Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
KHỞI ĐỘNG
Làm thế nào đo được tốc độ chuyển động của vật bằng dụng cụ thí nghiệm thực hành?
BÀI 6: THỰC HÀNH: ĐO TỐC ĐỘ CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hãy thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau:
Đồng hồ đo thời gian hiện số (Hình 6.2) có thể đo thời gian chính xác đến phần nghìn giây, được điều khiển bằng cổng quang điện (Hình 6.1)
Cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964 (Hình 6.2) như sau:
Thang đo: chọn thang đo thời gian, với ĐCNN tương ứng là 0,001s hoặc 0,01s.
MODE: chọn kiểu làm việc cho máy đo thời gian.
(1) MODE A: đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A (Hình 6.3).
(2) MODE B: đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B
(3) MODE A + B: đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.
(4) MODE A ↔ B: Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.
(5) MODE T: đo khoảng thời gian T của từng chu kì dao động.
Nút RESET: đặt lại chỉ số của đồng hồ về giá trị 0000
Theo em, sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ chuyển động có ưu điểm, nhược điểm gì?
Đồng hồ cần rung (Hình 6.3) sử dụng một cần rung đều đặn khoảng 50 lần/s và đánh dấu các chấm trên băng giấy gắn vào xe chuyển động. Đo khoảng cách giữa các dấu chấm xác định được quãng đường đi được của xe trong 0,02s (Hình 6.5).
III. Thực hành đo tốc độ chuyển động
Đọc thông tin mục II.1, quan sát Hình 6.6 SGK trang 31 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu các dụng cụ thí nghiệm sẽ sử dụng trong bài thực hành.
Thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Thả cho viên bi chuyển động đi quang cổng điện trên máng nhôm, lập phương án đo tốc độ của viên bi theo gợi sau:
Thiết kế phương án thí nghiệm
Đo quãng đường từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F: đặt đồng hồ ở chế độ A ↔ B để đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F.
Xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức
Thiết kế phương án thí nghiệm
Đo đường kính viên bi: đặt đồng hồ ở chế độ A hoặc B để đo thời gian viên bi chắn cổng quang điện A hoặc cổng quang điện B.
Xác định được tốc độ tức thời dựa vào công thức
Thí nghiệm 1: Đo tốc độ trung bình
Tiến hành thí nghiệm 1 – Đo tốc độ trung bình và viết kết quả vào Bảng 6.1 trong báo cáo thực hành.
Đại lượng | Lần đo | Giá trị trung bình | Sai số | ||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||
Thời gian (s) |
|
|
|
|
Thí nghiệm 2: Đo tốc độ tức thời
Tiến hành thí nghiệm 2 – Đo tốc tức thời và viết kết quả vào Bảng 6.2 trong báo cáo thực hành.
Đại lượng | Lần đo | Giá trị trung bình | Sai số | ||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||
Thời gian (s) |
|
|
|
|
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm theo mẫu:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Nhóm...........
Tên bài thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động
Kết quả
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TẬP
Xử lí kết quả thí nghiệm:
Ví dụ kết quả thí nghiệm
Bảng 6.1
Quãng đường: s = 0,5 (m).
Đại lượng | Lần đo | Giá trị trung bình | ||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | ||
Thời gian (s) | 0,777 | 0,780 | 0,776 | 0,778 |
Tốc độ: m/s
Bảng 6.2
Đường kính viên bi:
d = 0,02 (m); sai số: 0,02 mm = 0,0002 (m)
Đại lượng | Lần đo | Giá trị trung bình | ||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | ||
Thời gian (s) | 0,033 | 0,032 | 0,031 | 0,032 |
VẬN DỤNG
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác