Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca của bài Khát vọng tuổi trẻ; diễn đạt cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết kết hợp hình thức đơn ca và tốp ca
- Nhạc cụ: biết kết hợp nhạc cụ gõ tiết tấu để đệm cho bài hát Khát vọng tuổi trẻ, biết hòa tấu nhạc cụ giai điệu và hòa âm.
- Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ, trường độ của Bài đọc nhạc số 1
- Lý thuyết âm nhạc: Nhận biết được các quãng hòa thanh, giai điệu, quãng đơn và quãng diatonic. Phân biệt được tính chất thuận nghịch của quãng.
- Thường thức âm nhạc: Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới, kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn.
- Nghe nhạc: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của trích đoạn chương 2, Giao hưởng số 101 của Joseph Haydn.
TIẾT 1 – HÁT: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ
Sau bài học này, HS biết hát đúng cao độ, trường độ và lời ca của bài Khát vọng tuổi trẻ; diễn đạt cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết kết hợp hình thức đơn ca và tốp ca.
- Năng lực chung:
+ Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
+ Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ,… hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
+ Hát đúng cao độ, trường độ với miệng và cơ thể được thả lỏng, thoải mái.
+ Sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc,… trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Các file âm thanh của bài hát Khát vọng tuổi trẻ, đàn, máy chiếu (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV mở File nhạc cho HS lắng nghe: https://www.youtube.com/watch?v=yXkdVWvBJpc
- GV đặt câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về bài hát Khát vọng tuổi trẻ ?
- HS nghe và tiếp nhận câu hỏi, chia sẻ cảm nghĩ của mình trước cả lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học Hát: Khát vọng tuổi trẻ.
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin ở sgk, đặt câu hỏi: + Em đã bao giờ nghe nhắc đến nhạc sĩ Vũ Hoàng? Hãy chia sẻ những điều em biết về nhạc sĩ Vũ Hoàng? + Em hãy chia sẻ đôi nét về bài hát Khát vọng tuổi trẻ? - GV giới thiệu cho HS biết đôi nét về nhạc sĩ Vũ Hoàng. - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, GV chỉ rõ các đoạn, các cao độ, trường độ. - GV chỉ các đoạn lấy hơi, các chỗ khó hát… và cho HS nghe lại 1 lần nữa bài hát Khát vọng tuổi trẻ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu bài hát, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung luyện tập. | 1. Tìm hiểu bài hát a. Tìm hiểu nhạc sĩ Vũ Hoàng - Tên đầy đủ: Vũ Bảo Hoàng, sinh ngày 23/04/1956 tại Biên Hòa. - Bài hát tiêu biểu: · Bụi phấn · Phượng hồng · Hương thầm · Mùa hè xanh · Khát vọng tuổi trẻ… b. Tìm hiểu bài hát - Bài hát sáng tác năm 1996, thể loại hành khúc. - Nội dung: Thể hiện nhiệt huyết, hoài bão và ước mơ để cống hiến sức mình xây dựng đất nước. - Bài hát chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: 22 nhịp đầu + Đoạn 2: 18 nhịp cuối
|
Hoạt động 2. Khởi động giọng, dạy bài hát
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS luyện các mẫu âm có giai điệu liền bậc, đơn giản, kết hợp các nguyên âm i, ô, a,…với các phụ âm m, m, l… - GV yêu cầu HS thả lỏng miệng, khuôn mặt, hàm dưới và vùng cơ tham gia vào quá trình luyện thanh. - GV vừa đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát theo từng câu, từng đoạn. GV hát mẫu những chỗ khó, cao độ. (Link beat:https://www.youtube.com/watch?v=-ngAUneTxhc) - GV đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất vui tươi, rộn tàng, tình cảm tha thiết. GV hát mẫu những chỗ khó, yêu cầu HS: + Lấy hơi đúng tại các chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngặt đoạn… + Thể hiện đúng tính chất hào hùng, tự hào của bài hát. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hát mẫu, cảm nhận nhạc và hát theo đúng âm điệu. - GV đệm đàn, lắng nghe và chỉnh sửa những chỗ còn chưa đúng cho HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV và HS cùng đệm nhạc và hát cả bài Khát vọng tuổi trẻ. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung vận dụng. | 2. Khởi động giọng - Cả lớp khởi động giọng 3. Học hát |
- GV cho HS luyện tập bài hát:
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung học tập mới.
- GV yêu cầu HS tìm một bài hát khác có chủ đề ca ngợi tinh thần nhiệt huyết, hoài bão của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước đã được học (hoặc tự tìm hiểu được) trình diễn cho cả lớp cùng nghe.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm đảm nhận nhiễm vụ: Dàn dựng và biểu diễn bài hát Khát vọng tuổi trẻ theo phong cách riêng của từng nhóm.
- GV cho từng nhóm lựa chọn địa điểm để tự luyện tập, trình bày sản phẩm ở các buổi học tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận, tổng kết tiết học.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, thực hành |
|
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn