Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG V. GIỚI HẠN. HÀM SỐ LIÊN TỤC
BÀI 15: GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ (2 TIẾT)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; Giao tiếp toán học; Mô hình hóa toán học; Giải quyết vấn đề toán học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc phần Nghịch lý Zeno:
Achilles (nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, được mô tả có thể chạy nhanh như gió) đuổi theo một con rùa trên một đường thẳng. Vị trí xuất phát của Achilles là , cách vị trí xuất phát của rùa một quãng đường có chiều dài là a. Zeno lí luận rằng, mặc dù chạy nhanh hơn nhưng Achilles không bao giờ đuổi kịp rùa.
Thật vậy, trước tiên Achilles phải đến được vị trí trong khoảng thời gian này, rùa đã di chuyển đến vị trí . Sau đó, Achilles phải đến được vị trí , lúc này rùa đã di chuyển đến vị trí Cứ như vậy, Achilles không bao giờ đuổi kịp rùa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, GV mô tả lập luận của Zeno qua hình vẽ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS có hứng thú và khơi gợi được nội dung bài học cho HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một chủ đề thú vị và quan trọng trong toán học - Giới hạn của dãy số. Đây là một khái niệm có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong thực tế. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa và ứng dụng của giới hạn trong các bài toán thực tế, từ các tình huống thực tế đơn giản đến các vấn đề phức tạp hơn. Hãy sẵn sàng để đặt ra những câu hỏi, sử dụng tư duy toán học và mô hình hóa để khám phá và hiểu rõ hơn về giới hạn của dãy số.”
Bài mới: Giới hạn của dãy số.
TIẾT 1: GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ;
ĐỊNH LÍ VỀ GIỚI HẠN HỮU HẠN CỦA DÃY SỐ
Hoạt động 1: Giới hạn của dãy số.
- HS nhận biết và phát biểu được dãy số có giới hạn là 0 và dãy số có giới hạn là số thực a.
- HS sử dụng được các công thức giới hạn của dãy số để xử lí được các bài tập, ví dụ có trong bài.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1; Luyện tập 1,2 và các Ví dụ.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Nhận biết dãy số có giới hạn là 0 - GV cho HS quan sát HĐ1 và suy nghĩ trả lời. + GV chỉ định 1 HS lên bảng viết 5 số hạng đầu tiên của dãy số và biểu diễn trên trục số. + GV đặt câu hỏi: Khoảng cách từ một số a bất kì đến số được gọi là gì của ? (Giá trị tuyệt đối của số ) + Lấy từ đó ta tính được n.
- GV có thể ví dụ thêm cho HS trả lời: Nếu cho thì giá trị của sẽ bằng bao nhiêu? Nếu biểu diễn trên trục số thì giá trị đó như thế nào với số 0? (gần tiến tới 0). Từ đó GV ghi bảng hoặc trình chiếu nội dung trong khung kiến thức trọng tâm cho HS quan sát và ghi bài.
- GV cho HS đọc – hiểu phần Ví dụ 1 và yêu cầu HS trình bày lại cách thực hiện. - GV lưu ý cho HS về kết quả của những giới hạn từ định nghĩa dãy số có giới hạn 0 theo SGK.
- GV triển khai Luyện tập 1 và cho HS thảo luận với bạn cùng bàn để suy nghĩ cách làm và trình bày kết quả. + GV gợi ý: Xét Ta có khi Nhiệm vụ 2: Nhận biết dãy số có giới hạn hữu hạn. - GV triển khai HĐ2 và cho HS thực hiện tính toán. + GV chỉ định 1 HS lên bảng thực hiện biến đổi, tính toán từ + Từ đó tính lim của với - GV ghi bảng hoặc trình chiếu nội dung trong khung kiến thực trọng tâm cho HS.
- HS thực hiện Ví dụ 2 và trình bày vào vở từ đó HS khái quát lại: khi nào thì ? - GV chính xác hóa đáp án bằng cách nêu phần Chú ý cho HS.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện Luyện tập 2. + GV yêu cầu 1 bạn bên bảng trình bày bài giải. + Các HS khác làm bài vào vở. GV đi kiểm tra một số HS làm bài và hỗ trợ nếu cần. - GV triển khai Vận dụng 1 cho HS thảo luận nhóm 4 người theo phương pháp khăn trải bàn để thực hiện bài tập này. + GV gợi ý: Theo giải thiết, với ta có ,…… Từ đó, khi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm đôi, nhóm 4 theo yêu cầu, trả lời câu hỏi. - GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm + Dãy số có giới hạn là 0 và dãy số có giới hạn là số thực a. | 1. Giới hạn của dãy số. HĐ1. Nhận biết dãy số có giới hạn là 0
a) Năm số hạng đầu của dãy số đã cho là . Biểu diễn các số hạng này trên trục số, ta được: b) Khoảng cách từ đến 0 là . Ta có: Vậy bắt đầu từ số hạng thứ 101 của dãy thì khoảng cách từ đến 0 nhỏ hơn 0,01.
Khái niệm Ta nói dãy số có giới hạn là 0 khi n dần tới dương vô cực, nếu có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi, kí hiệu hay khi . Ví dụ 1: (SGK – tr.105). Hướng dẫn giải (SGK – tr.105).
Chú ý Từ định nghĩa dãy số có giới hạn 0, ta có kết quả như sau: + với k là một số nguyên dương. + nếu + Nếu với mọi và thì . Luyện tập 1 Xét dãy số có Ta có: ; Do đó, .
HĐ2. Nhận biết dãy số có giới hạn hữu hạn. Ta có:
Do đó Định nghĩa Ta nói dãy số có giới hạn là số thực a khi n dần tới dương vô cực nếu , kí hiệu hay khi . Ví dụ 2: (SGK – tr.106). Hướng dẫn giải (SGK – tr.106).
Chú ý - khi và chỉ khi - Nếu (c là hằng số) thì Luyện tập 2 Ta có:
khi Do vậy .
Vận dụng Một quả bóng cao su được thả từ độ cao 5 m xuống mặt sàn, sau lần chạm sàn đầu tiên, quả bóng nảy lên một độ cao là Tiếp đó, bóng rơi từ độ cao xuống mặt sàn và nảy lên độ cao là: Tiếp đó, bóng rơi từ độ cao u2 xuống mặt sàn và nảy lên độ cao là: Và cứ tiếp tục như vậy… Sau lần chạm sàn thứ n, quả bóng nảy lên độ cao là Ta có: , do đó, |
Hoạt động 2: Định lí về giới hạn hữu hạn của dãy số.
- Học sinh hình thành quy tắc tính giới hạn.
- Học sinh nắm được các công thức tính giới hạn và áp dụng vào các bài tập, ví dụ có trong bài.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ3; Luyện tập 3 và các Ví dụ.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai HĐ3 và cho HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện phần HĐ này. + GV mời 1 HS tính sau đó tính giới hạn của tổng . + GV chỉ định cho 1 HS tính giới của và sau đó tính tổng hai giới hạn đó.
- Từ HĐ trên GV mô tả trường hợp tổng quát và giới thiệu các quy tắc tính giới hạn theo khung kiến thức trọng tâm cho HS.
- GV gợi ý cho HS làm Ví dụ 3: Cách tính giới hạn của một dãy số có dạng phân thức hữu tỉ: Chia cả tử và mẫu cho lũy thừa cao nhất rồi áp dụng quy tắc tính giới hạn. - GV cho HS suy nghĩ Luyện tập 3, áp dụng cách tính giới hạn của một dãy số có dạng phân thức hữu tỉ và thực hiện bài toán. + GV mời 1 HS lên bảng làm bài. + Các HS khác làm bài vào vở và đối chiếu với đáp án của bạn trên bảng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm đôi, nhóm 4 theo yêu cầu, trả lời câu hỏi. - GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm + Quy tắc tính giới hạn. | 2. Định lí về giới hạn hữu hạn của dãy số HĐ3. +) Ta có:
Lại có: khi Do vậy, +) Ta có: khi Do vậy , Và khi Do vậy, Khi đó, Vậy Quy tắc tính giới hạn a) Nếu và thì + + + + (nếu ) b) Nếu với mọi n và thì và Ví dụ 3: (SGK – tr.106) Hướng dẫn giải (SGK – tr.106).
Luyện tập 3 Áp dụng các quy tắc tính giới hạn, ta được:
|
TIẾT 2: TỔNG CỦA CẤP SỐ NHÂN LÙI VÔ HẠN.
GIỚI HẠN VÔ CỰC CỦA DÃY SỐ
Hoạt động 3: Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn.
- Học sinh nắm được và phát biểu được khái niệm của cấp số nhân lùi vô hạn.
- Học sinh nắm được công thức tính tổng cấp số nhân lùi vô hạn và áp dụng được công thức để tính toán các bài toán, các ví dụ có trong bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai phần HĐ4 cho HS tìm hiểu, làm quen với việc tính tổng vô hạn. GV gợi ý: + Vì hình vuông có cạnh 1 được chia thành 4 hình vuông bằng nhau nên , cứ tiếp tục thực hiện thì Nếu cứ tiếp tục tính thì bằng bao nhiêu? + Từ đó ta biết được số hạng đầu và công bội q. + GV chỉ định 1 HS nhắc lại công thức tính tổng n số hạng đầu của cấp số nhân. Từ đó áp dụng tính tổng .
+ GV thực hiện tính toán lên bảng và giảng cách thực hiện phần b cho HS.
- GV ghi bảng hoặc trình chiếu phần nội dung trọng tâm trong SGK cho HS ghi nhớ và ghi bài về tổng cấp số nhân lùi vô hạn.
- GV cho HS thực hiện làm Ví dụ 4 theo SGK và yêu cầu HS nêu số hạng đầu và công bội của dãy S.
- HS thực hiện Ví dụ 5. GV hướng dẫn HS cách viết số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới dạng tổng của cấp số nhân lùi vô hạn theo hướng dẫn của SGK.
- GV triển khai cho HS thực hiện Luyện tập 4. GV mời 1 HS đứng tại chỗ tìm số hạng đầu và công bội . + HS tự thực hiện bài vào vở và nêu đáp án cho GV.
- GV cho HS thảo luận nhóm 5 HS để thực hiện Vận dụng 2 GV gợi ý:
Phần a, để chạy hết quãng đường từ đến thì Achilles mất bao nhiêu thời gian ? Trong khoảng thời gian đó thì rùa đã đi được quãng đường dài bao nhiêu ? Cứ như vậy để chạy hết quãng đường đến Achilles phải mất bao nhiêu thời gian?
Phần b, Tổng thời gian mà Achilles chạy hết quãng đường có phải tổng của cấp số nhân lùi vô hạn không? Tìm số hạng đầu và công bội?
Phần c, GV yêu cầu một số HS nêu ý kiến về sự sai lầm của Zeno. + HS thảo luận làm bài và GV chỉ định một số HS lên bảng trình bày. + GV nhận xét và chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức: + Khái niệm của cấp số nhân lùi vô hạn và công thức tính tổng cấp số nhân lùi vô hạn. | 3. Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn HĐ4 a) Ta có: là độ dài cạnh của hình vuông được tô màu tạo từ việc chia hình vuông cạnh 1 thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau, do đó . Cứ tiếp tục như vậy, ta được: ,…. Do vậy, độ dài cạnh của các hình vuông được tô màu lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu và công bội Do đó, tổng của n số hạng đầu là:
b) Ta có:
Kết luận - Cấp số nhân vô hạn có công bội với được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn. - Cho cấp số nhân lùi vô hạn với công bội . Khi đó Vì nên khi . Nên:
- Giới hạn này được gọi là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn , và kí hiệu là: Như vậy Ví dụ 4: (SGK – tr.107) Hướng dẫn giải (SGK -tr.107)
Ví dụ 5: (SGK – tr.108) Hướng dẫn giải (SGK – tr.108)
Luyện tập 4
Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với và . Do đó, Vận dụng 2 Ta có: Achilles chạy với vận tốc , vận tốc của rùa là . a) + Để chạy hết quãng đường từ đến với , Achilles phải mất thời gian . Với thời gian này, rùa đã chạy được quãng đường . + Để chạy quãng đường đến với , Achilles phải mất thời gian . Với thời gian này, rùa đã chạy được quãng đường + Tiếp tục như vậy, để chạy hết quãng đường từ đến với , Achilles phải mất thời gian . b) Tổng thời gian cần thiết để Achilles chạy hết quãng đường tức là thời gian cần thiết để Achilles đuổi kịp rùa là
(h) Đó là tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn có và . Ta có: (giờ) c) Nghịch lý Zeno chỉ đúng với điều kiện là tổng thời gian Achilles chạy hết các quãng đường để đuổi kịp rùa phải là vô hạn, còn nếu nó hữu hạn thì đó chính là khoảng thời gian mà anh bắt kịp được rùa.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác