Soạn văn 7 cánh diều ngắn nhất bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

Soạn bài đọc bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sách ngữ văn 7 tập 2 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng (Ta-go).

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm).

II. Soạn bài siêu ngắn: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

 Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ viết về hình ảnh cha con để nói lên những ước mơ, khát vọng. Nhiều người khi đọc bài thơ này hẳn sẽ ấn tượng với hình ảnh cánh buồm, nhưng em lại ấn tượng với hình ảnh ánh nắng in lên vai hai cha con: "Ánh nắng chảy đầy vai". "Chảy" vốn là một từ được dùng cho chất lỏng, không phải cho ánh sáng. Vậy mà nhà thơ lại sử dụng nó để miêu tả sự chiếu sáng của ánh nắng. Vậy là từ một thứ không cầm nắm được, giờ đây ánh sáng đã được cụ thể hóa. Chính việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ này đã làm cho câu thơ gợi cảm hơn, khiến cho người đọc có nhiều liên tưởng hơn. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung, mà ở hình thức nghệ thuật của nó cũng thật ý nghĩa vì đã tạo nên những liên tưởng gợi cảm.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới. Đó là cách tác giả tạo nên cấu trúc hai đoạn thơ đầu trong bài. Chúng được sắp xếp theo một trình tự: Những điều hấp dẫn đang mời gọi đứa trẻ; Đứa trẻ rất háo hức nhưng nghĩ đến tình cảm mẹ dành cho mình nên đã từ chối. Việc lặp lại hình thức hai đoạn thơ đầu trong bài cũng là một cách lặp rất... thơ! Người đọc tưởng như đến đoạn ba, cũng sẽ tiếp tục là một sự "cám dỗ" nào đó và em bé sẽ vượt qua. Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

  Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối trong đó. Ở khổ thơ cuối, ta có thể thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Đó là sự yêu thương xen lẫn với lo lắng. Sự lo lắng ở đây là chỉ sợ khi mẹ đã già yếu mà "lũ chúng tôi" vẫn chưa lớn khôn, vẫn chưa trở thành nơi để cho mẹ cậy nhờ, trông đợi. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.

III. Soạn bài ngắn nhất: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

 Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ viết về hình ảnh cha con để nói lên những ước mơ, khát vọng. Vậy là từ một thứ không cầm nắm được, giờ đây ánh sáng đã được cụ thể hóa. Chính việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ này đã làm cho câu thơ gợi cảm hơn, khiến cho người đọc có nhiều liên tưởng hơn. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung, mà ở hình thức nghệ thuật của nó cũng thật ý nghĩa vì đã tạo nên những liên tưởng gợi cảm.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới.  Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

  Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối trong đó. Ở khổ thơ cuối, ta có thể thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.

IV. Soạn bài cực ngắn: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

 Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ viết về hình ảnh cha con để nói lên những ước mơ, khát vọng. Vậy là từ một thứ không cầm nắm được, giờ đây ánh sáng đã được cụ thể hóa. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung, mà ở hình thức nghệ thuật của nó cũng thật ý nghĩa vì đã tạo nên những liên tưởng gợi cảm.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

  Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ ngắn nhất, soạn bbài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ ngữ văn 7 cánh diều, soạn văn 7 cánh diều bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 cánh diều ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com