Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Nhận diện được loại máy móc nào là robot.
- Trình bày cách hiểu máy móc như thế nào là robot.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGKtr.5, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Máy móc nào trong Hình 1 được gọi là robot? Giải thích tại sao?
+ Máy móc như thế nào thì được gọi là robot?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Sắp xếp các loại máy móc trong Hình 1:
Máy móc | Robot |
- Ô tô có người lái. - Quạt điện | - Ô tô tự lái. - Quạt điện thông minh (có cảm biến nhận biết môi trường xung quanh, được lập trình vận hành các chức năng thông minh). - Máy giặt. - Máy hút bụi. - Điện thoại thông minh. |
+ Robot là một loại máy móc đặc biệt có khả năng lập trình được và thực hiện công việc một cách tự động. Khả năng lập trình được của robot là do robot thường có bộ não là các bộ vi điều khiển tương đương như một hệ máy tính có CPU, RAM, thường sử dụng máy tính và thông qua ngôn ngữ lập trình để viết chương trình điều khiển robot đáp ứng yêu cầu công việc, sau đó nạp chương trình này vào bộ nào của robot.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Robot.
Hoạt động 1: Tìm hiểu robot và ứng dụng của robot
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.6 và cho biết : + Robot là gì? + Robot được ứng dụng trong những lĩnh vực hoạt động nào của con người? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.6 để tìm hiểu về: + Khái niệm robot. + Những lĩnh vực hoạt động của con người được ứng dụng bởi robot. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày về khái niệm robot và những lĩnh vực hoạt động của con người được ứng dụng bởi robot. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong sản xuất và đời sống, robot được sử dụng nhằm phục vụ con người, giúp tăng chất lượng, hiệu quả công việc và giảm chi phí thực hiện. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu robot và ứng dụng của robot - Khái niệm robot: là một loại máy móc đặc biệt có khả năng lập trình được thực hiện công việc một cách tự động. - Ứng dụng của robot trong các lĩnh vực hoạt động của con người: + Trong gia đình: Robot lau nhà, hút bụi; Các loại robot có thể hỗ trợ người già, người khuyết tật đi lại, vận động và trò chuyện,... + Trong y tế: Robot có thể giao tiếp với bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật,... + Trong thương mại: Robot được sử dụng để di chuyển, đóng gói hàng hoá tại nhà kho trước khi vận chuyển đến người mua,... + Trong quân sự, cứu hộ, cứu nạn: Các robot chuyên dụng được điều khiển từ xa để thực hiện công việc dò phá mìn, thực hiện cứu hộ ở những nơi nguy hiểm.
+ Trong thám hiểm vũ trụ: Robot thám hiểm không gian xa xôi mà con người chưa thể đặt chân tới được. + Trong giáo dục và đào tạo: Robot giúp học sinh học ngoại ngữ, kế chuyện, hỗ trợ giải toán, vẽ tranh,... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của robot
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời nhanh một số câu hỏi dưới đây: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về robot thông qua các câu hỏi sau: + Robot có cần cảm nhận môi trường xung quanh không? + Robot có cần tự hoạt động không? + Robot có cần năng lượng không? + Robot có cần trí thông minh không? + Robot có cần hình dạng giống như con người không? - GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK tr.7, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: Điền vào chỗ chấm các đặc điểm của robot. + Khả năng thu nhận thông tin · Cảm biến: là thiết bị….thông tin về môi trường….như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, va chạm,… · Có các cảm biến khác….của con người như cảm biến hồng ngoại, cảm biến siêu âm, cảm biến phóng xa,… + Khả năng tự hoạt động: Robot có khả năng….trong môi trường của nó. Có loại robot….bằng bánh xe, chân hoặc cánh quạt. Có loại robot…, nhưng có….nhờ các động cơ. + Yêu cầu cung cấp năng lượng: Để làm việc, robot cần có….cho các hoạt động của nó. Khi thiết kế robot, phải lựa chọn nguồn cung cấp năng lượng….với công việc và môi trường làm việc của robot. + Trí thông minh: Để làm việc tự động, robot cần có….. có chương trình điều khiển nhất định. Mức độ thông minh của robot…nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc và con người. + Hình dạng của robot Hình dạng của robot vô cùng…để phù hợp với công việc của mình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.7 để tìm hiểu về một số đặc điểm của robot. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm và trình bày về đặc điểm của robot. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số đặc điểm của robot. - GV cho HS quan sát một số hình ảnh về robot, robot giáo dục. | 2. Tìm hiểu đặc điểm của robot - Khả năng thu nhận thông tin + Cảm biến: là thiết bị thu nhận thông tin về môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, va chạm,… + Có các cảm biến khác vượt qua khả năng của con người như cảm biến hồng ngoại, cảm biến siêu âm, cảm biến phóng xa,… - Khả năng tự hoạt động: Robot có khả năng hoạt động trong môi trường của nó. Có loại robot di chuyển bằng bánh xe, chân hoặc cánh quạt. Có loại robot đứng yên, nhưng có cánh tay máy cử động nhờ các động cơ. - Yêu cầu cung cấp năng lượng: Để làm việc, robot cần có nguồn năng lượng phù hợp cho các hoạt động của nó. Khi thiết kế robot, phải lựa chọn nguồn cung cấp năng lượng phù hợp với công việc và môi trường làm việc của robot. - Trí thông minh: Để làm việc tự động, robot cần có trí thông minh, có chương trình điều khiển nhất định. Mức độ thông minh của robot được nâng lên nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc và con người. - Hình dạng của robot Hình dạng của robot vô cùng phong phú để phù hợp với công việc của mình.
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu cho HS làm việc cá nhân: Em hãy phân loại các máy móc sau đây thành hai nhóm (robot và không phải robot): xe máy, máy vi tính, máy điều hoà, xe tự lái, tàu thám hiểm vũ trụ không người lái, đồng hồ đo nhiệt độ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về robot để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
Không phải robot | Robot |
- Xe máy. - Đồng hồ đo nhiệt độ. | - Máy vi tính. - Điều hòa. - Xe tự lái. - Tàu thám hiểm vũ trụ không người lái. |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu cho HS làm việc cá nhân và thực hiện tại nhà: Theo em, robot hoạt động trong mỗi lĩnh vực sau đây cần có đặc điểm gì?
1) Giáo dục 2) Y tế 3) Sản xuất 4) Thương mại
Gợi ý: Robot khám bệnh trong lĩnh vực y tế có khả năng đo thân nhiệt và thu thập thông tin về các triệu chứng khác, nhờ đó hỗ trợ chân đoán cho bệnh nhân.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh về đặc điểm của robot trong mỗi lĩnh vực hoạt động để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Một số ứng dụng robot trong khoa học và đời sống.
+ Các đặc điểm của robot.
+ Ví dụ về robot trong một số lĩnh vực.
- Hoàn thành câu hỏi bài tập phần Vận dụng và Câu hỏi tự kiểm tra SGK tr.8.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2 – Robot giáo dục.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác