Soạn văn 7 cánh diều ngắn nhất bài 2: Thực hành tiếng việt (trang 48)

Soạn bài đọc bài 2: Thực hành tiếng việt (trang 48)sách ngữ văn 7 tập 1 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Thực hành tiếng việt (trang 48)” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 2. Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai)

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 3. Câu hỏi "Sao mẹ ta già?" trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 4. Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

II. Soạn bài siêu ngắn: Thực hành tiếng việt (trang 48)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1. 

- Các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:

+ Lưng mẹ còng đối lập với cau vẫn thẳng

+ Cau - ngọn xanh rờn đối lập với mẹ - đầu bạc trắng

+ Cau ngày càng cao đối lập với mẹ ngày một thấp

+ Cau gần với giời đối lập với mẹ thì gần đất

- Bố trí như vậy cho thấy được sự tương phản giữa hình ảnh cau và mẹ. Theo thời gian, cau càng ngày càng phát triển, cao, xanh tốt, còn mẹ theo thời gian lại già đi. Cách bố trí này làm tăng tính biểu cảm cho hình ảnh người mẹ

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 2. Trong khổ thơ "Một miếng... được lệ", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả hình ảnh người mẹ. Hình ảnh mẹ không được miêu tả trực tiếp theo cách: "Mẹ khô gầy", mà là miêu tả gián tiếp bằng cách so sánh. Cụ thể ở đây là so sánh cau với hình ảnh của mẹ. Như vậy mẹ đã trở thành thước đo của sự "khô gầy". Tính từ "khô gầy" cho thấy dáng vẻ già nua, thiếu sức sống. "Khô gầy" hoàn toàn đối lập với "tươi tắn". Hình ảnh mẹ già khiến người con thấy bùi ngùi, xúc động. Nhưng nếu nói thẳng ra là "mẹ đã già" thì thật không còn là thơ và cũng chẳng cho thấy sự tế nhị của người con. Cách so sánh cau "khô gầy như mẹ" là một cách so sánh mang tính miêu tả, để nói rằng người mẹ có dáng vẻ "khô gầy", dáng vẻ đã già đi nhiều rồi. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 3. Câu hỏi "Sao mẹ ta già?" trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là một câu hỏi tu từ mang ý trách cứ cùng khát vọng mẹ được trẻ mãi, sống bên cạnh chủ thể trữ tình. Tuy nhiên, ý trách cứ ở đây có nhiều hơn khát vọng mẹ được trẻ mãi. Ý trách cứ này trong câu hỏi bề ngoài có sự gai góc khi dám xưng với giời là "ta". "Ta" ở đây không chỉ là ngôi thứ nhất, chỉ bản thân người nói, mà còn là một sự khẳng định mang tính tự tôn. "Ta" thể hiện cho người khác biết cần có sự tôn trọng. Ấy vậy mà sự tôn trọng mong có được ấy đổi lại vẫn là mẹ phải già đi. Vì thương mẹ mà buồn, mà trách cứ ông giời dù cho ai chẳng biết sinh, lão, bệnh, tử vốn là lẽ thường của đời người.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 4. 

+ "Người thuê viết nay đâu?"

+ "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?"

- Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) đều là câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để nhấn mạnh sự phai nhạt của lòng người đối với tục xin chữ đầu năm đồng thời thể hiện cảm xúc xót xa cho giá trị của những thế hệ đi trước không còn chỗ trong đời sống đương thời. Việc sử dụng câu hỏi tu từ còn làm khơi gợi cảm xúc , là một cách để khẳng định ngầm những giá trị và hy vọng xã hội sẽ biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị đó.

III. Soạn bài ngắn nhất: Thực hành tiếng việt (trang 48)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1. 

- Bố trí như vậy cho thấy được sự tương phản giữa hình ảnh cau và mẹ. Theo thời gian, cau càng ngày càng phát triển, cao, xanh tốt, còn mẹ theo thời gian lại già đi. Cách bố trí này làm tăng tính biểu cảm cho hình ảnh người mẹ

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 2. Trong khổ thơ "Một miếng... được lệ", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả hình ảnh người mẹ. Hình ảnh mẹ không được miêu tả trực tiếp theo cách: "Mẹ khô gầy", mà là miêu tả gián tiếp bằng cách so sánh. Cụ thể ở đây là so sánh cau với hình ảnh của mẹ. Như vậy mẹ đã trở thành thước đo của sự "khô gầy".  Hình ảnh mẹ già khiến người con thấy bùi ngùi, xúc động. Nhưng nếu nói thẳng ra là "mẹ đã già" thì thật không còn là thơ và cũng chẳng cho thấy sự tế nhị của người con. Cách so sánh cau "khô gầy như mẹ" là một cách so sánh mang tính miêu tả, để nói rằng người mẹ có dáng vẻ "khô gầy", dáng vẻ đã già đi nhiều rồi. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 3. Câu hỏi "Sao mẹ ta già?" trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là một câu hỏi tu từ mang ý trách cứ cùng khát vọng mẹ được trẻ mãi, sống bên cạnh chủ thể trữ tình.  "Ta" ở đây không chỉ là ngôi thứ nhất, chỉ bản thân người nói, mà còn là một sự khẳng định mang tính tự tôn. "Ta" thể hiện cho người khác biết cần có sự tôn trọng. Ấy vậy mà sự tôn trọng mong có được ấy đổi lại vẫn là mẹ phải già đi. Vì thương mẹ mà buồn, mà trách cứ ông giời dù cho ai chẳng biết sinh, lão, bệnh, tử vốn là lẽ thường của đời người.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 4. 

- Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) đều là câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để nhấn mạnh sự phai nhạt của lòng người đối với tục xin chữ đầu năm đồng thời thể hiện cảm xúc xót xa cho giá trị của những thế hệ đi trước không còn chỗ trong đời sống đương thời. Việc sử dụng câu hỏi tu từ còn làm khơi gợi cảm xúc , là một cách để khẳng định ngầm những giá trị và hy vọng xã hội sẽ biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị đó.

IV. Soạn bài cực ngắn: Thực hành tiếng việt (trang 48)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1. 

- Cách bố trí này làm tăng tính biểu cảm cho hình ảnh người mẹ

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 2. Trong khổ thơ "Một miếng... được lệ", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả hình ảnh người mẹ. Hình ảnh mẹ không được miêu tả trực tiếp theo cách: "Mẹ khô gầy", mà là miêu tả gián tiếp bằng cách so sánh. Cụ thể ở đây là so sánh cau với hình ảnh của mẹ. Như vậy mẹ đã trở thành thước đo của sự "khô gầy".  Hình ảnh mẹ già khiến người con thấy bùi ngùi, xúc động. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 3. Câu hỏi "Sao mẹ ta già?" trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là một câu hỏi tu từ mang ý trách cứ cùng khát vọng mẹ được trẻ mãi, sống bên cạnh chủ thể trữ tình. "Ta" thể hiện cho người khác biết cần có sự tôn trọng. Ấy vậy mà sự tôn trọng mong có được ấy đổi lại vẫn là mẹ phải già đi. Vì thương mẹ mà buồn, mà trách cứ ông giời dù cho ai chẳng biết sinh, lão, bệnh, tử vốn là lẽ thường của đời người.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 4. 

- Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) đều là câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để nhấn mạnh sự phai nhạt của lòng người đối với tục xin chữ đầu năm đồng thời thể hiện cảm xúc xót xa cho giá trị của những thế hệ đi trước không còn chỗ trong đời sống đương thời. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài 2: Thực hành tiếng việt (trang 48) ngắn nhất, soạn bài 2: Thực hành tiếng việt (trang 48) ngữ văn 7 cánh diều, soạn văn 7 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt (trang 48)

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 cánh diều ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com