Soạn văn 7 cánh diều ngắn nhất bài 5: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm

Soạn bài đọc bài 5: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm sách ngữ văn 7 tập 1 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

- Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết. Tìm hiểu tại sao lại phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

- Tại sao đoạn mở đầu được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?

- Bức ảnh minh họa cho nội dung gì?

- Địa điểm hội thi ở Từ Trọng có gì đặc biệt?

- Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện có gì đặc biệt?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1. Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2. Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Câu 4. Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 5. Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và các thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị.

Câu 6. Văn bản chỉ có một ảnh minh họa. Nếu vẽ thêm minh họa cho bài viết, em sẽ chọn nội dung nào? Vì sao em lại chọn nội dung đó để vẽ?

II. Soạn bài siêu ngắn: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Một số hội thi: thi kéo co, hội vật, cờ người, hội tung còn…

Cần phải có quy tắc, luật lệ rõ ràng nhằm các mục đích sau:

          + định hướng và thống nhất cho người chơi 

          + tạo ra thách thức với người chơi, tăng tính thú vị 

          + cơ sở để trọng tài đánh giá, đảm bảo tính công bằng.

          + cơ sở giúp người xem thưởng thức, đánh giá được cái tài, cái hay của người chơi.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

- Đoạn mở đầu được in đậm vì đây là đoạn sa pô khái quát chủ đề của bài viết, có vai trò bước đầu thu hút sự chú ý của độc giả.

Nội dung chính của của đoạn này nói về sự đa dạng của các hình thức nấu cơm thi.

- Bức ảnh minh họa quá trình đốt lửa thổi cơm.

- Người thi phải ngồi trên thuyền thúng nổi giữa một đầm nước lộng gió. Đây là yếu tố làm tăng tính thách thức với người chơi.

- Người dự thi: chỉ dành cho nam. Cách thi: niêu cơm không được đặt trên một bề mặt mà được treo trên ngọn tre buộc vào một người, người còn lại phải giữ lửa dưới đáy niêu. Hai người vừa nấu vừa đi quanh sân đình.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1. 

- Bố cục văn bản:

+ Phần 1: Đoạn mở đầu được in đậm

+ Phần 2: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm

+ Phần 3: Thi nấu cơm ở hội làng Chuông

+ Phần 4: Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng

+ Phần 5: Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

Phần 1 khái quát chủ đề văn bản, cho người đọc biết về đa dạng của các hội thi nấu cơm tại các địa phương khác nhau.

Phần 2, 3, 4 và 5 cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi ở từng địa phương được đề cập đến.

- Thông tin về thể lệ cuộc thi là quan trọng nhất vì nó cho người đọc thấy được cuộc thi sẽ diễn ra theo cách thức nào, đồng thời giúp nhận định được nét khác biệt trong hội thi của các địa phương. 

Câu 2.

- Xét trên tổng thể văn bản, thông tin được sắp xếp thành từng phần tương ứng với từng địa phương. Trong mỗi một phần ấy, thông tin lại chủ yếu được sắp xếp theo trình tự thời gian.

- Cách sắp xếp thông tin như vậy giúp tái hiện toàn bộ quá trình cuộc thi như một thước phim tuần tự hiện ra trước mắt người đọc => dễ dàng nắm được thể lệ cũng như các giai đoạn trong cuộc thi.

Câu 3.

- Điểm giống nhau:

+ Nội dung thi: thổi cơm trong những điều khó khăn.

+ Cách đánh giá: đội nào nấu cơm nhanh nhất và ngon nhất thì sẽ thắng cuộc.

- Điểm khác nhau:

+ Đối tượng dự thi: hội Thị Cấm và hội Từ Trọng không bắt buộc nam hay nữ; hội làng Chuông có phần thi riêng cho nam và nữ; hội Hành Thiện chỉ có nam.

+ Địa điểm thi: hội Thị Cấm thi trên mặt đất; hội làng Chuông nữ thi trong vòng tròn, nam thi trên thuyền; hội Từ Trọng thi trên thuyền thúng giữa đầm lộng gió; hội Hành Thiện phải đi quanh sân đình.

+ Thử thách: hội Thị Cẩm có thêm phần thi giã gạo; hội làng Chuông nữ phải cõng con và giữ con cóc trong vòng tròn, còn nam phải bơi thuyền rồi giữ thuyền khi nấu cơm; hội Từ Trọng người thi phải ngồi trên thuyền bồng bềnh; hội Hành thiện nồi cơm được treo trên ngọn tre.

Câu 4.

- Mục đích: cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng và nét đặc sắc trong lễ hội dân gian của từng địa phương.

- Ngay từ đoạn mở đầu, người viết đã gợi mở về sự đa dạng này để khơi gợi sự chú ý của người đọc. Ở các phần tiếp theo, người viết lần lượt triển khai một cách chi tiết về quá trình, thể lệ thi của các vùng. Mỗi đoạn đều nhấn mạnh tới đối tượng dự thi, địa điểm thi, các yếu tố tạo thử thách và cách chọn người thắng cuộc. Qua những mô tả dẫn dắt cụ thể, người viết đã đạt được mục đích là giúp cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh cũng như cái nhìn so sánh về hội thi nấu cơm để thấy được sự đa dạng, độc đáo của cùng một hội thi nhưng được tiến hành tại các địa phương khác nhau.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 5. 

- Văn bản giúp em hiểu thêm về cách thức và quá trình mà một thi nấu cơm diễn ra, cũng như việc hội thi ở các nơi sẽ không giống nhau mà có nét biến tấu.

- Em thấy ấn tượng nhất với hội thi ở làng Chuông. Trong hội thi này, hai đối tượng thi là nam và nữ sẽ có hai cách thi riêng: Người nữ phải vừa nấu cơm trong một vòng tròn, vừa giữ trẻ và canh chừng con cóc không cho nó nhảy ra khỏi vòng tròn; còn người nam phải bơi thuyền sang bờ bên kia rồi dùng tay ướt vừa giữ thuyền vừa nhóm củi, nấu cơm. 

Câu 6. Nếu vẽ thêm hình minh họa cho bài viết, em sẽ vẽ cảnh hai người đàn ông đang nấu cơm bằng cái niêu được treo trên ngọn tre trong hội Hành Thiện. Do niêu cơm không được đặt cố định mà treo lơ lửng, người chơi vừa đi vừa nấu nên sẽ tạo ra hình ảnh có tính có tính chuyển động cao, rất thú vị để chuyển thành tranh vẽ.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Một số hội thi: thi kéo co, hội vật, cờ người, hội tung còn…

quy tắc, luật lệ rõ ràng nhằm:

          + định hướng và thống nhất

          + tạo ra thách thức 

          + cơ sở để trọng tài đánh giá

          + cơ sở giúp người xem thưởng thức

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

- Mở đầu được in đậm vì đây là đoạn sa pô khái quát chủ đề của bài viết, có vai trò bước đầu thu hút sự chú ý của độc giả.

=> Sự đa dạng của các hình thức nấu cơm thi.

- Bức ảnh minh họa quá trình đốt lửa thổi cơm.

- Người thi phải ngồi trên thuyền thúng nổi giữa một đầm nước lộng gió. 

- Người dự thi:  nam. 

Cách thi: niêu cơm không được đặt trên một bề mặt mà được treo trên ngọn tre buộc vào một người, người còn lại phải giữ lửa dưới đáy niêu. Hai người vừa nấu vừa đi quanh sân đình.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1. 

- Bố cục :

1. Đoạn mở đầu được in đậm

=> khái quát chủ đề văn bản, cho người đọc biết về đa dạng của các hội thi nấu cơm tại các địa phương khác nhau.

  2. Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm

 3.  Thi nấu cơm ở hội làng Chuông

4. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọn

5. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

=> cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi ở từng địa phương được đề cập đến.

Câu 2.

- Xét trên tổng thể văn bản, thông tin được sắp xếp thành từng phần tương ứng với từng địa phương. 

- Cách sắp xếp thông tin như vậy giúp tái hiện toàn bộ quá trình cuộc thi như một thước phim tuần tự hiện ra trước mắt người đọc

Câu 3.

-Giống nhau:

+ Nội dung thi: thổi cơm trong những điều khó khăn.

+ Cách đánh giá: đội nào nấu cơm nhanh nhất và ngon nhất thì sẽ thắng cuộc.

- Khác nhau:

+ Đối tượng dự thi: hội Thị Cấm và hội Từ Trọng không bắt buộc nam hay nữ; hội làng Chuông có phần thi riêng cho nam và nữ; hội Hành Thiện chỉ có nam.

+ Địa điểm thi: hội Thị Cấm thi trên mặt đất; hội làng Chuông nữ thi trong vòng tròn, nam thi trên thuyền; hội Từ Trọng thi trên thuyền thúng giữa đầm lộng gió; hội Hành Thiện phải đi quanh sân đình.

+ Thử thách: hội Thị Cẩm có thêm phần thi giã gạo; hội làng Chuông nữ phải cõng con và giữ con cóc trong vòng tròn, còn nam phải bơi thuyền rồi giữ thuyền khi nấu cơm; hội Từ Trọng người thi phải ngồi trên thuyền bồng bềnh; hội Hành thiện nồi cơm được treo trên ngọn tre.

Câu 4.

- Mục đích: cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau

- Ngay từ đoạn mở đầu, người viết đã gợi mở về sự đa dạng này để khơi gợi sự chú ý của người đọc. Ở các phần tiếp theo, người viết lần lượt triển khai một cách chi tiết về quá trình, thể lệ thi của các vùng. Mỗi đoạn đều nhấn mạnh tới đối tượng dự thi, địa điểm thi, các yếu tố tạo thử thách và cách chọn người thắng cuộc. 

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 5. 

- Văn bản giúp em hiểu thêm về cách thức và quá trình mà một thi nấu cơm diễn ra

- Em thấy ấn tượng nhất với hội thi ở làng Chuông. 

Câu 6. Nếu vẽ thêm hình minh họa cho bài viết, em sẽ vẽ cảnh hai người đàn ông đang nấu cơm bằng cái niêu được treo trên ngọn tre trong hội Hành Thiện. Do niêu cơm không được đặt cố định mà treo lơ lửng, người chơi vừa đi vừa nấu nên sẽ tạo ra hình ảnh có tính có tính chuyển động cao.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

  •  thi kéo co, hội vật, cờ người, hội tung còn…

quy tắc, luật lệ rõ ràng nhằm:

          + định hướng và thống nhất

          + tạo ra thách thức 

          + cơ sở để trọng tài đánh giá

          + cơ sở giúp người xem thưởng thức

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

- Mở đầu được in đậm vì đây là đoạn sa pô khái quát chủ đề của bài viết => Sự đa dạng của các hình thức nấu cơm thi.

- Bức ảnh minh họa quá trình đốt lửa thổi cơm.

- Người thi phải ngồi trên thuyền thúng nổi giữa một đầm nước lộng gió. 

- Người dự thi:  nam. 

Cách thi: niêu cơm không được đặt trên một bề mặt mà được treo trên ngọn tre buộc vào một người.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1. 

- Bố cục :

1. Đoạn mở đầu được in đậm

=> khái quát chủ đề văn bản, cho người đọc biết về đa dạng của các hội thi nấu cơm tại các địa phương khác nhau.

  2. Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm

 3.  Thi nấu cơm ở hội làng Chuông

4. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọn

5. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

=> cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi ở từng địa phương được đề cập đến.

Câu 2.

-  Thông tin được sắp xếp thành từng phần tương ứng với từng địa phương. 

- Cách sắp xếp thông tin như vậy giúp tái hiện toàn bộ quá trình cuộc thi 

Câu 3.

-Giống nhau:

+ Nội dung: thổi cơm trong những điều khó khăn.

+ Cách đánh giá: đội nào nấu cơm nhanh nhất và ngon nhất thì sẽ thắng cuộc.

- Khác nhau:

+ Đối tượng dự thi: hội Thị Cấm và hội Từ Trọng không bắt buộc nam hay nữ; hội làng Chuông có phần thi riêng cho nam và nữ; hội Hành Thiện chỉ có nam.

+ Địa điểm thi: hội Thị Cấm thi trên mặt đất; hội làng Chuông nữ thi trong vòng tròn, nam thi trên thuyền; hội Từ Trọng thi trên thuyền thúng giữa đầm lộng gió; hội Hành Thiện phải đi quanh sân đình.

+ Thử thách: hội Thị Cẩm có thêm phần thi giã gạo; hội làng Chuông nữ phải cõng con và giữ con cóc trong vòng tròn, còn nam phải bơi thuyền rồi giữ thuyền khi nấu cơm; hội Từ Trọng người thi phải ngồi trên thuyền bồng bềnh; hội Hành thiện nồi cơm được treo trên ngọn tre.

Câu 4.

- Mục đích: cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi nấu cơm

- Ngay từ đoạn mở đầu, người viết đã gợi mở về sự đa dạng này để khơi gợi sự chú ý của người đọc. Ở các phần tiếp theo, người viết lần lượt triển khai một cách chi tiết về quá trình, thể lệ thi của các vùng. Mỗi đoạn đều nhấn mạnh tới đối tượng dự thi, địa điểm thi.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 5. 

- Văn bản giúp em hiểu thêm về cách thức và quá trình mà một thi nấu cơm diễn ra

- Em thấy ấn tượng nhất với hội thi ở làng Chuông. 

Câu 6. Do niêu cơm không được đặt cố định mà treo lơ lửng, người chơi vừa đi vừa nấu nên sẽ tạo ra hình ảnh có tính có tính chuyển động cao.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạnbài 5: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm ngắn nhất, soạn bài 5: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm ngữ văn 7 cánh diều, soạn văn 7 cánh diều bài 5: Đọc hiểu văn bản Hội thi thổi cơm

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 cánh diều ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com