Soạn mới giáo án Toán 11 KNTT bài HĐ thực hành trải nghiệm 1: Một vài áp dụng của Toán học trong tài chính

Soạn mới Giáo án toán 11 KNTT bài Một vài áp dụng của Toán học trong tài chính. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

MỘT VÀI ÁP DỤNG CỦA TOÁN HỌC TRONG TÀI CHÍNH (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • HS biết vận dụng kiến thức toán học, cụ thể là công thức lãi kép và công thức tính tổng số hạng đầu của một cấp số nhân, để giải quyết một số vấn đề tài chính thường gặp trong cuộc sống như bài toán gửi tiết kiệm tích lũy, bài toán vay trả góp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; Giao tiếp toán học; Mô hình hóa toán học; Giải quyết vấn đề toán học; Công cụ toán học.

  • Tư duy và lập luận toán học: Sử dụng tư duy logic và lập luận toán học để hiểu và phân tích các khái niệm, công thức và phương pháp toán học được áp dụng trong tài chính. Điều này bao gồm hiểu rõ các quy tắc tính toán trong các lĩnh vực như quản lý rủi ro, định giá tài sản, phân tích thống kê và dự báo tài chính.
  • Giao tiếp toán học: Trình bày các kết quả, công thức và phân tích toán học một cách rõ ràng và dễ hiểu. Sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác để diễn đạt các ý tưởng và kết quả liên quan đến tài chính.
  • Mô hình hóa toán học: Xây dựng các mô hình toán học để biểu diễn các quá trình tài chính phức tạp, như phần trăm lãi suất, số tiền của một niên kim,…
  • Giải quyết vấn đề toán học: Áp dụng kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề thực tế trong tài chính. Ví dụ, tính toán lãi suất, giá trị hiện tại, giá trị tương lai,…
  • Sử dụng công cụ toán học: Sử dụng MTCT để tính toán các giá trị có liên quan. Top of Form

 

  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  • Bảng lãi suất gửi tiết kiệm tích luỹ của một số ngân hàng;
  • Bảng lãi suất vay trả góp (khi mua nhà, ô tô, ...) của một số ngân hàng,
  • Máy tính cầm tay.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

  1. b) Nội dung: GV giới thiệu về lãi kép, trả góp.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu hình dung về nội dung sẽ học: Một vài áp dụng của toán học trong tài chính.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi:

+ Nếu gửi đều đặn 5 triệu đồng mỗi tháng vào một tài khoản tích luỹ có lãi suất 6% một năm, thì giá trị tài khoản của bạn sẽ là bao nhiêu vào cuối năm thứ 5?

+ Nếu vay 1 tỉ đồng để mua nhà với lãi suất 9% một năm, thì số tiền bạn phải trả hằng tháng là bao nhiêu để có thể trả hết khoản vay này trong 10 năm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Những câu hỏi và bài toán như trong phần mở đầu liên quan đến những dãy số có quy luật. Trong bài này, chúng ta sẽ sử dụng kiến thức về công thức lãi kép và cấp số nhân để trả lời những câu hỏi này”.

Bài mới: Một vài áp dụng của toán học trong tài chính.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

TIẾT 1: SỐ TIỀN CỦA MỘT NIÊN KIM

GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT NIÊN KIM

Hoạt động 1: Số tiền của một niên kim.

  1. a) Mục tiêu:

- HS xây dựng được công thức tính số tiền của một niên kim, qua một trường hợp cụ thể.

- Áp dụng được công thức thể xử lí các bài toán thực tế.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1; Vận dụng 1.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được công thức tính số tiền của một niên kim, qua một trường hợp cụ thể
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Thực hiện: Chia lớp làm bốn nhóm và tiến hành như sau:

Bước 1. Các nhóm cùng thực hiện HĐ1, HĐ2, HĐ3 trong bài học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, để hiểu các khái niệm và công thức cần thiết.

Bước 2. Dựa vào dữ liệu đã có ở phần Chuẩn bị và gợi ý trong các Vận dụng trong bài học, GV đặt ra nhiệm vụ thực tế cụ thể cho từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ riêng. Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau đó báo cáo trước lớp.

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là một niên kim theo như SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV triển khai HĐ1 cho HS suy nghĩ và thảo luận.

- GV gợi ý cho HS thảo luận vào trao đổi:

+ Ta tính được lãi suất theo tháng bằng: tháng    tháng.

+ Số tiền ở cuối kì thứ nhất bằng số tiền gốc cộng với tích của số tiền gốc với lãi suất một tháng.

+ Tương tự cho cuối kì thứ hai,…. Và cứ tương tự như vậy đến cuối kì thứ .

 

 

 

 

 

 

+ Số tiền có trong tài khoản ở lần thanh toán cuối cùng chính là lần thứ 59. Đây là tổng của 60 số hạng đầu của một cấp số nhân với số hạng đầu tiên  và công bội

 

+ HS các nhóm thực hiện và báo cáo kết quả cho GV nhận xét.

 

 

- Sau khi thực hiện nhận xét bài làm của HS, GV gợi ý cho HS:

Quan sát các công thức nhận được trong các phần a), b), c) và khái quát hóa để được công thức tính số tiền của một niên kim.

 

 

 

 

- GV chính xác hóa bằng cách nêu phần kiến thức trong khung kiến thức trọng tâm.

 

 

 

- GV cho các nhóm thảo luận và trình bày Vận dụng 1.

+ Các nhóm cử đại diện trình bày đáp án.

+ GV nhận xét chi tiết câu trả lời và rút ra kinh nghiệm làm bài cho HS.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm đôi, nhóm 4 theo yêu cầu, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm

+ Công thức tính số tiền của một niên kim.

1. Số tiền của một niên kim.

- Khái niệm niên kim:

+ Niên kim là một khoản tiền được trả bằng các khoản thanh toán đều đặn.

+ Niên kim có thể được thực hiện thanh
toán sau những khoảng thời gian đều đặn (hằng năm, hằng quý, hằng tháng,..); thường được thực hiện vào cuối khoảng thời gian thanh toán.

+ Số tiền của một niên kim là tổng của tất cả các khoản thanh toán riêng lẻ từ thời điểm thanh toán đầu tiên cho đến khi
thanh toán cuối cùng được thực hiện, cùng với tất cả tiền lãi.

HĐ1

a) Ta có: 5 năm = 60 tháng

Lãi suất theo tháng là

Số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ nhất là:

 (triệu đồng).

Số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ hai là:

 

 

 (triệu đồng).

b) Tiếp tục làm như trên ta thấy số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ n là:

 

 (triệu đồng)

c) Số tiền có trong tài khoản ngay sau lần thanh toán cuối cùng là:

 

Đây là tổng của 60 số hạng đầu của một cấp số nhân với số hạng đầu tiên  và công bội , nên ta có:

 

 (triệu đồng).

- Khoản thanh toán theo niên kim là tiền thuê định kì, kí hiệu . Gọi  là lãi suất trong mỗi khoảng thời gian thanh toán; là số lần trả.

- Số tiền  của một niên kim là:

 

=> Đây là tổng của  số hạng đầu của một cấp số nhân, với số hạng đầu  và công bội .

Số tiền niên kim

Số tiền  của một niên kim bao gồm  khoản thanh toán đều đặn bằng nhau và bằng  với lãi suất  trong mỗi khoảng thời gian được cho bởi:

Vận dụng 1.

Gọi  (triệu đồng) là số tiền anh Bình cần đầu tư hằng tháng.

Ta có:  năm =  tháng =>

Lãi suất theo tháng là  => .

Ta có:  (triệu đồng)

Từ công thức

=> . Thay số ta được:

 (triệu đồng)

Vậy anh Bình cần đầu tư mỗi tháng khoảng  triệu đồng hay  đồng mỗi tháng để có  triệu đồng sau  năm.

 

 

Hoạt động 2: Giá trị hiện tại của một niên kim.

  1. a) Mục tiêu:

- HS xây dựng được công thức tính số tiền hiện tại của một niên kim, qua một trường hợp cụ thể.

- Áp dụng công thức để thực hiện xử lí các bài toán thực tế.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ2; Vận dụng 2.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được công thức tính số tiền hiện tại của một niên kim, qua một trường hợp cụ thể.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV triển khai HĐ2 cho các nhóm thực hiện

+ Các nhóm thảo luận thực hiện và GV chỉ định 1 HS lên bảng làm bài.

+ Sau khi nhận xét và chốt đáp án.

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát công thức nhận được trong các phần a), b) và khái quát hóa để được công thức tính giá trị hiện tại của một niên kim.

 

 

 

- GV trình chiếu hoặc ghi bảng công thức trong khung kiến thức trọng tâm.

 

 

 

 

- HS thực hiện Vận dụng 2

 GV hướng dẫn:

+ Khoản thanh toán hàng năm là 500 triệu =>

+ Thanh toán đều đặn trong 10 năm =>

+ Lãi suất mỗi năm là  =>

+ Từ đó ta tính được Giá trị hiện tại của giải đặc biệt và lãi kép hằng năm.

+ GV mời 2 HS lên bảng trình bày đáp án.

+ GV nhận xét chi tiết và chốt đáp án.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm đôi, nhóm 4 theo yêu cầu, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm

+ Công thức tính số tiền hiện tại của một niên kim.

1. Giá trị hiện tại của một niên kim

HĐ2

a) Một năm có 4 quý nên lãi suất trong mỗi quý là

Số khoảng thời gian tính lãi trong vòng 5 năm là

b)

Giá trị hiện tại của số tiền 100 triệu đồng đó là:

(triệu đồng)

- Nếu số tiền  được trả trong  khoảng thời gian kể từ bây giờ và lãi suất trong mỗi khoảng thời gian là , thì giá trị hiện tại  của nó được cho bởi.

 

     

Giá trị hiện tại của một niên kim

Giá trị hiện tại của một niên kim bao gồm  khoản thanh toán đều đặn bằng nhau và bằng  với lãi suất  trong mỗi khoảng thời gian được cho bởi:

Vận dụng 2

Mỗi năm thanh toán 500 triệu đồng trong vòng 10 năm, tức là khoản thanh toán đều đặn bằng nhau và bằng 500 triệu đồng hay  (triệu đồng) và số khoản thanh toán là  (năm).

Lãi suất  mỗi năm hay

Giá trị hiện tại của giải đặc biệt trên là:

 

 (triệu đồng).

Vậy giá trị hiện tại của giải đặc biệt là khoảng 3,36 tỉ đồng.

Lãi kép là:

 (triệu đồng)

 

TIẾT 2: MUA TRẢ GÓP. BÀI TẬP

Hoạt động 3: Mua trả góp.

  1. a) Mục tiêu:

- HS nắm được khái niệm của hình thức mua trả góp.

- HS biết cách tính giá trị hiện tại của một khoản vay trả góp, qua một trường hợp cụ thể.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện hoạt động, trả lời câu hỏi, làm HĐ3, Vận dụng 3.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nhận biết được khái niệm của hình thức mua trả góp; cách tính giá trị hiện tại của một khoản vay trả góp.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi khơi gợi sự hiểu biết của HS: Mua trả góp là một hình thức rất phổ biến mà báo đài, hay internet đều quảng cáo tới người dùng. Vậy các bạn hãy dùng kiến thức hiểu biết của mình để trả lời trả góp là gì?

- GV chuẩn hóa kiến thức bằng cách nêu phần Khái niệm trả góp trong SGK

 

 

 

 

 

 

- GV triển khai phần HĐ3 cho các nhóm HS thực hiện suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành HĐ.

+ GV có thể gợi ý:

Giá trị hiện tại của chiếc xe mà anh Hưng có thể mua chính là giá trị hiện tại của một niên kim.

+ Có 5 năm = 60 tháng =>

+ Lãi hàng tháng

+ Số tiền trả dần hàng tháng

 Từ đó áp dụng được công thức tính giá trị hiện tại của một niên kim.

- GV cho HS khái quát hóa để được công thức tính số tiền của mỗi khoản thanh toán của một khoản vay trả góp theo khung kiến thức trọng tâm.

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự thực hiện trao đổi để hoàn thành Vận dụng 3

+ GV quan sát và hỗ trợ nếu HS cần.

+ GV chỉ định 2 HS lên bảng trình bày đáp án.

+ GV nhận xét chi tiết và chốt đáp án.

 

 

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức:

+ Khái niệm của hình thức mua trả góp;

+ Cách tính giá trị hiện tại của một khoản vay trả góp.

1. Mua trả góp

 

 

 

 

 

 

Khái niệm

Trả góp là phương thức cho vay tiền mà các kì trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kì là bằng nhau theo thỏa thuận và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của hạn trả nợ. Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản giá trị lớn như nhà đất, ô tô,…

HĐ3

Ta có: 5 năm = 60 tháng =>

Lãi suất hàng tháng là

Số tiền trả dần hàng tháng là  (triệu đồng).

Anh Hưng có thể mua xe ô tô với mức giá là:

 

 (triệu đồng).

Vậy hiện tại anh Hưng có thể mua được chiếc xe ô tô với giá khoảng  triệu đồng.

 

 

Mua trả góp

Nếu một khoản vay  phải được trả trong lần thanh toán đều đặn bằng nhau với lãi suất  trong mỗi khoảng thời gian thì số thiền  của mỗi khoản thanh toán là:

Vận dụng 3

Ta có: 10 năm = 120 tháng =>

Lãi suất hàng tháng là

Số tiền vay là  tỉ đồng =  triệu đồng.

Số tiền mỗi tháng họ sẽ phải trả cho ngân hàng là:

 (triệu đồng).

Vậy mỗi tháng họ phải trả cho ngân hàng khoảng  triệu đồng.

 

Soạn mới giáo án Toán 11 KNTT bài HĐ thực hành trải nghiệm 1: Một vài áp dụng của Toán học trong tài chính

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án toán 11 kết nối mới, soạn giáo án toán 11 kết nối bài Một vài áp dụng của Toán học trong tài chính, giáo án toán 11 kết nối

Soạn giáo án toán 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay