Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên)
- Mai Phú Thanh, Hoàng Trọng Tuân (đồng Chủ biên)
- Huỳnh Ngọc Sao Ly, Bùi Vũ Thanh Nhật, Phan Văn Phú
- Phạm Thị Bạch Tuyết, Trần Quốc Việt
Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
Phần 2: Địa lí khu vực và quốc gia
- Khu vực Mỹ Latinh
- Liên minh Châu Âu (EU)
- Khu vực Đông Nam Á
- Khu vực Tây Nam Á
- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ)
- Liên Bang Nga
- Nhật Bản
- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
- Ô-xtrây-li-a
- Cộng hòa Nam Phi
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Đông Nam Á là khu vực có thiên nhiên đa dạng, dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng và khác biệt về tự nhiên, văn hóa,… Đây còn là khu vực có nền kinh tế năng động.
- GV nêu câu hỏi: Vậy, những đặc điểm này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? Tình hình phát triển kinh tế của khu vực hiện nay ra sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi theo thông tin mình đã biết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện trình bày câu trả lời.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Đông Nam Á là khu vực có thiên nhiên đa dạng, dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng và khác biệt về tự nhiên, văn hóa… Đây còn là khu vực có nền kinh tế năng động. Vậy để tìm hiểu những đặc điểm trên của khu vực Đông Nam Á, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 bạn lên bảng chỉ vào bản đồ Hình 12.1 và thực hiện yêu cầu: + Em hãy chỉ vào bản đồ và đọc tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia. + Em hãy kể tên các biển thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu vực tiếp giáp với các đại dương nào? - GV cho HS quan sát video sau: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Sau khi xem video, em hãy đọc thông tin mục I – SGK tr.52. 53 và trả lời câu hỏi: + Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á. + Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát bản đồ Hình 12.1 và đọc các thông tin trên bản đồ. - HS đọc thông tin SGK tr.52, 53 –và thực hiện nhiệm vụ. - HS thảo luận theo cặp - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên trình bày về lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | I. Lãnh thổ và vị trí địa lí 1. Phạm vi lãnh thổ. - Gồm 11 quốc gia. - Diện tích: 4,5 triệu km2. - Chia thành 2 khu vực: + Đông Nam Á lục địa: Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam. + Đông Nam Á hải đảo: Bru-nây, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. + Có một vùng biển rộng lớn: Biển Đông, biển Xu-la-vê-di, biển Ban-đa, biển Ti-mo, biển Gia-va,… 2. Vị trí địa lí - Nằm ở phía đông nam của châu Á. - Nằm trong khu vực chí tuyến của hai bán cầu (từ vĩ độ 28oB đến vĩ độ 10oN) - Là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a 3. Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực * Thuận lợi: - Là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới. - Tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,… - Tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển. - Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng văn hóa, xã hội. * Khó khăn: - Chịu nhiều thiên tai. - Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS quan sát Hình 12.1 – SGK tr.53 và kể tên: Em hãy quan sát Hình 12.1 và kể tên các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á: + Nhóm 1: Kể tên các dạng địa hình tiêu biểu của khu vực. (Đồi núi, đồng bằng, bờ biển) + Nhóm 2: Khí hậu ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo có khác nhau không? Khí hậu của hai khu vực như thế nào? (Khí hậu ở 2 khu vực có khác nhau: Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; Đông Nam Á hải đảo: khí hậu xích đạo) + Nhóm 3: Kể tên các con sông lớn ở khu vực Đông Nam Á. (Sông Mê Nam, sông Mê Công, sông I-ra-oa-đi, sông Hồng,…) + Nhóm 4: Hệ thực vật ở ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo là gì? (Rừng nhiệt đới ẩm và rừng mưa nhiệt đới) + Nhóm 5: Kể tên các khoáng sản tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á. (Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, đồng, thiếc,…) + Nhóm 6: Kể tên các vùng biển trong khu vực Đông Nam Á. (Biển Đông, biển Phi-líp-pin, biển Xu-la-vê-đi, biển Xu-lu, biển Ban-đa,…) - GV giữ nguyên nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu bài tập: Em hãy đọc thông tin mục II – SGK tr.54, 55, quan sát Hình 12.2 và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình, đất đai, khí hậu. + Nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sông, hồ và sinh vật. + Nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khoáng sản, biển. Hình 12.2. Thác nước, núi lửa và cảnh quan rừng nhiệt đới trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a)
- GV cho HS xem video sau để thấy sự khác biệt giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo: youtu.be/aCxoLtTo8OA (0:04 – 3:39) Đính chính phút 3:24: + Đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á lục địa là đỉnh Hkakabo Razi (Myanmar) cao 5.881 mét + Đỉnh cao nhất Đông Nam Á hải đảo là đỉnh Núi Puncak Jaya (Indonesia) cao: 4.884m - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á (đính kèm cuối mục) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát bản đồ Hình 12.1 và đọc các thông tin trên bản đồ. - HS đọc thông tin SGK tr.54, 55, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - HS trao đổi, thảo luận cùng nhau và ghi phần trình bày của nhóm mình trên giấy A2. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý, tổng kết nội dung. - GV chuyển sang HĐ mới. | II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình và đất đai * Đặc điểm: - Địa hình đa dạng gồm: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển. - Địa hình đồi núi: + Đông Nam Á lục địa: • Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao theo hướng tây bắc – đông nam hoặc hướng bắc nam, xen kẽ là các cao nguyên. • Ví dụ: dãy Trường Sơn, dãy A-ra-can, cao nguyên San, cao nguyên Xiêng Khoảng.
+ Đông Nam Á hải đảo: • Gồm nhiều quần đảo, hàng vạn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo có núi lửa đang hoạt động • Ví dụ: đảo Ca-li-man-tan, đảo Xu-ma-tra, đảo Niu Ghi-nê, dãy Ba-ri-xan, dãy Pe-nam-pô,…
- Địa hình đồng bằng: + Gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. + Ví dụ: Đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Mê Nam,…
- Địa hình bờ biển: khá đa dạng, nhiều vũng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,… Vịnh Lan Hạ (Việt Nam) - Đất đai: có hai nhóm đất chính: + đất feralit: khu vực đồi núi. + đất phù sa: khu vực đồng bằng * Ảnh hưởng: - Thuận lợi: + Đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,… + Đất phù sa: phát triển nông nghiệp lúa nước. + Địa hình đồng bằng: thuận lợi định cư, phát triển công nghiệp, dịch vụ. - Khó khăn: + Địa hình đồi núi: • Khó khăn trong phát triển giao thông, định cư. • Vấn đề xói mòn, sạt lở đất. + Địa hình đồng bằng: dễ ngập lụt, xâm nhập mặn. 2. Khí hậu: * Đặc điểm: - Phân hóa đa dạng với kiểu khí hậu khác nhau: + Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. + Đông Nam Á hải đảo: khí hậu xích đạo và cận xích đạo Bản đồ Đông Nam Á theo phân loại khí hậu Köppen * Ảnh hưởng: - Thuận lợi: phát triển nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. - Khó khăn: thiên tai gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. 3. Sông, hồ * Đặc điểm: - Mạng lưới sông phát triển. - Tập trung ở Đông Nam Á lục địa. - Tiêu biểu: sông Mê Công, sông I-ra-oa-đi, sông Ca-pua,… - Chế độ nước theo mùa. - Có nhiều hồ nước ngọt: Biển Hồ.
* Ảnh hưởng: - Thuận lợi: + Phát triển giao thông đường thủy. + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Sản xuất điện. + Phát triển du lịch. - Khó khăn: + Độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh gây trở ngại cho giao thông. + Lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản. 4. Sinh vật * Đặc điểm: - Diện tích rừng rộng lớn (~ 2 triệu km2). - Đa dạng sinh học cao: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm. - Đa dạng về hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn, rạn san hô,…
* Ảnh hưởng: - Thuận lợi: Phát triển lâm nghiệp, thủy sản, du lịch,… - Khó khăn: Chú ý vấn đề môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. 5. Khoáng sản * Đặc điểm: - Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. - Tiêu biểu: thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
* Ảnh hưởng: - Thuận lợi: + Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế. + Là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia. - Khó khăn: Quá trình khai thác gây ô nhiễm môi trường. 6. Biển * Đặc điểm: - Có vùng biển rộng lớn. - Nằm trong khu vực nội chí tuyến. - Tiêu biểu: Biển Đông, biển Phi-líp-pin, biển Xu-la-vê-đi, biển A-ra-phu-ra,… - Đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá. - Tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
* Ảnh hưởng: - Thuận lợi: Phát triển các ngành kinh tế biển: + Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. + Khai thác khoáng sản. + Giao thông vận tải biển. + Du lịch biển. - Khó khăn: + Khai thác quá mức nguồn tài nguyên. + Ô nhiễm môi trường biển. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác