Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nguyễn Trọng Khanh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)
- Phí Trọng Hùng, Tạ Tuấn Hưng, Nguyễn Thị Mai Lan
- Nguyễn Hồng Linh, Ngô Văn Thanh
Phần 1: Cơ khí chế tạo
Chủ đề 1: Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo
Chủ đề 2: Vật liệu cơ khí
Chủ đề 3: Các phương pháp gia công cơ khí
Chủ đề 4: Sản xuất cơ khí
Phần 2: Cơ khí động lực
Chủ đề 5: Giới thiệu chung về cơ khí động lực
Chủ đề 6: Động cơ đốt trong
Chủ đề 7: Ô tô
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Giúp tạo tâm thế và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS về một chủ đề học tập mới đó là Cơ khí động lực.
- Bước đầu giúp HS có những nhu cầu tìm hiểu về các loại máy cơ khí động lực trong đời sống và sản xuất.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem đoạn clip lắp ráp cơ khí và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Video em vừa xem lắp ráp loại máy móc gì? Nêu công dụng của loại máy móc đó.
https://www.youtube.com/watch?v=jdlcoboofvE (từ 2:50 đến 3:59)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát video, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung:
- HS trả lời: Video lắp ráp máy xúc. Công dụng: đào, xúc, múc, đổ đất đá, các loại khoáng sản hoặc vật liệu xây dựng...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 15: Khái quát về cơ khí động lực.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo chung hệ thống cơ khí động lực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 SGK, quan sát Hình 15.1 và cho biết các bộ phận của hệ thống cơ khí động lực. Hình 15.1. Sơ đồ chung của hệ thống cơ khí động lực Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu về nguồn động lực · Vai trò của nguồn động lực là gì? · Kể tên một số máy móc, thiết bị có sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực. + Nhóm 2: Tìm hiểu hệ thống truyền động · Hệ thống truyền động có vai trò gì trong hệ thống cơ khí động lực? · Kể tên và nêu vai trò của một số hệ thống truyền động cơ khí. + Nhóm 3: Tìm hiểu hệ thống truyền động của xe máy · Trên xe máy có những hệ thống truyền động nào? Cho biết vai trò của hệ thống đó. · Để thay đổi số vòng quay từ động cơ đến bánh sau xe máy, có thể thực hiện bằng cách nào? + Nhóm 4: Tìm hiểu máy công tác · Nêu tên vai trò của máy công tác. · Kể tên một số máy công tác trên các hệ thống cơ khí động lực thường gặp trong cuộc sống. · Quan sát hình 15.5 và cho biết các máy công tác này thực hiên nhiệm vụ gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS nghiên cứu SGK, hoàn thành hộp chức năng Khám phá. - HS thảo luận nhóm, tìm hiểu các vấn đề GV yêu cầu. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Các nhóm phát biểu kết quả hoạt động. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Cấu tạo chung hệ thống cơ khí động lực 1. Sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực - Hệ thống cơ khí động lực thường bao gồm các nguồn động lực, hệ thống truyền động và máy công tác. 2. Các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực a) Nguồn động lực - Vai trò: sinh ra công suất và mômen kéo máy công tác. - Động cơ đốt trong là nguồn động lực được sử dụng phổ biến. - Một số máy móc, thiết bị sử dụng động cơ đốt trong: Tàu hỏa, xe du lịch, xe khách, máy phát điện, máy nén khí, máy bay không phải phản lực, máy cày, máy cưa... b) Hệ thống truyền động - Vai trò: là bộ phận trung gian thực hiện truyền và biến đổi số vòng quay, mômen từ nguồn động lực đến máy công tác. - Vai trò của một số hệ thống truyền động cơ khí: + Truyền động đai, truyền động xích: thường dùng khi khoảng cách các trục xa nhau với yêu cầu công suất nhỏ và trung bình. + Truyền động bánh răng: dùng khi cần truyền lực và mômen lớn, khoảng cách các trục gần nhau. + Truyền động các đăng: dùng khi khoảng cách các cụm truyền xa nhau và có thể thay đổi vị trí, khoảng cách khi vận hành. - Trên xe máy có những hệ thống truyền động: li hợp, hộp số, bộ truyền xích. + Li hợp: dùng để truyền, ngắt công suất từ động cơ đến hộp số. + Hộp số: dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm làm thay đổi số vòng quay, mômen từ động cơ đến bộ truyền xích. + Bộ truyền xích dùng để truyền và biến đổi số vòng quay và mômen từ trục ra của hộp số. - Để thay đổi số vòng quay từ động cơ đến bánh sau xe máy, có thể thay đổi tỉ số truyền trong hộp số. c) Máy công tác - Vai trò: là bộ phận nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực. - Một số máy công tác: + Bánh xe: giúp xe di chuyển được + Chân vịt: giúp tàu thủy hoạt động được trên mặt nước + Máy xay xát: dùng để xay, xát, và nghiền các loại nguyên liệu như gạo, lúa, ngô, khoai,... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các yêu cầu sau: + Kể tên một số phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực cơ khí động lực. + Kể tên một số máy xây dựng thuộc lĩnh vực cơ khí động lực. + Cho biết máy bơm nước, máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong thường được sử dụng ở đâu? - GV gợi ý các nhóm tìm hiểu theo mẫu như bảng dưới đây:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS nghiên cứu SGK, thực hiện hộp chức năng Khám phá. - HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Các nhóm lên bảng điền thông tin vào bảng ghi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, đánh giá những kết quả trong bảng ghi của HS. | II. Một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực - Đặc điểm một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực (bảng dưới): |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: