Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên)
- Bùi Minh Đức (Chủ biên), Trần Văn Sáng
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
YÊU CẦU
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.
Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học trung đại
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của giai đoạn phát triển của văn học trung đại
- Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật của giai đoạn văn học trung đại
- Năng lực phân tích, so sánh quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của tác giả cùng thời kì.
- Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học trong thời kì đó.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe và suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài: Văn học trung đại Việt Nam được hình thành và –phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Văn học trung đại gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo nên một truyền thống văn học đặc sắc với rất nhiều tên tuổi cây đa cây đề như: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương…. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu các vấn đề văn học trung đại Việt Nam. Bài 1 – Tiết 1 – Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
Hoạt động 1: Văn học trung đại Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Văn học trung đại Việt Nam - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Hãy trình bày những hiểu biết của em về nền văn học trung đại Việt Nam? + Văn học trung đại Việt Nam chia thành mấy giai đoạn? Trình bày đặc điểm chính của mỗi giai đoạn đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Văn học trung đại Việt Nam - Văn học trung đại Việt Nam là tên gọi của bộ phận văn học viết được hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Văn học trung đại gứn liền với lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc, tạo dựng một truyền thống văn học đặc sắc với nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến…. - Với mười thế kỉ phát triển văn học trung đại trải qua 4 giai đoạn: + Từ thế kỉ X đế thế kỉ XIV: Là thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam tập trung xây dựng và phát triển một quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhất, kiến tạo nền văn hiến dân tộc. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam ( Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)…… + Thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII: Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi mở đầu giai đoạn xây dựng quốc gia Đại Việt thịnh trị, đất nước chai cắt. một số tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Trãi ( Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập), Thân Nhân Trung ( Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất), Lê Thánh Thông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ…. + Thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng dẫn đến suy thoái. Văn học phát triển rực rỡ tập trung phản ánh cuộc sống bất công, quan tâm đên số phận con người đấu tranh đòi quyền sống quyền hạnh phúc lứa đôi. Các tác phẩm truyện Nôm và ngâm khúc phát triển với Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Hoa tiên ( Nguyễn Huy Tự), Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, thiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê Nhất Thống Trí…. - Nửa cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn thực dân Pháp xâm lược, triều định phong kiến để đất nước rơi vào tay giặc nhân dân vùng lên kháng chiến. Văn học phản ánh tinh thần yêu nước chống xâm lược với âm hưởng bi tráng tiêu biểu là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), thơ văn Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích…. è Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm và thành tựu khác nhau nhưng đều có điểm chung là văn học luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc, đất nước và số phận con người. |
Hoạt động 2: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam - GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu và tìm hiểu + Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là gì? +Đối với học sinh lớp 11 việc tập nghiên cứu văn học trung đại Việt nam có vai trò gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | II. Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam a. Khái niệm - Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là hoạt động thu thập, xử lí thông tin nhằm phát hiện và làm sáng tỏ một vấn đề chưa được giải quyết hoặc hệ thống hóa một cách khoa học vấn đề đã được nghiên cứu về văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. b. Vai trò Việc tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại với HS lớp 11 có vai trò: + Bước đầu phát hiện và giải quyết một vấn đề còn khúc mắc hoặc chưa sáng tỏ về văn học Việt Nam thời trung đại + biết hệ thống hóa một vấn đề theo mục đích khoa học và thực tiễn. + Hình thành một số thao tác phương pháp cơ bản trong hoạt động nghiên cứu: Phương pháp xử lí tư liệu, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp so sánh văn học, phương pháp nghiên cứu văn học theo đặc điểm thể loại. |
Hoạt động 3: Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 3: Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam Hoạt động 1: Từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài, nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. HS theo dõi và trả lời câu hỏi sau : + Ý tưởng nghiên cứu hình thành từ đâu? + Trình bày mối quan hệ giữa ý tưởng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu? + Việc xác định đề tài nghiên cứu có ảnh hưởng gì đến nội dung nghiên cứu? + Trình bày mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. HS theo dõi và trả lời câu hỏi sau : - GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: + Nhóm 1: Nghiên cứu về nội dung cảm hứng trong văn học trung đại Việt Nam? + Nhóm 2: Nghiên cứu một vấn đề về thể loại văn học, kiểu văn bản trong văn học trung đại Việt Nam. + Nhóm 3: Nghiên cứu một số vấn đề về ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. + Nhóm 4: Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học trung đại Việt Nam? + Nhóm 5: Nghiên cứu một vấn đề về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| III. Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam a. Từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài, nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam - Ý tưởng nghiên cứu có thể được hình thành trong quá trình học tập, đọc tài liệu khi có những băn khoăn thắc mắc chưa được giải quyết hoặc khi có những vấn đề cần được làm sáng tỏ. Ý tưởng nghiên cứu có thể do học sinh tự tìm cũng có thể do thầy cô giáo gợi ý hoặc giao nhiệm vụ học tập. - Ví dụ: + Trong quá trình học tập HS tiếp xúc với nhiều văn bản có nội dung yêu bước từ đó hình thành ý tưởng nghiên cứu về vai trò, vị trí đặc điểm của nội dung yêu nước trong văn học trung đại. + Hiện tượng nhiều câu thơ của Truyện Kiều sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày ở nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi trong xã hội đương đại có thể đem đến ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều. - Sau khi hình thành ý tưởng nghiên cứu cần xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài là sự cụ thể hóa những tiền đề và khả năng có thể biết. Ví dụ từ ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều có thể hình thành đề tài nghiên cứu: Sự kết hợp giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương trong Truyện Kiều, ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều…. - Mối quan hệ giữa ý tưởng và đề tài nghiên cứu (Phụ lục bảng 1) - Sau khi đã xác định được đề tài sẽ xác định được nội dung nghiên cứu. Cần đặt ra các câu hỏi giả thiết nghiên cứu góp phần xác định mục đích, phạm vi, nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích gì, phạm vi đến đâu, nội dung nào cần nghiên cứu….. - Mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu. (Phụ lục bảng 2) 2. Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam - Nhóm 1: Nghiên cứu về một nội dung cảm hứng trong văn học trung đại Việt Nam : cảm hứng yêu nước cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thiên nhiên + Cảm hứng yêu nước có thể nghiên cứu nội dung: ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào thời đại, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, tư tưởng trung quân ái quốc… + Cảm hứng nhân đạo: Tinh thần yêu thương hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh, lên an những thế lực chà đạp lên cuộc sống của người lương thiện, nhất là phụ nữ, nêu lên khát vọng sống khát vọng hanh phúc, khát vọng tự do, khát vọng công lý chính nghĩa… + Cảm hứng thiên nhiên: đề tài về tùng cúc, trúc, mai, đề tài về địa danh, phong cảnh đất nước, đề tài về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông….. - Nhóm 2: nghiên cứu một vấn đề vể thể loại văn học, kiểu văn bản trong văn học trung đại Việt Nam + THể loại tự sự: có thể nghiên cứu về truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, thơ Nôm… + Thể loại trữ tình: thơ chữ Đường luật, thơ nôm đường luật. + Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội, nghị luận văn học trung đại qua một số tác phẩm. - Nhóm 3: Nghiên cứu một vấn đề về ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam + Một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn học thời trung đại là tính tượng trưng ước lệ, thường sử dụng điển cổ: · Hình ảnh ước lệ, tượng trưng ở một số tác phẩm thơ hoặc trong sáng tác một số tác giả · Cách sử dụng điển cố trong một tác phẩm cụ thể. - Nhóm 4: Nghiên cứu một vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học trung đại Việt Nam + Đặc điểm nổi bật nhất của văn học trung đại là luôn có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa thời trung đại. Do đó có thể: + Nghiên cứu về văn hóa đề cao nhân nghĩa, đề cao con người - Nhóm 5: Nghiên cứu một vấn đề về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam + Những kiệt tác như: truyện Kiều, những tác phẩm lớn như Truyền kì mạn lục…. có nhiều vấn đề nghiên cứu: thể loại các tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện…. |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: