Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức
Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức
Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức
Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức
Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức
Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức
Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức
Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức

I. VỀ BỘ SÁCH LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

- Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên xuyên suốt)

- Phạm Hồng Tung (Tổng chủ biên cấp THPT) 

- Trần Thị Vinh (Chủ biên)

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

- Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

- Chuyên đề 2: Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX

- Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 11.2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

(10 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Thông qua chuyên đề, giúp HS:

  • Giải thích được nguyên nhân bùng nổ, hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới (nửa đầu thế kỉ XX).
  • Phân tích được khát vọng hoà bình và cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
  • Nêu được ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít vì hoà bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích được ý nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
  • Nêu được nét chính về nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của Chiến tranh lạnh. Phân tích được nguyên nhân kết thúc và tác động của Chiến tranh lạnh.
  • Giải thích được vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự vẫn tiếp diễn.
  • Sưu tầm tài liệu để tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh. Nêu được nét chính về phong trào quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.
  • Giải thích được vì sao cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.
  • Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích được cơ sở, nguồn gốc của hai cuộc chiến tranh thế giới, Chiến tranh lạnh; khát vọng hoà bình và cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới; phong trào quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam;...
  • Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích về nguồn gốc chiến tranh, cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phản đối chiến tranh, trân trọng giá trị của hoà bình, tham gia vào các hoạt động gìn giữ, bảo vệ hoà bình.
  • Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
  • Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
  • Bản đồ thế giới.
  • Tư liệu lịch sử: các hình ảnh, các tư liệu về các cuộc chiến tranh thế giới, khu vực và cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới (đã có trong SGK, phóng to qua máy chiếu).
  • Phiếu học tập cho HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về chiến tranh và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới ngay từ đầu bài học.

- HS có điều kiện tiếp xúc, làm quen với một số từ khóa (chiến tranh, bạo lực, khát vọng, hòa bình,…).

  1. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh tác phẩm điêu khắc Không bạo lực, đọc đoạn thông tin về tác phẩm.

- GV đặt câu hỏi để HS trả lời:

+ Em đã từng nghe nói về tác phẩm này?

+ Trình bày ngắn gọn hiểu biết của bản thân về mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình trong lịch sử; vai trò, giá trị của hòa bình đối với mỗi quốc gia, dân tộc và sự phát triển của thế giới ngày ngay.

- GV nêu nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS và dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết của bản thân về tác phẩm điêu khắc Không bạo lực; câu hỏi liên quan đến một số từ khóa (chiến tranh, bạo lực, khát vọng, hòa bình,…) và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SHS tr.20 – tác phẩm điêu khắc Không bạo lực và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã từng nghe nói về tác phẩm này?

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi và thảo luận về các nội dung sau:

+ Vì sao hoà bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người?

+ Hãy chia sẻ những điều em biết về chiến tranh, về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1, thảo luận cặp đôi, vận dụng sự hiểu biết của bản thân để nhận thức về chiến tranh, bạo lực, khát vọng, hòa bình,…

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về:

+ Tác phẩm điêu khắc Không bạo lực:

  • Không bạo lc là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng với khẩu súng khổng lồ có nòng bị thắt nút do nghệ sĩ Thuy Điển C. Ph. Ri-tê-uốt sáng tác, tặng cho Liên hợp quốc và được đặt bên ngoài trụ sở của tổ chức này ở Niu Oóc (Mỹ).
  • Cựu Thư kí Liên hợp quốc Ko-phi An-nan khẳng định: “Tác phẩm Tác phẩm điêu khắc Không bạo lực không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần; nó đã làm phong phú thêm ý thức của nhân loại với một hàm ý biểu tượng mạnh mẽ trong những đường nét đơn giản lời cầu nguyện vĩ đại nhất của con người: hoà bình cho mọi người”.

+ Chiến tranh, hoạt động chống chiến tranh, hoạt động bảo vệ hòa bình.

(HS trả lời ở các mức độ khác nhau, có thể chưa hiểu rõ về các nội dung GV đưa ra).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chuyên đề 11.2 – Chiến tranh và hòa bình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

MỤC 1: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

(3,5 TIẾT)

Hoạt động 1 - 2. Tìm hiểu về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Có kĩ năng tìm hiểu, khai thác tư liệu lịch sử để giải thích về nguyên nhân cơ bản, hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để kết nối lịch sử với cuộc sống hiện tại, hiểu biết nguồn gốc của chiến tranh vận dụng vào việc ngăn ngừa chiến tranh, nhận thức rõ giá trị của hòa bình để góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình; phát triển năng lực vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1a, 1b; tư liệu 1; hình 2; bảng 1 SHS tr.21, 22 và trả lời câu hỏi:

+ Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2a, 2b; bảng 2; hình 3, 4 SHS tr.22 – 24 và trả lời câu hỏi:

+ Giải thích những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai có điểm gì giống nhau?

+ Nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới.

+ Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

a) Nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác Tư liệu 1 SHS tr.21: sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 1a SHS tr.21 và trả lời câu hỏi: Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1a, kết hợp khai thác Tư liệu 1 SHS tr.21 để tìm hiểu về những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp:

+ Những nguyên nhân sâu xa.

+ Duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b) Hậu quả và tác động

Bước 1: GV chuyển nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin tư phần chữ nhỏ và Bảng 1, Hình 2 SHS tr.21, 112  để thấy được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất thông qua số quốc gia bị lôi cuốn vào vòng chiến, số người thương vong,...

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về mức độ tàn khốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  
  

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV yêu cầu HS tiếp tục khai thác thông tin mục 1b SHS tr.22, thảo luận về tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất, chú trọng đến tác động đối với tương quan lực lượng giữa các nước tư bản, đặc biệt đối với tình hình thế giới và trả lời câu hỏi: Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1b, kết hợp khai thác tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

a) Nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác Tư liệu 2 SHS tr.22: sự phát triển không đồng nhất của chủ nghĩa tư bản (so sánh với Chiến tranh thế giới thứ nhất).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2a, khai thác Hình 3 SHS tr.3 và trả lời câu hỏi:

+ Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

 GV lưu ý HS: khai thác phần chữ nhỏ; quan sát, nhận xét về bức tranh biếm họa về chính sách hai mặt của các nước phương Tây (một nguyên nhân dẫn đến chiến tranh).

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ hai:

  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2a, kết hợp khai thác tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung:

+ Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Sự giống nhau về nguyên dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b) Hậu quả và tác động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin phần chữ nhỏ, Bảng 2 SHS tr.24 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai:

  
 

- GV hướng dẫn HS tiếp tục khai thác thông tin mục 2b, quan sát Hình 4 SHS tr.24 và trả lời câu hỏi: Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, kết hợp khai thác tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1 - 2. Tìm hiểu về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

a) Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

+ Tham vọng bành trướng thuộc địa, chính sách chạy đua vũ trang của Đức tạo nên căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở châu Âu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Duyên cớ trực tiếp:

+ Đức kích động Áo - Hung gây chiến với Xéc-bi (28/7).

+ Đức tuyên chiến với Nga (1/8) và Pháp (3/8), Anh tuyên chiến với Đức (4/8).

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Hậu quả và tác động

- Hậu quả:

+ 20 triệu người chết, bị thương và tàn tật vì chiến tranh.

+ 4 đế quốc lớn (Nga, Đức, Áo – Hung, Ôt-tô-man)  ở châu Âu sụp đổ.

+ 2 nước tư bản ngoài châu Âu (Mỹ, Nhật Bản) có điều kiện vươn lên nhanh chóng.

- Tác động:

+ Trật tự thế giới mới được xác lập phù hợp với tương quan lực lượng mới giữa các cường quốc (hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn),

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới mở ra thời kì phát triển mới trong phong trào cách mạng thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

a) Nguyên nhân

- Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn do các nước thắng trận xác lập  xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi không thể giải quyết.

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.

+ Chính sách thoả hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.

- Sự giống nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Về nguồn gốc: bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được.

+ Về tính chất: mang tính chất phi nghĩa.

+ Về hậu quả: tổn thất về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề. Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Hậu quả và tác động

- Hậu quả: Là cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.

+ 90 triệu người chết, bị thương, tàn tật vì chiến tranh.

+ Thiệt hại về vật chất: 4 000 tỉ USD.

- Tác động:

+ Thắng lợi của Liên Xô thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, sự ra đời của các quốc gia độc lập ở châu Á,

châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

+ Thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Mỹ trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. + Trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực I-an-ta (Liên Xô và Mỹ).

+ Sự ra đời của Liên hợp quốc  mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải giáo án word chuyên đề lịch sử lớp 11 kết nối tri thức

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử chuyên đề 11, giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức, giáo án chuyên đề lớp 11 kết nối tri thức, giáo án môn lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án lớp 11


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay