lí (định lí bắt tay): Trong mọi đồ thị G, tổng tất cả các bậc của các đỉnh là một số chẵn và bằng hai lần tổng tất cả các cạnh của G. Hệ quả: Số đỉnh bậc lẻ của mọi đồ thị là một số chẵn.
Ví dụ 5 (SGK -tr.38) Ví dụ 6 (SGK – tr.38) Luyện tập 4: Gọi là số đỉnh bậc 3 của đồ thị. Khi đó, ta có số đỉnh bậc 4 là: Tổng số bậc của các đỉnh là: Vì đồ thị có 28 cạnh nên ta có: Tức là Phương trình này không có nghiệm là số tự nhiên, do đó không tồn tại đồ thị thỏa mãn điều kiện đề bài. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác