[toc:ul]
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.
a) Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)
b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 2. Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:
a) Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm. (Ngô Tất Tố)
b) Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía... (Đoàn Giỏi)
Câu 3. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó.
a) Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng làm tôi càng thẹn thùng, khó chịu. (Đoàn Giỏi)
b) Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc phảng phất màu huyền thoại. (Bùi Hồng)
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 4. Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:
a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)
b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằm cụm chủ vị.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1.
Câu | Vị ngữ là cụm động từ | Động từ trung tâm | Thành tố phụ là cụm chủ vị trong vị ngữ |
a | tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên | tưởng | mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên |
b | cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ | làm | kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ |
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 2. Vị ngữ là cụm chủ vị:
a) nét mặt hầm hầm.
b) tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía...
Câu 3.
Câu | Chủ ngữ là cụm danh từ | Danh từ trung tâm | Thành tố phụ là cụm chủ vị trong chủ ngữ |
a | Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi | quần áo | má nuôi tôi vừa khâu cho tôi |
b | Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc | chuyện | bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc |
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 4. Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:
a) trời mưa to
b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi Bà ơi thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1.
Câu | Vị ngữ là cụm động từ | Động từ trung tâm | Thành tố phụ là cụm chủ vị trong vị ngữ |
a | tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên | tưởng | mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên |
b | cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ | làm | kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ |
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 2.
a) nét mặt hầm hầm.
b) tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía...
Câu 3.
Câu | Chủ ngữ là cụm danh từ | Danh từ trung tâm | Thành tố phụ là cụm chủ vị trong chủ ngữ |
a | Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi | quần áo | má nuôi tôi vừa khâu cho tôi |
b | Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc | chuyện | bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc |
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 4.
a) trời mưa to
b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1.
Câu | Vị ngữ là cụm động từ | Động từ trung tâm | Thành tố phụ là cụm chủ vị trong vị ngữ |
a | tưởng mình .... thanh niên | tưởng | mình ....thanh niên |
b | cũng làm.... của tuổi thơ | làm | kí ức .... tuổi thơ |
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 2.
a) nét mặt hầm hầm.
b) tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía...
Câu 3.
Câu | Chủ ngữ là cụm danh từ | Danh từ trung tâm | Thành tố phụ là cụm chủ vị trong chủ ngữ |
a | Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi | quần áo | má nuôi tôi vừa khâu cho tôi |
b | Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc | chuyện | bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc |
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 4.
a) trời mưa to
b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận ..... tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh ....lặp lại nhiều lần".