Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM SỐNG
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức cho cả lớp cùng vận động theo bản nhạc yêu thích.
- GV chia sẻ với HS: Quan điểm của cô là học tập tốt thì phải khỏe mạnh và luôn trong trạng thái vui vẻ. Đó là lí do vì sao cô trò mình thực hiện bài vận động vừa rồi. Các em thấy thế nào?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV giới thiệu về quan điểm sống và ý nghĩa của quan điểm sống: Quan điểm sống được hình thành, điều chỉnh và thay đổi trong quá trình sống. Quan điểm sống chi phối suy nghĩ, hành động và ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách cá nhân. Quan điểm sống tích cực có được dựa trên sự tư duy tích cực, sự hiểu biết đúng đắn và sự rèn luyện chăm chỉ mà có.
- GV dẫn dắt vào bài học: Như vậy, quan điểm sống có ảnh hưởng rất lớn đến thành công và chất lượng sống của chúng ta. Để chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân, biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân, chúng ta cùng đi vào chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống.
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan điểm sống là gì? - GV hướng dẫn HS: Quan điểm sống cá nhân thể hiện ở - GV kết luận: Như vậy, quan điểm sống thể hiện mối quan hệ giữa cách mà chúng ta suy nghĩ với hành vi, ứng xử của chính mình. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một mệnh đề và đưa ra ý kiến của nhóm mình về mệnh đề đó: + Nhóm 1 phụ trách nội dung trình bày: Tôi tự nhủ với bản thân rằng cần phải sống chân thực, đơn giản. Muốn sống đơn giản thì cần trung thực. + Nhóm 2 phụ trách nội dung trình bày: Im lặng khi giận dữ, không hứa lúc vui vẻ, tôi luôn tâm niệm điều này để tránh phạm sai lầm. + Nhóm 3 phụ trách nội dung trình bày: Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Thành công sẽ luôn đến với những người luôn cố gắng. + Nhóm 4 phụ trách nội dung trình bày: Không có áp lực, không có kim cương, vậy nên tôi luôn thấy ý nghĩa của những áp lực và không ngại đối mặt.
- GV phỏng vấn HS cả lớp: Em thích quan điểm nào nhất? Vì sao? - GV tổ chức cho HS thi cuộc thi Ai có phát biểu ấn tượng nhất. - GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị trong SBT, xem mình đã viết những quan điểm sống như thế nào. - GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm bầu ra một lời phát biểu ấn tượng nhất. - GV hướng dẫn HS, lấy ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim là kim chỉ nam trong cuộc sống của tôi nên tôi luôn: + Không ngừng cố gắng. + Sẵn sàng đón nhận thử thách, không than phiền. + Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu. + Tập trung cao độ cho công việc trong thời gian quy định. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống Quan điểm sống là cách nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá bản thân về các mối quan hệ; về việc học tập; về lao động nghề nghiệp; về tự nhiên, cộng đồng xã hội,…và các sự vật, hiện tượng khác trong cuộc sống được thể hiện qua phát ngôn, hành động và cách ứng xử trong cuộc sống.
Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn HS trình bày quan điểm theo nhóm mình.
Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó HS nêu quan điểm sống và những biểu hiện của quan điểm sống mà em đánh giá cao. |
Hoạt động 2: Xác định đặc điểm tính cách của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích cho HS: Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân được thể hiện thông qua hệ thống hành vi tương ứng. Ví dụ: dịu dàng được thể hiện qua thái độ và hành vi luôn nhẹ nhàng. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Lựa chọn và sắp xếp những từ ngữ thể hiện nét tính cách của em theo mối quan hệ phù hợp. - GV hướng dẫn HS: Những từ ngữ thể hiện nét tính cách thể hiện trong các mối quan hệ với người khác, với công việc, với bản thân, với tài sản,… : - GV chốt lại: Ai có tính cách được nhiều người thích sẽ có nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. - GV yêu cầu HS: Chỉ ra những nét tính cách của bản thân mà em có thể tự hào và nét tính cách mà em thấy cần phải điều chỉnh. - GV đưa ra quan điểm của mình khi nhi nhìn nhận về tính cách của HS, động viên các em luôn hoàn thiện tính cách để trở nên thú vị hơn với chính bản thân mình và những người xung quanh. - GV chốt: Khi ta thể hiện cách nhìn nhận, sự lựa chọn của mình đối với các tính cách, đó cũng chính là thể hiện quan điểm của mình về tính cách con người mà mình thích hoặc không thích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Xác định đặc điểm tính cách của bản thân Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo mối quan hệ phù hợp Những từ ngữ thể hiện nét tính cách của em theo mối quan hệ phù hợp. - Mối quan hệ với người khác: cởi mở, tinh tế,... - Mối quan hệ công việc: chăm chỉ, thiếu cẩn thận,... - Mối quan hệ với bản thân: lạc quan, vui vẻ,... - Mối quan hệ với tài sản: tiết kiệm, lãng phí,...
Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em HS nêu những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tư duy phản biện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích cho HS: Tư duy phản biện là quá trình phân tích, đánh giá sự vật và hiện tượng một cách rõ ràng, logic, khách quan với đầy đủ bằng chứng theo cách cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của thông tin. - GV yêu cầu HS đọc gợi ý Một số biểu hiện của người có tư duy phản biện SGK tr.19 - GV yêu cầu HS nói lại theo ý hiểu của mình về 6 biểu hiện của người có tư duy phản biện : - GV khảo sát biểu hiện tư duy của cả lớp bằng cách đưa ra từng biểu hiện, ai có biểu hiện này thì giơ tay. - GV mời đại diện nhóm giơ tay mô tả cụ thể một biểu hiện nào đó của bản thân; mời đại diện không giơ tay và yêu cầu trả lời câu hỏi: Tại sao em cho rằng mình chưa có biểu hiện này? - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS: Thảo luận về các tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng. - GV hướng dẫn HS:
- GV đưa ra một số vấn đề để HS tập thể hiện tư duy phản biện: Ví dụ: Bạn A nghe thấy mấy bạn trong lớp nói mình rằng bạn thân của A là C dạo này toàn nói xấu A với các bạn khác. Đóng vai A là người có tư duy phản biện, em sẽ ứng xử với việc này như thế nào ? - GV hướng dẫn HS chia sẻ trong nhóm về cách mỗi cá nhân thường phản biện với những vấn đề khác nhau. - GV yêu cầu HS rút ra những kinh nghiệm khi phản biện trong đánh giá sự vật, hiện tượng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 3. Tìm hiểu cách tư duy phản biện HS nói lại theo ý hiểu của mình về 6 biểu hiện của người có tư duy phản biện: + Trao đổi dễ dàng với người khác có quan điểm khác với mình. + Kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. + Thường đặt nhiều câu hỏi. + Luôn học hỏi cái mới và tìm hiểu sâu vấn đề. + Không bảo thủ. + Tìm kiếm các phương án khác nhau cho vấn đề.
Thảo luận về các tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng HS thảo luận về các tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng theo sự hướng dẫn của GV.
Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống HS Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống theo nhóm.
|
Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS: Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện. - GV và HS cùng trao đổi để hiểu rõ từng bước tranh biện. - GV chia lớp thành hai đội: Đội bảo vệ quan điểm (FOR) và Đội chống lại quan điểm (AGAINST). Thảo luận về quan điểm: Học quan điểm là con đường tốt nhất để vào đời
- GV yêu cầu HS: Hai đội chuẩn bị cho lập luận cũng như câu hỏi phản biện cho nhóm bạn; lựa chọn thứ tự người phát ngôn; chiến lược tranh biện. - GV tuyên bố quy định của tranh biện: Từng đội phát biểu sau khi có sự điều khiển của người tổ chức; khi phát ngôn không được phủ định ý kiến của đội bạn; kiểm soát cảm xúc khi nói. - GV mời một đội phát ngôn trước, sau đó mời đội phản biện, cứ thế các thành viên của hai đội đều phải tham gia phản biện. - GV đổi lại vai của hai đội, yêu cầu hai đội không lặp lại những lập luận của đội trước đã đưa ra. - GV cho HS bầu ra những bạn mà mình cho là đã “cứu đội nhà”; những bạn luôn giữ được bình tĩnh khi tranh luận; những bạn khéo léo trong dàn xếp, xoa dịu. - GV yêu cầu HS viết vào SBT những ý kiến của GV về cá nhân và lớp. - GV tổ chức cho HS chia sẻ theo các nhóm 5-6 HS. - GV mời 2 cặp HS lên bảng để thể hiện sự trao đổi quan điểm: Một người phát biểu thông, một người đặt câu hỏi. - GV hỏi đáp cùng cả lớp về sự thay đổi của cá nhân trong quá trình rèn luyện. - GV nhắc lại ý nghĩa của tư duy phản biện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến tranh biện. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời lần lượt từng đội đưa ra ý kiến tranh biện Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 4. Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện HS thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện theo 6 bước: - Bước 1: tìm hiểu chủ đề tranh biện. - Bước 2: xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. - Bước 3: xây dựng chiến lược tranh biện. - Bước 4: thuyết trình. - Bước 5: phân tích câu hỏi chất vấn, lật ngược vấn đề, phản biện vấn đề. - Bước 6: trả lời câu hỏi chất vấn.
Thực hành tranh biện về nhận định dựa vào các bước hướng dẫn Chuẩn bị cho tranh biện HS chuẩn bị cho tranh biện theo hướng dẫn của GV.
Tổ chức tranh biện Các thành viên của hai đội lần lượt tranh biệt theo chủ đề Học quan điểm là con đường tốt nhất để vào đời.
Đánh giá kĩ năng tranh biện HS bầu chọn những bạn theo tiêu chí được đưa ra.
Chia sẻ về những tình huống rèn luyện tư duy phản biện HS chia sẻ về những tình huống rèn luyện tư duy phản biện theo sự hướng dẫn của GV. Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện HS cùng GV chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện.
|
Hoạt động 5: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc và phân tích tình huống trong SGK tr.21: - GV hướng dẫn HS: + Tư duy tích cực là một thái độ sống, quan điểm sống đúng hơn là phương thức suy nghĩ, có nghĩa là tư duy tích cực không phải tìm ra cái đúng hay cái sai mà tư duy tích cực là làm gì và làm thế nào để mọi người hạnh phúc và tiến bộ từ cách suy nghĩ tích cực của tất cả chúng ta. + Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong các tình huống cần: - GV hướng dẫn HS đọc và phân tích ví dụ SGK tr.22
- GV cho HS đóng vai để thể hiện tư duy tích cực trong tình huống. - GV nhấn mạnh: Cùng một sự vật, hiện tượng, cách nhìn của chúng ta quyết định nó như thế nào. Việc lựa chọn cách nhìn tích cực giúp cá nhân và mọi người sống vui vẻ và hạnh phúc. - GV mời 1 số HS chia sẻ những TH HS tự điều chỉnh tư duy tích cực trong cuộc sống. - GV yêu cầu mỗi HS viết vào mảnh giấy một suy nghĩ tích cực về bản thân mà minh muốn mọi người biết, một thất vọng về chính bản thân mình. - GV định hướng: Với những điều tích cực về bản thân, các em hãy giữ niềm tin và cố gắng rèn luyện để phát huy tốt hơn. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ai muốn thay đổi những điều minh còn thất vọng về bản thân thì giơ tay. - GV nói: Điều này rất quan trọng. Đầu tiên chúng ta phải thực sự muốn thay đổi và hoàn thiện. Chỉ khi ta muốn thì mọi điều mới xoay chuyển. - GV mời 1 HS với mong muốn thay đổi lên bảng. GV tìm hiểu nội dung chưa hài lòng của bản thân HS. - GV phỏng vấn HS: Vậy chúng ta có cách suy nghĩ khác theo hướng tích cực về việc này của bạn như thế nào? - GV yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân: + Viết cách nhìn nhận tích cực về những nhược điểm của bản thân vào SBT. + Viết cách tư duy tích cực về người khác. - GV chia lớp thành các nhóm yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phát biểu những nhận xét tích cực về từng thành viên trong nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời lần lượt các nhóm phát biểu. - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 5. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong các tình huống - Tự điều chỉnh tư duy để trở nên tích cực nếu là: + Nhân vật nam: Cố gắng, tích cực, tự động viên mình cần rèn luyện tính tích cực thêm một khoảng thời gian nữa; tin tưởng vào chính mính sẽ làm được. + Nhân vật nữ: Vì mình có lỗi nên B vì muốn mình tốt hơn, sửa được lỗi nên đã nhắc mình. Cần phải cố gắng để lần sau không tại phạm nữa. Nên trân trọng tình bạn này.
Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy HS nêu những điều tích cực về bản thân và các bạn trong nhóm theo hướng dẫn của GV. |
Hoạt động 6: Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: Trao đổi về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân - GV hướng dẫn HS đọc gợi ý và ví dụ SGK tr.23 - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về việc thực hiện thành hành vi tích cực của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. - GV ghi nhận sự cố gắng của HS và tiếp tục định hướng cho HS thực hiện các hành vi tích cực trong cuộc sống. - GV cho HS chia sẻ theo nhóm. - GV tổ chức cho HS làm bảng theo dõi rèn luyện quá trình để theo dõi kết quả tốt hơn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời lần lượt các nhóm phát biểu. - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu Trao đổi về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân HS chia sẻ về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân theo hướng dẫn của SGK.
Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần dần những điểm chưa tích cực HS chia sẻ theo nhóm về việc thực hiện thành hành vi tích cực của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Chia sẻ kết quả thực hiện việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân trong cuộc sống hằng ngày HS lập bảng theo dõi rèn luyện quá trình.
|
Hoạt động 7: Thể hiện quan điểm sống tích cực
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng hành vi và việc làm cụ thể - GV thực hiện hỏi đáp: Chúng ta thường thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề nào trong cuộc sống, và quan điểm đó như thế nào? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em gặp khó khăn, thuận lợi gì khi xây dựng các quan điểm sống của mình? - GV cùng HS chia sẻ về ý nghĩa của các quan điểm sống tích cực đã ảnh hưởng tốt đến cuộc sống cá nhân và cộng đồng như thế nào. - GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều thu được sau hoạt động thể hiện quan điểm sống tích cực và ảnh hưởng của các quan điểm ấy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời lần lượt các nhóm phát biểu. - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 7. Thể hiện quan điểm sống tích cực Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng hành vi và việc làm cụ thể HS thể hiện quan điểm sống theo bảng GV hướng dẫn.
Lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh HS chia sẻ. |
PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO
Hoạt động 8: Khảo sát kết quả hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận về những thuận lợi và khó khăn thực hiện các hoạt động trong chủ đề này. - GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đánh giá về bạn theo các yêu cầu cần đạt của chủ đề. Thích điều gì nhất ở bạn và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn
- GV yêu cầu HS tự đánh giá với bảng nội dung trong SGK. - GV tổng kết số liệu và ghi nhận sự cố gắng của HS, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tự đánh giá kết quả. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 số HS đọc kết quả đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 8. Khảo sát kết quả hoạt động Đánh giá đồng đẳng HS tự đánh giá theo 3 mưc độ Tốt, Đạt, Chưa đạt.
Khảo sát kết quả tự đánh giá HS tự đánh giá với bảng nội dung trong SGK.
|
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành. |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác