Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
KHỞI ĐỘNG
HS xem video
Tại đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở Philippines (Phi-líp-pin), một vận động viên đã dành huy chương Vàng ở nội dung thi chạy 10 000m với thành tích 36 phút 23 giây 44. Cứ mỗi giây, vận động viên này chạy được một đoạn đường như nhau hay khác nhau?
CHỦ ĐỀ 1: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
BÀI 1: TỐC ĐỘ, ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ VẬN TỐC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Quan sát hình 1.2 SGK trang 16 và trả lời câu hỏi:
Kim của đồng hồ đo tốc độ trên ô tô chỉ vào con số ứng với vạch giữa 80 và 100; kim này đang chỉ tốc độ trung bình hay tốc độ tức thời của ô tô?
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
KẾT LUẬN
Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường ấy.
Trong đó:
là tốc độ trung bình
S là quãng đường vật đi được
t là thời gian.
Tốc độ trung bình tính trong một thời gian rất ngắn được gọi là tốc độ tức thời.
Đọc thông tin mục 2 SGK và trả lời câu hỏi:
(1) Quãng đường được đo bằng đơn vị nào?
(2) Thời gian được đo bằng đơn vị nào?
(3) Từ câu (1) và (2) em hãy cho biết đơn vị đo tốc độ là gì? Kí hiệu?
Lưu ý: Việc lựa chọn đơn vị đo còn phụ thuộc vào tình huống
Một vận động viên đã chạy 10 000m trong một thời gian là 36 phút 23 giây 44. Tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo đơn vị là m/s?
Đổi: 36 phút 23 giây 44 = 2183,44 (giây)
Tốc độ trung bình của vận động viên theo đơn vị m/s là:
= 4,58 (m/s)
Quãng đường là độ dài tuyến đường mà vật đã đi qua.
Độ dịch chuyển là khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định.
Quãng đường là một đại lượng vô hướng. Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ, có độ lớn và hướng xác định.
Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn?
Quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn khi có cùng vận tốc và thời gian.
Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?
III. Vận tốc
Công thức xác định vận tốc là:
Trong đó:
Thảo luận và trả lời câu hỏi:
Vận tốc của một vật là không đổi nếu nó chuyển động với tốc độ không đổi theo một hướng xác định. Tại sao nếu vật di chuyển theo đường cong thì vận tốc của vật là thay đổi?
Khi vật chuyển động theo đường cong thì độ dịch chuyển của vật thay đổi dẫn đến vectơ thay đổi do đó vận tốc của vật thay đổi
Hoàn thành bài tập sau:
Phát biểu nào sau đây nói về vận tốc, quãng đường, độ dịch chuyển?
Có những cách nào đo tốc độ trong phòng thực hành?
Chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ:
So sánh các phương pháp đo tốc độ được trình bày ở trên, rút ra một số ưu điểm và nhược điểm của chúng?
So sánh các phương pháp đo tốc độ được trình bày ở trên, rút ra một số ưu điểm và nhược điểm của chúng?
LUYỆN TẬP
Câu 1: Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm , ô tô ở cách vị trí xuất phát 5 km. Tại thời điểm , ô tô cách vị trí xuất phát 12 km. Từ đến , độ dịch chuyển của ô tô đã thay đổi một đoạn bằng bao nhiêu?
Độ dịch chuyển của ô tô đã thay đổi một đoạn bằng: 12 – 5 = 7 (km)
Câu 2: Kết quả đo thời gian tấm chắn sáng (rộng 10 mm) đi qua cổng quang điện được cho ở bảng 1.2.
Lần đo | 1 | 2 | 3 |
Thời gian (s) | 0,101 | 0,098 | 0,102 |
Từ số liệu ở bảng 1.2, tính thời gian trung bình và sai số tuyệt đối trung bình của phép đo.
Giải
Thời gian trung bình là: = (0,101 + 0,098 + 0,102) : 3 = 0,1003
Sai số tuyệt đối của lần đo 1 là: = = = 0,0007 (s)
Sai số tuyệt đối của lần đo 2 là: = = = 0,0023 (s)
Sai số tuyệt đối của lần đo 3 là: = = = 0,0017 (s)
Sai số trung bình của phép đo là: = 0,001567
VẬN DỤNG
Em hãy lập phương án để đo được tốc độ của xe chuyển động trên máng đỡ bằng các dụng cụ sau đây: Xe kĩ thuật số kèm bộ xử lí số liệu, giá đỡ.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác