Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức đầy đủ cả năm tại đây. Bộ giáo án này của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về dễ dàng, chỉnh sửa được. Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi font, lỗi hiệu ứng,...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức

I. VỀ BỘ SÁCH NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

  • BÙI MẠNH HÙNG (Tổng Chủ biên), PHAN HUY DŨNG (Chủ biên), TRẦN NGỌC HIẾU - ĐẶNG LƯU - TRẦN HẠNH MAI, HÀ VĂN MINH - NGUYỄN THỊ NGỌC MINH - NGUYỄN THỊ NƯƠNG, ĐỒ HẢI PHONG - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 KNTT SOẠN CHẤT LƯỢNG:

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Danh sách các bài:

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

Bài 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

ĐỌC 

  • Vợ nhặt (Trích - Kim Lân)
  • Chí Phèo (Trích -  Nam Cao)
  • Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

VIẾT

  • Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

NÓI VÀ NGHE

  • Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
  • Củng cố, mở rộng
  • Thực hành đọc 
  • Cải ơi! (Nguyễn Ngọc Tư)

Bài 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

ĐỌC

  • Nhớ đồng (Tố Hữu)
  • Tràng giang (Huy Cận)
  • Con đường mùa đông (A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin-Aleksandr Sergeyevich Pushkin)
  • Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

VIẾT

  • Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm)

NÓI VÀ NGHE 

  • Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
  • Củng cố, mở rộng
  • Thực hành đọc 
  • Thời gian (Văn Cao)

Bài 3. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

ĐỌC

  • Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)
  • Tôi có một ước mơ ( Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mơ-ri (Montgomery), Mác-tin Lu-thơ Kinh - Martin Luther King)
  • Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh)
  • Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)

VIẾT 

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

NÓI VÀ NGHE 

  • Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội
  • Củng cố, mở rộng
  • Thực hành đọc 
  • Tiếp xúc với tác phẩm (Trích Tiếp xúc với nghệ thuật - Thái Bá Vân)

Bài 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH 

ĐỌC

  • Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
  • Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây – Cao Bá Quát) 
  • Thuyền và biển (Xuân Quỳnh) 
  • Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần cầu và cách sửa 

VIẾT

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại 

NÓI VÀ NGHE

  • Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại. 
  • Củng cố, mở rộng 
  • Thực hành đọc NÀng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm, chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường) 

Bài 5 NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH 

ĐỌC

  • Sống, hay không sống – đó là vấn đề (Trích Hàm-lét – Hamlet, Uy-li-am Sếch-xpia - William Shakespeare) 
  • Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) 

VIẾT 

  • Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội 

NÓI VÀ NGHE 

  • Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) 
  • Củng cố, mở rộng 
  • Thực hành đọc Prô-mê-tê bị xiềng (Trich – Ét-sin – Eschyle) 

ÔN TẬP HỌC KÌ I 

  • Bảng tra cứu thuật ngữ 
  • Bảng giải thích một số thuật ngữ 
  • Bảng tra cứu một số yếu tố Hán Việt 
  • Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài.

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 2

BÙI MẠNH HÙ

Bài 6. NGUYỄN DU - “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG”

ĐỌC

  • Tác giả Nguyễn Du
  • Trao duyên (Trích Truyện Kiều -  Nguyễn Du)
  • Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện Tiểu Thanh- Nguyễn Du)
  • Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

VIẾT

  • Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

NÓI VÀ NGHE

Giới thiệu một tác phẩm văn học

  • Củng cố, mở rộng
  • Thực hành đọc
  • Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
  • Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen - Nguyễn Du)

Bài 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

ĐỌC

  • Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường)

III. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CHÀO MỪNG CÁC EM

ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

  • Theo em quan sát, hiện nay vấn đề cá tính được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?
  • Nêu ý nghĩ của em khi nghe nhận xét về một người nào đó có vị trí cao ngất ngưởng và khi nghe đánh giá về một ai đó có thái độ ngất ngưởng. Từ ngất ngưởng trong hai trường hợp trên có giống nhau không?

Bài 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

Văn bản 1 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. THỂ HÁT NÓI

Trình bày hiểu biết của em về thể hát nói.

  1. Hình thức

Số câu và số chữ các câu gieo vần của thể hát nói tương đối đa dạng, tự do.

Thường được các nhà thơ có phong cách tài hoa, tài tử ưa dùng để biểu đạt tư tưởng tâm hồn phóng túng của mình.

  1. ĐỌC VĂN BẢN

Xem video ngắn về nhà thơ Nguyễn Công Trứ và thực hiện nhiệm vụ:

  • Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Công Trứ cũng như sự nghiệp của ông.
  • Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.
  • Nhóm 3: Xác định bố cục bài thơ.
  • Nhóm 4: Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
  1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858)

Hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn

Quê quán: làng Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

42 tuổi: đỗ Giải nguyên và làm quan dưới triều Nguyễn.

Cuộc đời trải qua nhiều lần thăng, giáng chốn quan trường.

Ông là một tài năng lỗi lạc với thành tựu trên nhiều lĩnh vực: quân sự, kinh tế, kiến trúc.

Sự nghiệp

  • Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm hiện còn 150 tác phẩm ở nhiều thể loại: phú, thơ đường luật, câu đối, hát nói.
  • Ông là người có đóng góp quan trọng cho sự định hình và phát triển của thể loại hát nói.
  1. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

  • Được sáng tác năm 1848 – Nguyễn Công Trứ cáo quan về quê.
  • Nguyên văn chữ Nôm được chép ở Gia phả tập biên.
  • Là tác phẩm xuất sắc nhất đạt đến trình độ cổ điển mẫu mực của thể loại hát nói.

Bố cục

6 câu đầu Cuộc đời làm quan đạt tới danh vọng “ngất ngưởng”

10 câu tiếp Cởi mũ áo từ quan về quê và cuộc sống trí sĩ phong tình “ngất ngưởng”

3 câu cuối Đạo nghĩa quân thần và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch “ngất ngưởng”

  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  2. CUỘC ĐỜI LÀM QUAN ĐẠT TỚI DANH VỌNG “NGẤT NGƯỞNG”

Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

Thái độ, phong cách “ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ thể hiện như thế nào khi còn đương chức?

Việc dùng đại từ có tính chất tự xưng cùng thủ pháp liệt kê, điệp từ có vai trò và tác dụng gì?

Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan bị gò bó nhưng tại sao ông vẫn ra làm quan?

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc Bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

CÁC GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 KNTT KHÁC:

  1. CUỘC ĐỜI LÀM QUAN ĐẠT TỚI DANH VỌNG “NGẤT NGƯỞNG”

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Trong trời đất không có gì không phải là phận sự của kẻ nam nhi trượng phu này.

Thái độ sống tích cực, có trách nhiệm.

Điệp từ khi

Liệt kê vị trí, thứ bậc, chức vụ mà ông đã trải qua

=> Ngất ngưởng là vị trí đạt được do tài năng khí phách chứ không phải là một ông quan ngông nghênh tài tử, tự cao tự mãn với thói háo danh thông thường.

Ông cho rằng làm quan là gò bó nhưng vẫn ra làm quan

Bản thân ông muốn thực hiện hoài bão giúp đời cứu người. Vì trong thiên hạ này không có việc gì là không phải phận sự của nam nhi.

Sự có mặt trên cõi đời này là một sự kiêu hãnh.

Để thỏa chí làm trai.

  1. CUỘC ĐỜI LÀM QUAN ĐẠT TỚI DANH VỌNG “NGẤT NGƯỞNG”

Với ông làm quan chưa bao giờ là một sự thỏa mãn về công trạng hay danh vị mà đó là bởi chí làm trai và cũng xuất phát từ trách nhiệm của ông với dân với nước và với cuộc đời.

  1. CỞI MŨ ÁO TỪ QUAN VỀ QUÊ VÀ CUỘC SỐNG TRÍ SĨ PHONG TÌNH “NGẤT NGƯỞNG”

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI: Đọc phần 2 bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

Sau khi cởi mũ áo từ quan về quê thái độ, lối sống và cách ứng xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ra sao?

Từ ngất ngưởng xuất hiện mấy lần trong bài? Ý nghĩa của mỗi lần xuất hiện này là gì?

Vì sao Nguyễn Công Trứ lại đề cao, tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng?

Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật cùng biện pháp tu từ có ý nghĩa gì?

  1. CỞI MŨ ÁO TỪ QUAN VỀ QUÊ VÀ CUỘC SỐNG TRÍ SĨ PHONG TÌNH “NGẤT NGƯỞNG”

Tư thế rời kinh đô

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Vốn là một hình ảnh hài hước, nghịch ngợm không ai có thể tưởng tượng được ở một ông quan lớn đạo mạo đường bệ.

  1. CỞI MŨ ÁO TỪ QUAN VỀ QUÊ VÀ CUỘC SỐNG TRÍ SĨ PHONG TÌNH “NGẤT NGƯỞNG”

Tư thế rời kinh đô

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Ngất ngưởng ở đây là dám làm cái hành động khác người, thể hiện rõ tính cách ngông của ông, rất cá tính và độc đáo.

  • Chứng minh cuộc đời thanh bạch của mình trước thiên hạ: Cả đời làm quan nhưng trở về thanh sạch.
  • Con người thanh liêm chính trực thì bình thản bình tâm và biết cách chứng minh sự trong sạch để bảo vệ mình.

Từ ngất ngưởng xuất hiện 4 lần

 

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

  • Gắn với việc thi thố tài năng
  • Gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng
  • Cao ngất, tột đỉnh

Từ ngất ngưởng xuất hiện 4 lần

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Gắn với hành động cởi mũ áo về quê, cưỡi bò vàng rời kinh thành chẳng giống ai.

Ngạo nghễ khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Tuổi đã cao những vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì.

Tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.

Đời ai ngất ngưởng như ông.

  • Giữ vẹn đạo nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng.
  • Làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách.
  • Tổng hợp các nét nghĩa trên.

Nghệ thuật

Từ ngữ, hình ảnh

Mang sắc thái trang trọng

Mang sắc thái tự nhiên, dân dã

Biện pháp tu từ

Lặp từ

Lặp cấu trúc

Liệt kê

Đối từ

Đối cú pháp

Thủ pháp đối về ý

Nghiêm trang (Phật)

Hài hước (nực cười)

 

Được

Mất

 

Khen

Chê

 

Hành lạc, phóng lãng (ca, tửu, cắc, tùng)

Thoát tục, thiêng liêng (Tiên, Bụt)

 

  1. CỞI MŨ ÁO TỪ QUAN VỀ QUÊ VÀ CUỘC SỐNG TRÍ SĨ PHONG TÌNH “NGẤT NGƯỞNG”
  • Thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Công Trứ trong nghệ thuật sáng tác thể loại hát nói.
  • Thể hiện cá tính mạnh mẽ cũng như ngất ngưởng của ông.
  1. ĐẠO NGHĨA QUÂN THẦN VÀ ĐÚC KẾT CUỘC ĐỜI KINH LỊCH “NGẤT NGƯỞNG”

Đọc phần 3 bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

Theo em giữa lối sống ngất ngưởng với tâm niệm Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung có gì mâu thuẫn không? Từ đó hãy xác định chủ đề chính và phụ của bài thơ hát nói?

Nêu suy nghĩ của em về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả?

Lối sống ngất ngưởng với tâm niệm Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung không mâu thuẫn

  • Nguyễn Công Trứ là con người tận tụy với đất nước và nghĩa tình với quê hương.
  • Đạo sơ chung – nghĩa vua tôi: lí tưởng đạo đức Nho học.
  • Con người tác giả hay con người trong thơ văn ông là hình ảnh người trượng phu hành động xả thân vì lí tưởng, khát vọng hành hóa, theo đuổi ước mơ hưng quốc an dân.
  • Bên trong là tâm hồn nhạy cảm, giàu có của một văn nhân tài tử.

Lối sống ngất ngưởng với tâm niệm Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung không mâu thuẫn

  • Nguyễn Công Trứ là con người có tâm hồn phóng túng, cốt cách tài tử, cá tính mạnh mẽ: Phong cách ngông, ngất ngưởng thể hiện ở những đối lập mâu thuẫn giữa các thái cực mà ở đời ít kẻ làm được.
  • Lối sống ngất ngưởng với tâm niệm Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung không mâu thuẫn

Làm quan chức cao vọng trọng, tính cách mạnh mẽ

Hành lạc thoát tục

(gót Tiên, Bụt)

Tâm hồn thiện lành, bình dị

Trần tục (đủng đỉnh một đôi dì)

Lối sống ngất ngưởng với tâm niệm Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung không mâu thuẫn

Sự ngất ngưởng này không phải kì quái, cố tạo ra dị biệt hình thức, càng không lệch chuẩn, là phá phách mà chính là thể hiện bản lĩnh đa tài, mạnh mẽ cùng khí chất cao cả của mình.

Cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử và cá tính tác giả

  • Là một tài năng và nhân cách toàn diện, Nguyễn Công Trứ là khối thống nhất của nhiều khía cạnh đối lập.
  • Thực tế ông đã sống “ngất ngưởng” và bộc lộ niềm tự hào về điều đó.

Đời ai ngất ngưởng như ông.

Tổng hợp tất cả cái ngất ngưởng:

  • Tài cao ngất ngưởng
  • Về hưu ngất ngưởng
  • Sống đời sống ngất ngưởng

III. TỔNG KẾT

Trình bày những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.

  1. Nội dung

Qua thái độ sống Ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời.

  1. Nghệ thuật

Thể loại hát nói với lối tự thuật:

  • Hình thức tự do, phóng khoáng
  • Tự do về vần, nhịp

=> Thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

=> Kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày.

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1

Dựa vào kiến thức vừa được học và hiểu biết của bản thân, em hãy trả lời những câu hỏi trắc nghiệm sau đây.

Câu 1

Nguyễn Công Trứ viết Bài ca ngất ngưởng vào năm 1848, đó là lúc ông:

  1. Thi đậu Giải nguyên
  2. Đang làm Phủ doãn Thừa Thiên
  3. Cáo quan về hưu
  4. Bị giáng làm lính thú ở biên thùy

Câu 2:

Bài ca ngất ngưởng thuộc thể loại văn học nào?

  1. Ca trù
  2. Ca dao
  3. Truyện thơ
  4. Hát xoan

Câu 3: Kể cả tựa đề, ở bài hát nói Bài ca ngất ngưởng, tác giả đã dùng từ “ngất ngưởng” mấy lần?

  1. 2 lần
  2. 3 lần
  3. 4 lần
  4. 5 lần

Câu 4

Từ “ngất ngưởng” trong câu Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng thể hiện phẩm chất gì của tác giả Nguyễn Công Trứ lúc đang ở triều?

  1. Tự ti
  2. Tự kiêu
  3. Tự hào
  4. Tự tin

Câu 5

Từ “ngất ngưởng” trong câu Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng thể hiện điều gì của tác giả Nguyễn Công Trứ lúc “đô môn giải tổ”?

  1. Sự hợm hĩnh
  2. Sự khẳng định cá tính mãnh liệt
  3. Sự chán nản, bất cần
  4. Sự trêu ghẹo thế thái nhân tình

Câu 6

Câu nào thể hiện hàm ý “làm quan là một sự mất tự do và gò bó” của Nguyễn Công Trứ?

  1. Vũ trụ nội mạc phi phận sự
  2. Đô môn giải tổ chi niên
  3. Khen che phơi phới ngọn đông phong
  4. Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Câu 7

Ông Hi Văn ở câu Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng là biệt hiệu của ai?

  1. Nguyễn Công Trứ
  2. Nguyễn Khuyến
  3. Cao Bá Quát
  4. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 8

Ý nghĩa của câu Vũ trụ nội mạc phi phận sự là gì?

  1. Sự kiêu hãnh của một đáng nam nhi sống trong trời đất.
  2. Thái độ bàng quan, vô trách nhiệm với đất nước.
  3. Tuyên ngôn trách nhiệm cao đẹp của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước.
  4. Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi.

Câu 9

Câu nào sau đây bộc lộ tài năng quân sự của Nguyễn Công Trứ?

  1. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
  2. Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
  3. Lúc bình Tây, cờ đại tướng
  4. Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Câu 10

Mặc dù làm quan đối với Nguyễn Công Trứ là ràng buộc, gò bó, mất tự do, nhưng tại sao ông vẫn hết lòng vì quốc gia đại sự, đến mức khi 80 tuổi, cũng là lúc Pháp nổ súng xâm lược (1858), ông vẫn dâng sớ xin ra trận (mặc dù bị triều đình từ chối vì tuổi già sức yếu)?

  1. Làm quan là yêu cầu bắt buộc trong quan niệm của kẻ sĩ phong kiến
  2. Làm quan để mang lại danh lợi cho bản thân và gia đình
  3. Vì muốn khẳng định cái tôi cá nhân mãnh liệt
  4. Vì nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ: mọi việc trong trời đất đều là phận sự của kẻ làm trai

Câu 11

Dòng nào nói đúng quan niệm của nhà nho ngày xưa?

  1. Xem trọng đức hơn tài.
  2. Chỉ xem trọng tài, phủ nhận đức.
  3. Chỉ xem trọng đức, phủ nhận tài.
  4. Xem tài, đức như nhau.

Câu 12

Nghĩa gốc của từ ngất ngưởng trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ là gì?

  1. Dùng để chỉ một tư thế nghiêng ngả, không vững đến mức chực ngã.
  2. Dùng để chỉ tư thế nằm không ngay ngắn, không nghiêm chỉnh, lộn xộn.
  3. Dùng để chỉ một dáng điệu, cử chỉ không nghiêm chỉnh, đứng đắn.
  4. Dùng cho một ai đó tự nghĩ mình hơn người, coi thường người khác.

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 2

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về cách ứng xử trước được, mất, khen, chê, may, rủi… mà tác giả thể hiện trong “Bài ca ngất ngưởng”.

Gợi ý

Hình thức

  • Đảm bảo cấu trúc đoạn văn.
  • Cách triển khai:
  • Giải thích nội dung được đề cập trong tác phẩm => bàn luận, đánh giá.
  • Vừa phân tích, vừa bàn luận một cách tổng hợp.

Nội dung

Những sự được – mất, khen – chê, may – rủi được tác giả thể hiện rõ nhất qua điển cố:

  • Tái ông thất mã: ông già biên ải mất ngựa
  • Đông phong xuy mã nhĩ: Gió xuân thổi tai ngựa.

Nội dung

Cách ứng xử của tác giả: tích cực, trở thành lí tưởng đạo đức và nhân cách, nhưng cũng vì thế mà vượt thoát khỏi thực tế cuộc sống.

Nhận ra sự khác biệt giữa:

  • Khát vọng – dục vọng.
  • Dấn thân – “thiêu thân” mù quáng.
  • Tôn cao chuẩn mực, ý nghĩa, mục đích, giá trị sống – buông tuồng, phá bỏ, tha hóa, vô trách nhiệm.

=> Cách ứng xử đó chúng ta chỉ từng bước đạt được khi mỗi người tự trau dồi để có trí tuệ, tài năng, bản lĩnh, nhân cách với tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ cuộc đời của chính mình.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

VẬN DỤNG

Viết bài văn phân tích cái “tôi” mà tác giả Nguyễn Công Trứ thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.

Gợi ý

Mở bài

Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Công Trứ và tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.

Thân bài

Tóm tắt cái tôi của Nguyễn Công Trứ: ngông, ngất ngưởng với bản thân và với đời.

Để thể hiện cái ngất ngưởng của mình ông chọn thể loại hát nói để bày tỏ tư tưởng.

Giải thích từ ngất ngưởng: nghĩa đen, nghĩa chuyển

  • Ngất ngưởng trên con đường hoạn lộ
  • Ngất ngưởng khi về hưu
  • Khẳng định cá tính bản thân

Giải thích từ ngất ngưởng: nghĩa đen, nghĩa chuyển

Ngất ngưởng trên con đường hoạn lộ:

Đề cao vai trò, ý thức trách nhiệm bổn phận cá nhân: Vũ trụ nội mạc phi phận sự.

Ông Hi Văn: thái độ tự hào, tự tôn độc đáo.

Tự ý thức được ra làm quan là sẽ mất tự do nhưng đây là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình.

Nghệ thuật: điệp từ khi, liệt kê à khẳng định tài thao lược văn chương của tác giả.

Ngất ngưởng là lời tự khẳng định, đánh giá cao tài năng, nhân cách, phong cách tài tử, phóng túng.

Giải thích từ ngất ngưởng: nghĩa đen, nghĩa chuyển

Ngất ngưởng khi về hưu

Tự hào khi đã trả xong món nợ với nhân dân để về quê.

Thái độ khi về hưu

Cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa khi rời khỏi kinh đô => ngạo nghễ trêu ngươi, coi thường dư luận.

Từ một tay kiếm cung trở về dáng dấp một nhà tu hành.

Tâm trạng tác giả: từ thanh thản nhẹ nhõm thành ngậm ngùi.

Ngất ngưởng khi về hưu:

Tự hào khi đã trả xong món nợ với nhân dân để về quê.

Thái độ khi về hưu

Lối sống khi về hưu

Lên chùa cùng đào hát =>  khác người, khác đời

Hưởng lạc: ca, tửu, cắc, tùng.

Coi thường được mất, khen chê của miệng đời

  • Thái độ thanh lạc, thỏa thích, phóng túng, tự do, coi nhẹ được mất hơn thua trong đời.
  • Cuộc sống tự do tự tại vượt lên thói tục của một bậc phong lưu, không ngại khẳng định cá tính của mình.

Khẳng định cá tính bản thân

Đặt mình ngang hàng với các bậc công thành danh tướng Trung Hoa thời xưa.

Nghĩa vua tôi à khẳng định tấm lòng trung quân ái quốc, một lòng vì dân vì nước.

Mở bài

Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Công Trứ và tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.

Kết bài

  • Khẳng định vấn đề
  • Thành tựu về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn tập bài học: Bài ca ngất ngưởng.
  • Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!

Tải giáo án Powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án powerpoint ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống, GA trình chiếu ngữ văn 11 kết nối tri thức, GA điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức, bài giảng điện tử ngữ văn 11 KNTT

Giáo án lớp 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay